Lễ hội làng Triều Khúc (Hà Nội): Đặc sắc điệu múa “Con đĩ đánh bồng”

25/02/2018 11:37

(TN&MT) - Hằng năm, cứ vào mùng 9 đến 12 tháng Giêng âm lịch, người dân làng Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) lại hồ hởi, háo hức rủ nhau đi xem lễ hội truyền thống, tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng đã mang lại cuộc sống no ấm, yên bình cho làng.

Trước đây, làng Triều Khúc từng được biết đến với nghề dệt thao, thêu may, làm lọng, tua cờ, quả cù, chân chỉ… Bằng đôi bàn tay khéo léo, họ không chỉ dệt nên những sợi chỉ mềm mại mà còn dệt nên truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Lễ hội dân gian là một trong những nét văn hóa bản sắc nhất của làng. Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ công lao to lớn của vị vua Phùng Hưng, mà còn là dịp vui chơi, trẩy hội đầu xuân năm mới của người dân trong làng.

Lễ hội của làng Triều Khúc luôn được tổ chức tôn nghiêm, trật tự, văn minh, tạo không khí vui vẻ cho người tham dự. Bắt đầu lễ hội là những nghi lễ quan trọng không thể thiếu như như lễ dâng hương, lễ rước sắc, lễ nhập tịch, tế lễ,…cùng nhiều hoạt động sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc như múa rồng, múa lân, múa bồng…
Lễ hội của làng Triều Khúc luôn được tổ chức tôn nghiêm, trật tự, văn minh, tạo không khí vui vẻ cho người tham dự. Bắt đầu lễ hội là những nghi lễ quan trọng không thể thiếu như như lễ dâng hương, lễ rước sắc, lễ nhập tịch, tế lễ,…cùng nhiều hoạt động sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc như múa rồng, múa lân, múa bồng…
Kiệu rước vua Phùng Hưng từ Đình Đại ra Đình Sắc để tổ chức Lễ Rước Sắc mang ý nghĩa mời Ngài về ngự tại đại đình làng, mừng ngày đăng quang, cảm tạ Ngài đã ban cho dân làng một cuộc sống ấm no, an lành.
Kiệu rước vua Phùng Hưng từ Đình Đại ra Đình Sắc để tổ chức Lễ Rước Sắc mang ý nghĩa mời Ngài về ngự tại đại đình làng, mừng ngày đăng quang, cảm tạ Ngài đã ban cho dân làng một cuộc sống ấm no, an lành.
3
Đặc sắc nhất trong lễ hội chính là điệu múa bồng hay còn gọi là “con đĩ đánh bồng” - sản phẩm văn hóa độc đáo, là niềm tự hào lớn của người dân Triều Khúc.
4
5
Dẫn đầu đoàn rước là đội múa rồng và lân của làng
6
7
Đoàn rước kiệu đi tới Đình Sắc
8
Nguồn gốc của điệu múa bắt nguồn vào thế kỷ thứ 8, đức vua Phùng Hưng trước khi vây hãm và hạ thành Tống Bình (Hà Nội ngày nay) đã đóng quân tại làng Triều Khúc.
9
Để khích động tướng sĩ và cũng là giải trí cho nghĩa quân, Ngài đã cho binh lính đóng giả gái, ăn mặc sặc sỡ, đeo trống múa bồng. Dù có ở nhiều nơi, nhưng chỉ riêng ở Triều Khúc, điệu múa bồng vẫn giữ được nguyên hồn cốt và thần thái từ xa xưa.
10
Để hóa thân thành những cô gái duyên dáng, uyển chuyển, các chàng trai của làng phải chít khăn mỏ quạ, đánh phấn, tô son, mặc váy đụp đen, yếm tua màu. Múa bồng có khoảng 30 điệu, với 3 động tác chính: đánh trống bồng đi ngang, uốn tay như bông hoa và vuốt xuống tang trống.
11
Người múa làm sao vừa thể hiện được nét lẳng lơ của người con gái vừa toát lên phong thái nam nhi, tinh thần thượng võ.
12
Những chàng trai trong đội múa được tuyển chọn kỹ lưỡng, phải là trai gốc của làng, hình dáng ưa nhìn và đặc biệt phải có khả năng múa uyển chuyển, thể hiện được sự đong đưa trong ánh mắt, nụ cười với bạn diễn khi múa bồng
14
Không khí náo nhiệt trong ngày hội làng của người dân Triều Khúc
15
Người dân tràn xuống đường khi đoàn rước kiệu đi qua khu vực đình làng
16
Sau phần lễ, người dân làng Triều Khúc còn tổ chức rất nhiều trò chơi dân gian như chọi gà, cờ tướng, đấu vật, bịt mắt đập niêu, đá bóng, đá cầu, cầu lông, đánh cờ, trưng bày cây cảnh,... cùng nhiều chương trình văn nghệ do đội văn nghệ của xã biểu diễn.
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội làng Triều Khúc (Hà Nội): Đặc sắc điệu múa “Con đĩ đánh bồng”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO