Lai Châu: Hướng phát triển du lịch không phá vỡ hệ sinh thái môi trường

15/05/2018 16:44

(TN&MT) - Trả lời chất vấn báo chí ngày 8/5/2018, ông Lê Quang Minh, người đại diện phát ngôn Sở Văn hóa – Thể thao du lịch, tỉnh Lai Châu, khẳng định: Lai Châu...

(TN&MT) - Trả lời chất vấn báo chí ngày 8/5/2018, ông Lê Quang Minh, người đại diện phát ngôn Sở Văn hóa - Thể thao du lịch, tỉnh Lai Châu, khẳng định: Lai Châu phát triển du lịch gắn liền với việc bảo vệ môi trường, không phá vỡ hệ sinh thái tự nhiên. Tuy nhiên, để làm được điều này thì Lai Châu cần có hướng đi cụ thể và một số nhà đầu tư có đủ tiềm năng và năng lực hoạt động trong lĩnh vực này. Đây sẽ là bài toán khó cho một tỉnh nghèo nơi địa đầu Tổ quốc.
mây trên đỉnh Pu Ta Lèng
Mây trên đỉnh Pu Ta Lèng (Ảnh: Trung tâm Thông tin và Xúc tiến du lịch Lai Châu)
Theo báo cáo của Sở Văn hóa – Thể thao du lịch, tỉnh Lai Châu, trong quý 1/2018, toàn tỉnh đón và phục vụ 67.975 lượt khách, tăng 123,7% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó khắc quốc tế 6.897 lượt khách, tăng 119% so với cùng kỳ năm 2017. Điều đó giúp cho doanh thu tỉnh này tăng 118,75% so với cùng kỳ năm 2017. Theo con số thống kê của đơn vị này thì du lịch Lai Châu đang có nhiều cơ hội, tiềm năng và thách thức. Tuy nhiên, cũng phải thắng thắn nhận định, số khách du lịch đến Lai Châu một phần do tỉnh này nằm tiếp giáp với khu du lịch Sa Pa, (khu du lịch nổi tiếng của Tây Bắc) thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai; nằm trọn cung đường Tây Bắc (tiếp giáp 5 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và Lào Cai, xuôi về cao tốc Lào Cai – Hà Nội).
 
Mặt khác, Lai Châu cũng được đánh giá là một tỉnh có nhiều tiềm năng về du lịch, điển hình khu nhà hợp khối của tỉnh rất hiện đại và hoành tráng, các tuyến phố rộng, khuôn viên khu trung tâm tỉnh khá hài hòa và yên bình, sạch đẹp. Nên nhiều du khách tò mò muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Lai Châu qua những kiểu mẫu kiến trúc hạ tầng công cộng. Bên cạnh đó, du lịch cồng đồng cũng đang là thế mạnh của Lai Châu; tỉnh gồm 21 dân tộc đồng bào thiểu số. Hiện nay, Công ty CP Pusamcap đã đầu tư khu du lịch sinh thái trên đỉnh đèo Hoàng Liên Sơn với tổng số vốn đầu tư 138,189 tỷ đồng. Đây sẽ là một trong những điều kiện cần và đủ để Lai Châu phát triển du lịch trong những năm tới.
Những thân cây cổ thu trên đỉnh Pu Ta Lèng
Những thân cây cổ thụ trên đỉnh Pu Ta Lèng. Ảnh: Trung tâm Thông tin và Xúc tiến du lịch Lai Châu
Tuy nhiên, bài toán của tỉnh này đặt ra cho ngành du lịch Lai Châu, vừa phát triển du lịch gắn liền với việc không phá vỡ hệ sinh thái môi trường là một việc làm đòi hỏi các nhà quản lý, chuyên môn phải có một “kịch bản” chi tiết, để làm sao điểm đến của Lai Châu không bị “bê tông hóa”. Các điểm du lịch cộng đồng không bị trùng lặp, na ná như một số tỉnh trên cùng cung đường Tây Bắc.
 
Ông Lê Quang Minh, Trưởng phòng Du lịch, Sở Văn hóa – Thể theo du lịch, tỉnh Lai Châu, cho biết: Lai Châu sẽ phát triển du lịch theo hướng sinh thái mạo hiểm, du lịch cộng đồng và du lịch gắn với nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đây là một trong những lợi thế của Lai Châu, dựa vào những điều kiện, yếu tố sẵn có ở địa phương. Tuy nhiên, để làm được điều này chúng tôi cần phải lập thành đề án, trình tỉnh trong thời gian tới.
Hoa đỗ quyên của Lai Châu
Hoa đỗ quyên của Lai Châu. Ảnh: Trung tâm Thông tin và Xúc tiến du lịch Lai Châu
du khách chinh phục đỉnh Pu Ta Leng
Du khách chinh phục đỉnh Pu Ta Leng. Ảnh: Trung tâm Thông tin và Xúc tiến du lịch Lai Châu
Hiện Lai Châu, có nhiều điểm du lịch thu hút sự quan tâm của các đơn vị lữ hành, du khách trong và ngoài nước như: điểm du lịch thị trấn Sìn Hồ (huyện Sìn Hồ), Động Tiên Sơn, bản Hon, bản Nà Luồng (huyện Tam Đường), bản Gia Khâu I, bản Gia Khâu II (xã Nậm Lỏong, thành phố Lai Châu) và điểm du lịch bản Vàng Pheo (huyện Phong Thổ). Tuy nhiên, các điểm di tích danh thắng như cao nguyên Sìn Hồ, vườn quốc gia Hoàng Liên, khu danh thắng Pusamcap, cảnh quan sông Đà… Tuy nhiên, các điểm du lịch kể trên đều chưa được đầu tư mạnh mẽ, gắn với các sản phẩm du lịch cụ thể để mang lại giá trị kinh tế cao cho tỉnh.
 
Đặc biệt, các khu du lịch cộng đồng thuộc một số đồng bào dân tộc thiểu số như: dân tộc Lự, dân tộc Lào, Thái, Mông… sinh sống tại đây còn giữ được những phong tục tập quán, bảo tồn được gần như nguyên vẹn bản sắc văn hóa của dân tộc; từ kiến trúc nhà sàn, nghề dệt truyền thống, trang phục, lễ hội truyền thống… những hương vị ẩm thực đặc sắc từ sâu đá, rêu đá, cá bống vùi tro, cá suối nướng, măng rừng, thịt trâu sấy, rau đắng… luôn hấp dẫn thực khách. Tuy nhiên, mặt hạn chế của việc giữ gìn bản sắc dân tộc bao giờ cũng đi kèm theo yếu tố phục vụ du khách thiếu chuyên nghiệp và còn đậm nét thô mộc. Song tất cả đều hướng đến sự phát triển du lịch gắn liền với bảo vệ cảnh quan sinh thái, môi trường.
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Lai Châu: Hướng phát triển du lịch không phá vỡ hệ sinh thái môi trường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO