Đoàn kiểm tra tặng quà cho cán bộ, công nhân đang thực hiện nhiệm vụ |
Đoàn kiểm tra đã tiến hành kiểm tra hiện trạng công trình như: Bệ biển, chiều sâu, trắc địa, quan trắc mực nước, soi camera lỗ khoan, khả năng khai dẫn nguồn nước.
Đoàn kiểm tra đã tiến hành kiểm tra tiến độ, kết quả thực hiện dự án; Kiểm tra công tác thi công thực địa tại một số vùng theo kế hoạch năm 2019; Kiểm tra kết quả thi công dự án tại một số vùng đã thi công năm 2018.
Tại tỉnh Long An, Đoàn kiểm tra của Trung tâm đã tiến hành kiểm tra hiện trạng công trình như: Bệ biển, chiều sâu, trắc địa, quan trắc mực nước, soi camera lỗ khoan, khả năng khai dẫn nguồn nước do Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam thi công.
Để đánh giá chất lượng thi công các lỗ khoan, Đoàn đã sử dụng hệ thống camera để kiểm tra địa tầng và cấu trúc các giếng khoan đã thi công. Kết quả kiểm tra tại một số vị trí cho thấy, các giếng khoan đảm bảo mục tiêu kỹ thuật của dự án, các giếng khoan đều được gia cố bảo vệ và gắn biển của Bộ Tài nguyên và Môi trường đảm bảo cho việc quan trắc và bàn giao cho địa phương tổ chức khai dẫn và quản lý sử dụng sau này.
Kiểm tra chất lượng công tác quan trắc mực nước và chất lượng nước tại công trình VCLA9 xã Vĩnh Bửu, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An |
Theo Chương trình "Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt ở các cùng núi cao, vùng khan hiếm nước", khu vực Nam Bộ gồm 10 tỉnh: An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tây Ninh, Trà Vinh và Bình Phước với số vùng được điều tra đánh giá là: 53.
Ông Triệu Đức Huy – Phó tổng giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia cho biết: Tính đến hết năm 2018 toàn vùng Nam bộ đã thi công và hoàn thành 24 vùng với tổng số 28 lỗ khoan.
Đoàn kiểm tra tình hình công tác thực địa tại các vùng điều tra trên địa bàn tỉnh Long An |
Lưu lượng lỗ khoan khai thác vùng Nam bộ từ 95 đến 1810 m3/ngày. Chất lượng đạt tiêu chuẩn QCVN 09-MT:2015/BTNMT, chỉ một số vùng có một vài chỉ tiêu không đạt cần phải xử lý trước khi đưa vào khai thác, sử dụng. Lưu lượng lỗ khoan khai thác vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt từ 642 đến 1810 m3/ngày. Chất lượng nước đạt tiêu chuẩn QCVN 09-MT:2015/BTNMT.
Dự án "Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước" được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 3286/QĐ-BTNMT ngày 16/12/2015 thuộc Chương trình "Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định 264/QĐ-TTg ngày 02/3/2015 được thực hiện tại 426 vùng thuộc địa bàn 41 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Kiểm tra thực địa thi công các công trình tại tỉnh Đồng Tháp |
Dự án được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc gia thực hiện triển khai từ năm 2015, đến nay đã hoàn thành tìm kiếm được 108 vùng, thuộc 21 tỉnh. Tổng số công trình đủ điều kiện để có thể bàn giao và đưa vào khai thác sử dụng là 236 công trình, với tổng lưu lượng khai thác đạt 72.720 m3/ngày. Các công trình khai thác đã được kết cấu, xây dựng kiên cố, đạt mục tiêu khai thác, sử dụng lâu dài với lưu lượng đảm bảo và chất lượng nước tốt; nguồn nước đủ đáp ứng nhu cầu cấp nước sinh hoạt cho 1,2 triệu người với định mức 60 lít/người/ngày.
Năm 2019, thực hiện Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trung tâm đã chủ trì rà soát, đánh giá toàn diện kết quả thực hiện Chương trình kể từ khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đến nay, hoàn thiện hồ sơ đề nghị điều chỉnh Quyết định số 264/QĐ-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2015 và trình Bộ xem xét hồ sơ điều chỉnh Chương trình “Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước”, gửi các Bộ lấy ý kiến góp ý làm cơ sở tổng hợp trước khi trình Chính phủ xem xét, quyết định. Ngày 8/11/2019, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh “Chương trình điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước” với mục tiêu để cung cấp nước sinh hoạt, tạo điều kiện nâng cao đời sống nhân dân, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Chương trình đặt mục tiêu cụ thể là tìm kiếm các nguồn nước dưới đất có trữ lượng, chất lượng phù hợp, đáp ứng yêu cầu cung cấp nước phục vụ sinh hoạt ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước; đề xuất được các giải pháp khoa học, công nghệ và chính sách nhằm quản lý, bảo vệ nguồn nước dưới đất, xử lý và cấp nước sạch thích ứng với điều kiện vùng núi cao, vùng khan hiếm nước; xây dựng được các công trình cấp nước phù hợp với điều kiện ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước, đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt bền vững, an toàn cho nhân dân.
Chương trình thực hiện tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước trên địa bàn 41 tỉnh với số vùng được điều tra, đánh giá là 325 vùng trong đó: Khu vực Bắc Bộ (15 tỉnh); Khu vực Bắc Trung Bộ (5 tỉnh); Khu vực Nam Trung Bộ (7 tỉnh); Khu vực Tây Nguyên (4 tỉnh) và Khu vực Nam Bộ (10 tỉnh).
Chương trình bao gồm 3 dự án thành phần: Dự án 1- Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước; Dự án 2 - Nghiên cứu các giải pháp khoa học, công nghệ và chính sách nhằm quản lý, bảo vệ nguồn nước dưới đất, xử lý và cấp nước sạch thích ứng với điều kiện vùng núi cao, vùng khan hiếm nước; Dự án 3- Xây dựng hệ thống cấp nước tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước.
Thời gian thực hiện Chương trình từ năm 2015 đến năm 2023, chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (từ năm 2015 đến năm 2020) và Giai đoạn 2 (từ năm 2020 đến năm 2023).
Trong 6 tháng đầu năm 2019, Trung tâm QH&ĐTTNNQG đã bàn giao các sản phẩm giai đoạn I của Dự án cho 02 Bộ và 29 tỉnh. Hiện tại, Trung tâm đang thực hiện điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước theo nội dung, dự toán được phê duyệt tại 119 vùng (giai đoạn I) thuộc 22 tỉnh (Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Sơn La, Bắc Kạn, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Nghệ An, Đăk Lắc, Gia Lai, Kon Tum, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Tây Ninh, Bình Phước, Long An, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau). |