Nghiên cứu theo từng lĩnh vực sản xuất
Báo cáo của Công ty Tư vấn Xa La cho biết, căn cứ vào các Kế hoạch mà UBND Thành phố Hà Nội đã xây dựng, nhóm tư vấn nhận thấy công cụ calculator 2050 không phù hợp cho ngành, do vậy, đã đề xuất các kịch bản phát thải khí nhà kính dựa trên mục tiêu trong tăng trưởng xanh làm cơ sở.
Kịch bản đã được phân nhỏ theo từng lĩnh vực sản xuất. Những được lựa chọn là ngành công nghiệp chủ lực trên địa bàn TP. Hà Nội như: bia, rượu, nước giải khát; dệt may, da giày... Đối với thương mại thì kịch bản giảm khí nhà kính được đề ra trong calculator 2050 được nhóm nghiên cứu bổ sung thêm hoạt động tiêu thụ nhiên liệu xăng, dầu.
Hà Nội là thành phố có tốc độ phát triển công nghiệp và thương mại cao, do vậy các chuyên gia đã tính toán lượng phát thải khí nhà kính cho ngành công thương Hà Nội tập trung vào các lĩnh vực như: Lĩnh vực điện tử - công nghệ thông tin; cơ khí; chế tạo thực phẩm, đồ uống, dệt may, da giày, vật liệu xây dựng và các sản phẩm theo niên giám thống kê của thành phố.
Sản xuất công nghiệp là lĩnh vực tiêu tốn năng lượng và phát thải khí nhà kính |
Lĩnh vực thương mại tập trung vào: Chiếu sáng và điều hòa của mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn TP. Hà Nội gồm trung tâm mua bán cấp vùng; trung tâm thương mại quốc tế, vùng, trung tâm hội trợ triển lãm quốc tế và trung tâm mua sắm cấp vùng; trung tâm thương mại; trung tâm mua sắm; trung tâm thương mại dịch vụ tổng hợp; đại siêu thị và siêu thị.
So sánh 4 cấp độ tiết kiệm năng lượng
Nhóm chuyên gia đã căn cứ từng lĩnh vực sản xuất, thương mại và đưa ra kịch bản với 4 cấp độ khác nhau từ giả thiết ở cấp độ 1 không áp dụng bất cứ giải pháp nào để tiết kiệm năng lượng trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp thương mại đến cấp độ 4 là cấp độ cao nhất nếu áp dụng triệt để các giải pháp kỳ vọng có thể tiết kiệm năng lượng và năm 2030 giảm phát thải khí nhà kính đạt 25% và tiến đến 35% vào năm 2050 so với năm 2010 đối với các lĩnh vực sản xuất công nghiệp.
Đối với lĩnh vực thương mại, hoạt động chiếu sáng nếu theo cấp độ cao nhất - cấp độ 4 nhóm nghiên cứu cũng viện dẫn theo điều tra khảo sát của ICF, tiêu thụ điện cho chiếu sáng của 3 khu vực thương mại chính gồm văn phòng, khách sạn và trung tâm thương mại năm 2010 tương ứng là 17,16; 26,68 và 43,35 kWh/m2 và tổng tiêu thụ là 15,6 KTOE. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng tiềm năng tiết kiệm năng lượng của 3 khu vực thương mại này lần lượt là: 23%, 41% và 31% với các giải pháp sau: sử dụng cảm biến người, tận dụng ánh sáng tự nhiên, giảm mật độ chiếu sáng, Thay thế hệ thống chiếu sáng có hiệu suất cao và cấp độ này giả thiết 100% tiềm năng này được khai thác vào năm 2050.
Trong khi đó, đối với các thiết bị điều hòa thương mại, theo điều tra khảo sát của IFC, tiêu thụ điện cho điều hòa của 3 khu vực thương mại chính gồm văn phòng, khách sạn và trung tâm thương mại năm 2010 tương ứng là 71; 144,4 và 136,7 kWh/m2 và tổng tiêu thụ là 71 KTOE.
Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, tiềm năng tiết kiệm năng lượng của 3 khu vực thương mại này lần lượt là: 21%, 28,6% và 17,5% với các giải pháp sau: sử dụng tháp giải nhiệt có hiệu suất cao hơn, giảm hấp thu nhiệt mặt trời, che mát tường mặt ngoài, thay đổi diện tích kính, sử dụng thông khí tự nhiên. Cấp độ này giả thiết 100% tiềm năng này được khai thác vào năm 2050… Bên cạnh đó hoạt động thang máy, nước nóng mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cũng được nhóm nghiên cứu tính toán chi tiết và căn cứ trên các số liệu điều tra nghiên cứu của IFC.