Quảng Nam có 13 nhà bị sập, Quảng Ngãi có 165 nhà, Bình Định có 45 nhà, Phú Yên có 1 nhà, Gia Lai có 3 nhà).
Cây cối đổ ngã |
Ngoài ra, bão số 9 đã làm 88.591 nhà bị tốc mái (Quảng Ngãi có 84.499 nhà, Bình Định có 2.820 nhà, Phú Yên có 44 nhà, Gia Lai 181 nhà, Đà Nẵng 91 nhà, Kon Tum 32 nhà, Quảng Nam 30 nhà, Thừa Thiên Huế 34 nhà, Lâm Đồng 2 nhà).
Về giao thông, 1 cầu treo tại Kon Tum và 2 cầu tại Bình Định bị cuốn trôi. Mưa bão làm sạt lở gây ách tắc giao thông tại 14 điểm trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Đường Hồ Chí Minh bị sạt lở, chia cắt hoàn toàn tại Km1353+5 thuộc địa phận huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Về sự cố tàu, thuyền, có 9 tàu cá bị chìm (Bình Định 6 tàu, Phú Yên 2 tàu, Quảng Nam 1 tàu), trong đó có 2 tàu của Bình Định với 26 lao động bị mất liên lạc từ ngày 27-10. Lúc 0 giờ 51 phút ngày 29-10, tàu kiểm ngư KN467 đã tiếp cận được tàu cá BĐ-98658-TS của Bình Định, sức khỏe của 4 ngư dân trên tàu bình thường.
Công tác sơ tán dân nhanh gọn |
Ban Chỉ đạo tiền phương ứng phó bão số 9 tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, công điện số 32/CĐ-TW của Ban Chỉ đạo Trung ương và Phòng, chống thiên tai.
Khẩn trương tìm kiếm 55 người mất tích tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam; tìm kiếm cứu nạn thuyền viên trên 2 tàu cá Bình Định; sẵn sàng lực lượng cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu. Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, sơ tán dân khu vực ngập sâu, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn.
Bão số 9 gây thiệt hại lớn |
Vận hành hồ chứa phù hợp, giảm lũ cho hạ du và đảm bảo an toàn công trình, đặc biệt trên sông Vu Gia - Thu Bồn. Khẩn trương khắc phục hậu quả giao thông để thông tuyến, đặc biệt tại huyện Nam Trà My và đường Hồ Chí Minh thuộc tỉnh Quảng Nam. Tổng hợp thiệt hại và triển khai khắc phục hậu quả (đặc biệt là Quảng Ngãi và Quảng Nam).
Các tỉnh, thành phố căn cứ tình hình thực tế chủ động tổ chức đưa người dân tại các khu vực sơ tán, di dời về nhà bảo đảm an toàn; huy động các lực lượng vệ sinh môi trường, đặc biệt trung tâm y tế, trường học.
|
Trong đêm qua, các chủ hồ thủy điện trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn đã phối hợp liên hồ, vận hành cắt đỉnh lũ lịch sử và vận hành giảm lũ cho hạ du. Các hồ thuỷ điện đã cắt lũ cho hạ du hơn 250 triệu m3 nước, trong đó, hồ thủy điện A Vương cắt được 31 triệu m3, hồ Đăk Mi 4 cắt được 66 triệu m3, hồ Sông Bung 4 cắt được 66 triệu m3, Sông Tranh 2 cắt 86 triệu m3.
Hàng loạt ngôi nhà tốc mái |
Đến 1 giờ sáng nay (29-10), lũ trên sông Vu Gia đạt đỉnh ở mức 9,41m, trên báo động (BĐ) 3 là 0,41m, thấp hơn 0,85m so với dự báo trước đó. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, trong sáng nay, lũ sông Vu Gia xuống chậm.
Cơ sở hạ tầng thiệt hại nặng |
Đến trưa chiều nay (29-10), lũ trên sông Kiến Giang tại Lệ Thủy có khả năng lên mức 2,7m, ở mức BĐ3; sông Thạch Hãn tại Thạch Hãn xuống mức 5m, trên BĐ2 là 0,5m; sông Vu Gia tại Ái Nghĩa xuống mức 7,5m, dưới BĐ2 là 0,5m; sông Trà Khúc tại Trà Khúc xuống mức 4,8m, dưới BĐ2 là 0,2m; sông Thu Bồn tại Câu Lâu lên mức 3,8m, dưới BĐ3 là 0,2m.
Cây cối ngã đổ hàng loạt |
Cảnh báo, từ hôm nay, lũ trên các sông sẽ mở rộng ra các tỉnh ở Nghệ An, Hà Tĩnh. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ thượng lưu sông Cả (Nghệ An), thượng lưu các sông ở Hà Tĩnh và Quảng Bình lên mức BĐ2-BĐ3, có sông trên BĐ3; hạ lưu sông Cả, sông La (Hà Tĩnh) lên mức BĐ1-BĐ2. Nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, ven sông và các khu đô thị tại các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Ngãi và khu vực Tây Nguyên. Nguy cơ xảy ra sự cố các công trình thủy điện, thủy lợi nhỏ xung yếu.