Trong đó, tỉnh Hậu Giang đã chuyển đổi 949ha đất vườn tạp, 590ha đất mía, 305ha đất lúa 03 vụ sang trồng rau màu và nuôi thủy sản. Bên cạnh đó, cũng đã chuyển đổi 1.239 hộ chăn nuôi heo, gà nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung và đã mang lại hiệu quả tích cực.
Theo Sở NN&PTNT Hậu Giang, việc triển khai Đề án 1000 là một trong những giải pháp lâu dài, căn cơ để tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, thích ứng với hạn hán, xâm nhập mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra ngày càng phức tạp, khó lường trên địa bàn tỉnh.
Cũng theo Sở NN&PTNT Hậu Giang, sau gần 05 năm tổng nguồn vốn triển khai thực hiện Đề án 1000 là 63 tỉ đồng; trong đó, vốn của người dân trên 18,3 tỉ đồng, vốn vay hơn 43 tỉ đồng, tổng kinh phí hỗ trợ lãi suất vay cho 773 hộ dân tham gia đề án hơn 02 tỉ đồng.
Theo Đề án 1000, trong giai đoạn 2014 - 2016, định hướng đến 2020, Hậu Giang sẽ tiến hành chuyển đổi 1.000ha đất vườn tạp sang cây trồng khác có giá trị kinh tế; chuyển đổi 1.000ha đất trồng mía kém hiệu quả, năng suất thấp, không có đê bao ngăn lũ, manh mún, nhỏ lẻ sang các cây trồng khác tăng thu nhập cho người dân.
Song song đó, chuyển đổi 1.000ha đất trồng lúa 03 vụ sang 02 lúa - 01 màu và 02 lúa - 01 thủy sản và chuyển đổi 1.000 hộ chăn nuôi heo, gà nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung trên nền đệm lót sinh học, nuôi gà thả vườn theo hướng an toàn dịch bệnh gắn với bảo vệ môi trường, tận thu khí sinh học... trên địa bàn tỉnh.