(TN&MT) - Các sở, ngành chức năng của TP. Hà Nội vừa rà soát việc xử lý nước thải công nghiệp tại các khu, cụm công nghiệp và nước thải y tế trên địa bàn thành phố nhằm siết chặt công tác quản lý.
Theo kết quả rà soát, hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có 18 khu công nghiệp với tổng diện tích theo quy hoạch gần 3.441ha. Trong đó, có 9 khu công nghiệp tập trung đã đi vào hoạt động với diện tích 1.271ha và khoảng 618 doanh nghiệp thứ phát đang hoạt động sản xuất kinh doanh. Đã có 9/9 nhà máy xử lý nước thải tập trung đưa vào hoạt động chính thức và vận nghiệm, đạt tỷ lệ 100%.
Bên cạnh đó, trên địa bàn TP. Hà Nội cũng có 89 cụm công nghiệp đang hoạt động gồm 43 cụm công nghiệp đã hoạt động ổn định, 46 cụm công nghiệp đã hoàn thành đầu tư hạ tầng, đang thu hút các doanh nghiệp vào tổ chức, kinh doanh. Tại 43 cụm công nghiệp hoạt động ổn định, đến nay, đã xây dựng hoàn thành và cơ bản hoàn thành 21 trạm xử lý nước thải tập trung, đạt tỷ lệ 48,9%.Trong đó, có 10 cụm có trạm xử lý nước thải hoạt đang vận hành bình thường; 11 cụm có trạm xử lý nước thải nhưng chưa đi vào vận hành, hoặc vận hành không đạt mà cần phải đầu tư, bổ sung hoặc đang vận hành thử; 1 cụm mới hoàn thành, phần xây dựng, chưa lắp đặt thiết bị; 2 cụm đă có dự án đầu tư đang chuẩn bị xây dựng và 19 cụm chưa có dự án xây dựng trạm xử lý nước thải. Tổng công suất thiết kế của 10 trạm xử lý nước thải đang vận hành là 10.800m3/ngày đêm, thực tế chỉ đang vận hành 3.690m3/ngày đêm (tương đương 34% công suất thiết kế).
Liên quan đến xử lý nước thải y tế, với tổng cộng khoảng 5.440 bệnh viện, cơ sở y tế, khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố, theo tính toán tổng lượng nước thải phát sinh khoảng 7.343m3/ngày đêm.
Trong đó có 18/22 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và 7/14 bệnh viện trực thuộc các bộ, ngành đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải; 37/41 bệnh viện thuộc thành phố đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo dự án đầu tư được duyệt; 4/41 bệnh viện đang hoàn thiện dự án đầu tư xây dimg hệ thống xử lý nước thải y tế; 29/29 bệnh viện tư nhân ngoài công lập có hệ thống xử lý nước thải; 52 phòng khám đa khoa thuộc các trung tâm y tế quận, huyện, thị xã đã có hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ HA-18B (D) của Nhật Bản.
Các trạm y tế và các phòng khám, cơ sở dịch vụ y tế tư đang được sử dụng phương pháp xử lý hoá chất khử trùng bằng Cloramin B trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung của thành phố, đạt tỷ lệ 100%.
Theo kết quả rà soát, hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có 18 khu công nghiệp với tổng diện tích theo quy hoạch gần 3.441ha. Trong đó, có 9 khu công nghiệp tập trung đã đi vào hoạt động với diện tích 1.271ha và khoảng 618 doanh nghiệp thứ phát đang hoạt động sản xuất kinh doanh. Đã có 9/9 nhà máy xử lý nước thải tập trung đưa vào hoạt động chính thức và vận nghiệm, đạt tỷ lệ 100%.
Bên cạnh đó, trên địa bàn TP. Hà Nội cũng có 89 cụm công nghiệp đang hoạt động gồm 43 cụm công nghiệp đã hoạt động ổn định, 46 cụm công nghiệp đã hoàn thành đầu tư hạ tầng, đang thu hút các doanh nghiệp vào tổ chức, kinh doanh. Tại 43 cụm công nghiệp hoạt động ổn định, đến nay, đã xây dựng hoàn thành và cơ bản hoàn thành 21 trạm xử lý nước thải tập trung, đạt tỷ lệ 48,9%.Trong đó, có 10 cụm có trạm xử lý nước thải hoạt đang vận hành bình thường; 11 cụm có trạm xử lý nước thải nhưng chưa đi vào vận hành, hoặc vận hành không đạt mà cần phải đầu tư, bổ sung hoặc đang vận hành thử; 1 cụm mới hoàn thành, phần xây dựng, chưa lắp đặt thiết bị; 2 cụm đă có dự án đầu tư đang chuẩn bị xây dựng và 19 cụm chưa có dự án xây dựng trạm xử lý nước thải. Tổng công suất thiết kế của 10 trạm xử lý nước thải đang vận hành là 10.800m3/ngày đêm, thực tế chỉ đang vận hành 3.690m3/ngày đêm (tương đương 34% công suất thiết kế).
Liên quan đến xử lý nước thải y tế, với tổng cộng khoảng 5.440 bệnh viện, cơ sở y tế, khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố, theo tính toán tổng lượng nước thải phát sinh khoảng 7.343m3/ngày đêm.
Trong đó có 18/22 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và 7/14 bệnh viện trực thuộc các bộ, ngành đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải; 37/41 bệnh viện thuộc thành phố đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo dự án đầu tư được duyệt; 4/41 bệnh viện đang hoàn thiện dự án đầu tư xây dimg hệ thống xử lý nước thải y tế; 29/29 bệnh viện tư nhân ngoài công lập có hệ thống xử lý nước thải; 52 phòng khám đa khoa thuộc các trung tâm y tế quận, huyện, thị xã đã có hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ HA-18B (D) của Nhật Bản.
Các trạm y tế và các phòng khám, cơ sở dịch vụ y tế tư đang được sử dụng phương pháp xử lý hoá chất khử trùng bằng Cloramin B trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung của thành phố, đạt tỷ lệ 100%.