Gió chướng làm gia tăng tình trạng xâm nhập mặn ở ĐBSCL

28/02/2016 00:00

  (TN&MT) - Những vừa ngày qua, gió mùa Đông Bắc (gió chướng) hoạt động mạnh ở vùng ĐBSCL không những làm cho tình trạng sạt lở diễn ra nghiêm trọng mà...

 

(TN&MT) - Những vừa ngày qua, gió mùa Đông Bắc (gió chướng) hoạt động mạnh ở vùng ĐBSCL không những làm cho tình trạng sạt lở diễn ra nghiêm trọng mà còn khiến cho tình trạng xâm nhập mặn diễn ra gay gắt, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất và đời sống của người dân.

Bà Vũ Thị Hương, Phân viện Khoa học KTTV và BĐKH cho biết: Gió chướng là tên gọi địa phương của bà con nông dân ở Nam Bộ đối với gió mùa Đông Bắc. Loại gió này được cho  là nguyên nhân làm gia tăng mực nước dâng và độ xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến việc sản xuất nông nghiêp của bà con nông dân nơi đây. Bởi vì trong thời kỳ gió chướng phát triển mạnh thì trên thượng lưu sông Mê Công ở vào thời kỳ kiệt nhất, nguồn nước ngọt chảy về hạ lưu rất ít, cùng với hướng gió thổi thẳng góc với mặt cắt ngang của các cửa sông nên sự xâm nhập mặn vào sâu hơn trong các sông.

Nhiều diện tịch lúa ở ĐBSCL bị mất trắng do nhiễm mặn
Nhiều diện tịch lúa ở ĐBSCL bị mất trắng do nhiễm mặn

Gió chướng bắt đầu thổi từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Đầu mùa, gió chướng chỉ chiếm từ 20% - 30% trong toàn bộ những ngày có gió, nhưng tỷ lệ này tăng dần và đến tháng 2 thì tỉ lệ gió chướng đã chiếm tới trên 73%. Nghiên cứu tương quan giữa gió chướng và mặn cho thấy, khi có gió chướng cấp 5,6 trở lên thì độ mặn sẽ rất cao.

Thực tế, theo các số liệu quan trắc được từ đầu tháng 1/2016 đến nay cho thấy, vận tốc gió đạt cấp 6 – 7m/s đạt 36,4%, gió cấp 8-9 đạt 35,8%, đặc biệt gió cấp trên 11m/s đạt 21,2%. Tất cả các cấp gió này đa phần vượt mức trên 5 -6m/s (mức gió chướng ảnh hưởng đến xâm nhập mặn). Thông thường, gió chướng thổi từng đợt, mỗi đợt kéo dài từ 2 đến 10 ngày, trong đó các vùng ven biển, cửa sông là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Bà Vũ Thị Hương cho rằng: Cùng với nhiều giải pháp đang được các địa phương khẩn trương triển khai thực hiện để ngăn mặn, giữ ngọt, hạn chế thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh. Thì việc xây dựng chính sách phát triển thủy lợi nhằm giảm tác động của mặn hàng năm vào mùa gió chướng cần được các địa phương quan tâm thực hiện sớm.

Tin & ảnh: Linh Nga

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Gió chướng làm gia tăng tình trạng xâm nhập mặn ở ĐBSCL
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO