Geosea XV: Cơ hội để các nước chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về địa chất

17/10/2018 17:25

(TN&MT) - Việt Nam đã tổ chức thành công Đại hội Địa chất, Tài nguyên khoáng sản và Năng lượng Đông Nam Á lần thứ 15 (Geosea XV) là nhận định của các chuyên gia, tổ chức quốc tế tham dự kỳ đại hội lần này tại Việt Nam.

Trong 2 ngày 16 và 17/10, gần 500 đại biểu là các nhà khoa học, nhà quản lý, các doanh nghiệp đến từ Việt nam và 21 quốc gia và vùng lãnh thổ đã cùng nhau trao đổi chia sẻ kinh nghiệm, thành tựu mới nhất về khoa học công nghệ và quản lý trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản và năng lượng, hướng tới phát triển bền vững.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Đại hội
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Đại hội
 

Đại hội với chủ đề: Khoa học địa chất và Tài nguyên trái đất hướng tới phát triển bền vững đã đặt ra đề cấp bách cần quan tâm nghiên cứu, giải quyết khi biến đổi khí hậu, nước biển dâng kết hợp với tai biến địa chất đang đe dọa đời sống, sinh kế của người dân. Đơn cử như thảm họa động đất, sóng thần ở Fukushima Nhật Bản năm 2011, động đất kết hợp sóng thần ở thành phố Palu, Indonesia mới đây hay sạt lở do mưa lũ ở một số nước trong đó có Việt Nam…

Phát biểu tại Đại hội, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho rằng, đây là thời điểm hết sức quan trọng, cần có câu trả lời khoa học về diễn biến, xu thế của các vấn đề liên quan đến tác động kép của biến đổi khí hậu cũng như sự phát triển kinh tế xã hội không bền vững gây ra… Đã đến lúc chúng ta cần thiết lập một mạng lưới có sự liên kết chặt chẽ hơn cộng với điều kiện của cuộc cách mạng 4.0 để chia sẻ, kết nối những thành tựu nghiên cứu của ngành khoa học trái đất, để vẽ nên bản đồ chung cùng tạo ra cơ sở dữ liệu lớn về trái đất...

Việt Nam trao cờ Geosea cho nwowca dăng cai Geosea 16
Việt nam trao cờ Geosea cho Philippin là nước đăng cai Geosea 16
 

Tại phiên họp toàn thể, đã có 8 báo cáo điển hình được trình bày bởi các nhà khoa học nổi tiếng trong nước và Quốc tế. Các báo cáo này đã cung cấp rất nhiều thông tin liên quan đến lĩnh vực địa chất, tài nguyên địa chất và môi trường ở các khu vực khác nhau của thế giới, đã thể hiện ý nghĩa của chúng trong nghiên cứu khôi phục lịch sử tiến hóa địa chất của khu vực, trong đó có Việt Nam cũng như đưa ra mối quan hệ giữa các yếu tố địa chất và sinh khoáng của các loại hình khoáng sản khác nhau, biến đối khí hậu và tai biến thiên nhiên.

Bên cạnh đó còn có hơn 180 công trình khoa học được trình bày ở 12 tiểu ban bao trùm lên tất cả các lĩnh vực của khoa học Địa chất, tài nguyên khoáng sản, các nguồn năng lượng xanh, môi trường và tai biến thiên nhiên,… Các báo cáo này đã được thảo luận một cách tích cực bởi các nhà khoa học, khẳng định chất lượng chuyên môn và vai trò của Hội thảo đối với công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.

Ngoài các phiên họp chính đã có các chuyến khảo sát thực địa trước và sau hội thảo đến các khu vực địa chất điển hình từ miền Bắc đến miền Trung Việt Nam như các phức hệ đá biến chất tiền Cambri, đới trượt Sông Hồng, rift nội lục Sông Đà - Sông Mã; và đặc biệt là các di sản nổi tiếng như Công viên địa chất toàn cầu Đồng Văn và Di sản thế giới Hạ Long - Cát Bà. Đây là những địa danh nghiên cứu thực tế lý tưởng cho cả mục đích ngiên cứu khoa học và thăm quan.

Trong khuôn khổ đại hội còn có Triển lãm trưng bày, sưu tầm, thu thập hiện vật, trưng bày thiết bị, công nghệ tìm kiếm, điều tra và thăm dò khoáng sản, dầu khí, tài nguyên nước, tài nguyên địa chất.

Kết thúc Đại hội, nhiều đại biểu nhận định, sự kiện này vô cùng quan trọng và trở thành cơ hội tốt để các nước Asean có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong phát triển địa chất cùng với nhau.

Cũng tại phiên bế mạc, ông Trần Văn Trị, Phó Chủ tịch Tổng hội Địa chất Việt Nam thay mặt nước chủ nhà trao cờ Geosea cho nước sẽ đăng cai tổ chức Geosea 16 là Philippin.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Geosea XV: Cơ hội để các nước chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về địa chất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO