Các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard và Greenpeace cho hay theo dự kiến, nhu cầu về điện trong khu vực Đông Nam Á sẽ tăng đáng kinh ngạc đến 83% từ năm 2011 – 2035, tăng gấp đôi so với trung bình toàn cầu.
Bà Shannon Koplitz từ Đại học Harvard, nhà nghiên cứu dẫn đầu của báo cáo cho biết: "Ô nhiễm không khí ở Trung Quốc và Ấn Độ đã nhận được rất nhiều sự chú ý của khoa học".
Tuy nhiên, bà cho rằng "những tác động của việc mở rộng điện than như dự tính ở các khu vực còn lại của Đông Nam và Đông Á đã được thay đổi".
Nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy phát triển kinh tế, tăng trưởng dân số và di cư đô thị như là nguyên nhân của bước nhảy vọt lớn về nhu cầu năng lượng, và ở khu vực Đông Nam Á, không giống như Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc hay Ấn Độ, những yêu cầu này vẫn có khả năng được đáp ứng bởi các nhà máy điện đốt than chứ không phải năng lượng tái tạo. Điều này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe cộng đồng.
Cảnh sát Delhi canh gác tại đài tưởng niệm chiến tranh India Gate trong điều kiện thời tiết dày đặc sương mù ở New Delhi, Ấn Độ vào ngày 6/11/2016 |
"Sự phụ thuộc vào than đá ở các nước mới nổi thuộc khu vực Đông Nam Á sẽ gây ra tác động đáng kể và lâu dài về chất lượng không khí và sức khỏe cộng đồng", bà Koplitz nhấn mạnh.
Báo cáo ước tính khoảng 20.000 người tại khu vực Đông Nam Á chết mỗi năm do khí thải từ nhà máy điện đốt than và con số này sẽ tăng lên 70.000 người vào năm 2030 nếu tất cả các dự án nhà máy điện được đề xuất trong khu vực hoạt động.
Số lượng các nhà máy điện của Indonesia được dự đoán nhiều hơn gấp đôi, từ 147 đến 323. Tại Myanmar, dự kiến, số lượng nhà máy điện hiện tại sẽ tăng hơn 5 lần, từ 3 đến 16. Theo báo cáo, các nước phát triển như Hàn Quốc và Nhật Bản cũng đang tăng số lượng nhà máy điện đốt than.
Do đó, khí thải từ than ở khu vực Đông Nam Á sẽ tăng gấp ba lần vào năm 2030, trong đó, sự gia tăng lớn nhất ở Indonesia và Việt Nam.
Mai Đan
Tổng hợp từ CNN