Diện tích nuôi tôm nước ngọt giảm 50% vì thiếu lũ do BĐKH

19/11/2015 00:00

(TN&MT) - Tại ĐBSCL, do tổng lượng mưa, lưu lượng dòng chảy trên sông Mê Kông thấp hơn trung bình nhiều năm 30 – 50% nên diện tích nuôi tôm nước ngọt đã...

 

(TN&MT)- Tại ĐBSCL, do tổng lượng mưa, lưu lượng dòng chảy trên sông Mê Kông thấp hơn trung bình nhiều năm 30 – 50% nên diện tích nuôi tôm nước ngọt đã giảm 50%.

Theo ghi nhận của Đài KTTV  Khu vực Nam Bộ, tổng lượng mưa, lưu lượng dòng chảy trên lưu vực sông Mê Kông năm 2015 thấp hơn trung bình nhiều năm 30-50%, nhiệt độ trung bình đang tiếp tục tăng cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5-1,5 độ C, lũ không về và xâm nhập mặn sẽ xuất hiện sớm ngay từ tháng 12/2015.

-	Chi phí nuôi tôm gia tăng do lũ không về
- Chi phí nuôi tôm gia tăng do lũ không về

Trong điều kiện không có lũ về, thiếu nước, thiếu nguồn thức ăn tự nhiên, người nuôi tôm phải bơm nước thường xuyên vào ao để duy trì môi trường sống cho tôm, tăng lượng thức ăn nhiều hơn và thời gian nuôi tôm đến khi thu hoạch bị kéo dài. Ước tính của người nuôi, chi phí nuôi tôm vụ này tăng thêm khoảng 35% so với các vụ trước trong khi năng suất, sản lượng sụt giảm khiến người nuôi bị thua lỗ.

Vì thiếu lũ, nhiều hộ nuôi tôm nước ngọt đã “treo” ao. Diện tích tôm nước ngọt sụt giảm khoảng 50% so với diện tích nuôi hàng năm toàn vùng (từ khoảng 5.000ha xuống còn khoảng 2.500ha). Đơn cử, tại tỉnh Đồng Tháp, có diện tích nuôi tôm càng xanh mùa nước lũ nhiều nhất vùng ĐBSCL với khoảng 600ha nhưng năm nay đã giảm chỉ còn dưới 300ha.

Cùng với khó khăn do thời tiết và diễn biến bất thường về nguồn nước từ dòng Mê Kông, tình hình thị trường xuất khẩu tôm trong những tháng đầu năm sụt giảm cũng ảnh hưởng đến tâm lý người nuôi tôm.

Hùng Minh

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Diện tích nuôi tôm nước ngọt giảm 50% vì thiếu lũ do BĐKH
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO