Đi tắm suối, bé trai 5 tuổi bị đỉa rừng chui vào mũi nhiều ngày không biết

29/07/2015 00:00

(TN&MT) - Nạn nhân là cháu Vàng Chung Thái, người dân tộc Mông, sinh tháng 6 năm 2010 , trú tại thôn Lao Húi, xã Nấm Lư, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.

 

(TN&MT) - Nạn nhân là cháu Vàng Chung Thái, người dân tộc Mông, sinh tháng 6 năm 2010 , trú tại thôn Lao Húi, xã Nấm Lư, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.

Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh Lào Cai, cách đây không lâu, trạm y tế xã Nấm Lư, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai là trạm y tế ở vùng sâu, vùng xa đã phát hiện và đưa ra khỏi mũi bệnh nhân Vàng Chung Thái, 10 tuổi, một con đỉa rừng to bằng chiếc đũa, dài 5cm đang sống trong mũi của cháu Thái gần 1 tháng mà gia đình không biết. 

Cán bộ y tế xã Nấm Lư cùng con vắt lấy trong mũi bệnh nhân Vàng Chung Thái người  phía phải ảnh. Ảnh do Sở Y tế tỉnh Lào Cai cung cấp.
Cán bộ y tế xã Nấm Lư cùng con vắt lấy trong mũi bệnh nhân Vàng Chung Thái người phía phải ảnh. Ảnh do Sở Y tế tỉnh Lào Cai cung cấp.

Qua dò hỏi gia đình bệnh nhân, cán bộ trạm y tế xã Nấm Lư được biết cách đây chừng hơn một tháng cháu Vàng Chung Thái đi suối tắm cho mát và có  uống nước ở khe suối cho đỡ khát đã bị một con đỉa rừng ở suối chui vào mũi sống kí sinh trong mũi nhưng bệnh nhân và gia đình bệnh nhân không hề hay biết, chỉ đến khi bị chảy máu cam, đau nhức mũi, quấy khóc, người nhà nhìn thấy con đỉa thập thò trong mũi nhưng khi động vào thì lại không thấy đâu do đó sợ quá mới đưa đến trạm y tế và được cán bộ y tế tìm cách  gắp ra khỏi mũi kịp thời. Bệnh nhân đã bị viêm mũi cấp tính do con đỉa rừng sống ký sinh gây ra, nên sau khi lấy con đỉa rừng ra khỏi mũi thành công chỉ mấy ngày sau điều trị kháng sinh bệnh viêm cấp tính mũi của cháu Thái đã dần khỏi và cháu được trạm y tế xã Nấm Lư cho về nhà điều trị ngoại trú.

 Theo ông Hoàng Ngọc Anh, cán bộ y tế trạm y tế xã Nấm Lư, đỉa rừng chui vào mũi cháu Vàng Chung Thái sống ký sinh có tên khoa học là Dilobella Ferox và loài  đỉa này hay sống ở các khe suối, lúc còn nhỏ kích thước của chúng chỉ vài ly nên khi người hoặc các loài động vật xuống suối uống nước, chúng sẽ nhanh chóng chui vào mũi, họng, thanh quản, khí phế quản và sống kí sinh ở đó. Sau một thời gian hút máu chúng sẽ lớn rất nhanh gây ra các triệu chứng ở đường hô hấp. Đỉa rừng hút máu cũng sẽ tiết ra chất Hirudine gây rối loạn đông máu, bệnh nhân lúc ấy sẽ bị chảy máu mũi, ho hoặc nôn ra máu tùy vị trí mà bị đỉa bám sống ký sinh.

Để tránh gặp phải như bệnh nhân như trên người dân nên sử dụng nước sạch, không nên tắm hoặc uống nước ao, hồ, suối, vùng sông, ruộng đồng, để phòng mắc bệnh không đáng có ảnh hưởng đến sức khỏe, nguy hiểm đến tính mạng .

Trước đó , ngày 17/7/2015, Bệnh viện đa khoa huyện Bảo Thắng (tỉnh Lào Cai) cũng tiếp nhận bà Lý Thị E. sinh 1972, dân tộc Dao, trú tại xã Cốc Lầu , huyện  Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) vào viện do thấy nghẹn ở họng tăng dần lên, đau rát và thỉnh thoảng khạc ra máu tươi. Bệnh nhân được các y bác sỹ bệnh viện đa khoa huyện Bảo Thắng tổ chức nội soi họng phát hiện dị vật là con nấc (một trong loài đỉa, vắt rừng) còn sống đang bám vào mặt dưới nắp thanh quản, các bác sỹ đã làm thủ thuật và gắp ra một con nấc dài 1 x 5 cm.

Nguyên nhân là do bà Lý Thị E. đi làm nương uống nước suối nên bị vắt rừng chui vào mồm và sống ký sinh nhiều ngày không biết.

                                            Phạm Ngọc Triển 

 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đi tắm suối, bé trai 5 tuổi bị đỉa rừng chui vào mũi nhiều ngày không biết
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO