(TN&MT) - Theo đánh giá của chuyên gia kinh tế thì việc tăng thuế bảo vệ môi trường là cần thiết. Tuy nhiên, việc tăng thuế lúc này là chưa hợp lý, chưa đúng thời điểm...
Tăng thuế kịch khung
Bộ Tài chính vừa công bố Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội lấy ý kiến về việc tăng thuế bảo vệ môi trường (BVMT), trong đó có việc tăng mạnh thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu.
Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất từ ngày 01/07/2018, mức thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng dầu được đề xuất tăng lên kịch khung quy định của luật.
Cụ thể, đối với mặt hàng xăng (trừ etanol) thì khung mức thuế từ 1.000 - 4.000 đồng/lít. Mức thuế hiện hành là 3.000 đồng/lít, Bộ Tài chính đề xuất tăng từ 3.000 đồng/lít lên mức trần 4.000 đồng/lít.
Đối với mặt hàng dầu diesel, khung mức thuế từ 500 - 2.000 đồng/lít, mức thuế hiện hành là 1.500 đồng/lít. Như vậy, Bộ Tài chính đề xuất tăng từ 1.500 đồng/lít lên mức trần 2.000 đồng/lít.
Đối với nhóm mặt hàng dầu mazut, dầu nhờn, khung mức thuế từ 300-2.000 đồng/lít, mức thuế hiện hành là 900 đồng/lít. Như vậy, Bộ Tài chính đề nghị tăng từ 900 đồng/lít lên mức trần 2.000 đồng/lít.
Trong Tờ trình Chính phủ lý giải cho đề xuất này, Bộ Tài chính cho rằng, việc nghiên cứu điều chỉnh mức thuế BVMT nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về hoàn thiện chính sách tài chính hướng tới phát triển bền vững và nhằm mục tiêu cơ cấu lại nguồn thu ngân sách Nhà nước; đồng thời thực hiện mục tiêu cải cách thuế BVMT, xây dựng hệ thống thuế đồng bộ.Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng cho rằng, việc điều chỉnh mức thuế BVMT cũng nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia trong điều kiện hội nhập sâu khi thực hiện cắt giảm dần thuế nhập khẩu theo các cam kết quốc tế; đồng thời phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội.
Theo Bộ Tài chính, hiện nay, Việt Nam đang áp dụng mức thuế nhập khẩu tối huệ quốc ( gọi tắt là mức thuế MFN) cho tất cả các nước thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới. Theo đó, Việt Nam cam kết quy định mức thuế nhập khẩu trần (tối đa) là 40% đối với xăng. Mức thuế MFN theo quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành là 20% đối với xăng; 7% đối với dầu các loại.
Cụ thể, theo cam kết tại Hiệp định thương mại tự do trong nội khối ASEAN (Hiệp định ATIGA), Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN-Trung Quốc (Hiệp định ACFTA) và Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN-Hàn Quốc (Hiệp định AKFTA), Việt Nam phải thực hiện Lộ trình cắt giảm mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với các mặt hàng xăng dầu: Hiện nay, mức thuế nhập khẩu ưu đãi nhất đối với xăng là 10% (theo Hiệp định AKFTA); mức thuế nhập khẩu ưu đãi nhất đối với dầu các loại là 0% (theo Hiệp định ATIGA). Từ năm 2018 thì mức thuế nhập khẩu đối với dầu các loại (trừ dầu mazut đang áp dụng mức 0%) theo Hiệp định AKFTA được điều chỉnh từ mức 5% về 0%.
Thống kê cho thấy, xăng dầu nhập khẩu từ thị trường ASEAN và Trung Quốc chiếm tỷ lệ lớn (trên 60%). Do thực hiện cắt giảm mức thuế nhập khẩu theo các hiệp định thương mại tự do (chưa tính đến số thu giảm do chuyển từ thị trường nhập khẩu áp dụng mức thuế MFN sang thị trường áp dụng mức thuế ưu đãi đặc biệt) số thu từ hoạt động nhập khẩu xăng dầu liên tục giảm qua các năm.
Cụ thể, số thu năm 2016 từ ASEAN là 5,8 nghìn tỷ đồng, giảm 57% so với năm 2015 (13,5 nghìn tỷ đồng); từ Trung Quốc là 898 tỷ đồng, giảm 76% so với năm 2015 (3.712 tỷ đồng). Năm 2017, số thu từ hoạt động nhập khẩu xăng dầu từ các thị trường này tiếp tục giảm, trong đó từ ASEAN giảm 97% so với năm 2016.
Bộ Tài chính cũng cho biết, hiện nay, giá bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam cơ bản đang thấp hơn so với các nước có chung đường biên giới nói riêng và nhiều nước khác trong khu vực ASEAN và Châu Á nói chung.
Theo bảng xếp hạng của trang web Global Petrol Prices vào ngày 27/11/2017, giá bán lẻ xăng của Việt Nam đứng thứ vị trí 45 từ thấp đến cao trong tổng số 167 quốc gia (thấp hơn 122 nước) với mức giá là 18.580 đồng/lít, thấp hơn so với 3 nước có chung đường biên giới với Việt Nam (thấp hơn Lào là 5.304 đồng/lít, Campuchia là 2.988 đồng/lít, Trung Quốc là 1650 đồng/lít) và thấp hơn một số quốc gia khác trong khu vực ASEAN, Châu Á (như thấp hơn Singapore là 18.560 đồng/lít, Philippines là 3.892 đồng/lít, Hồng Kông là 27.974 đồng/lít).
Bộ Tài chính cũng cho rằng xăng dầu là sản phẩm có chứa nhiều chất gây ô nhiễm môi trường như chì, lưu huỳnh, benzen, hydrocacbon thơm, hydrocacbon nặng và một số phụ gia... Đây là những chất gây hại đến an toàn, sức khỏe và môi trường. Trong đó, tiếp xúc với chất benzen trong một thời gian nhất định có thể tiềm ẩn nguy cơ ung thư. Do đó, cần thiết điều chỉnh nâng mức thuế BVMT đối với xăng dầu nhằm nâng cao hơn nữa trách nhiệm và nhận thức của tổ chức, cá nhân đối với môi trường, khuyến khích sản xuất, sử dụng sản phẩm thay thế, thân thiện với môi trường (như xăng dầu sinh học).
Ngoài ra, việc nghiên cứu điều chỉnh mức thuế BVMT đối với xăng dầu cũng là để đảm bảo lợi ích quốc gia trong điều kiện hội nhập sâu khi thực hiện cắt giảm dần thuế nhập khẩu xăng dầu theo các cam kết quốc tế; đồng thời, đảm bảo giá xăng dầu trong nước tương đương giá xăng dầu các nước trong khu vực và có chung đường biên giới.
Giá xăng dầu sẽ ra sao?
Tại Báo cáo đánh giá tác động dự thảo Nghị quyết về biểu thuế bảo vệ môi trường, Bộ Tài chính cho biết, theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu thì thuế BVMT là một trong các yếu tố cơ bản cấu thành giá cơ sở (là căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước điều hành giá bán lẻ xăng dầu).
Theo đó, với phương án điều chỉnh mức thuế BVMT đối với xăng dầu chỉ tăng 1.000 đồng/lít đối với xăng và nếu giá dầu thô không biến động nhiều, các yếu tố khác cấu thành giá cơ sở xăng dầu không thay đổi thì mức độ tác động đối với giá bán xăng dầu theo tính toán như sau: Đối với xăng, tỷ lệ tăng thuế BVMT trong giá bán khoảng 4,9%; đối với dầu diesel khoảng 3,2%; đối với dầu mazut khoảng 8,9%; đối với dầu nhờn khoảng 0,6% và đối với mỡ nhờn khoảng 2,3%.
Tuy nhiên, do xăng dầu là sản phẩm chứa các chất hóa học gây ảnh hưởng xấu đến môi trường trên diện rộng ngay cả khi không sử dụng nên việc điều chỉnh tăng mức thuế BVMT đối với xăng dầu sẽ khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; chuyển dần sang sản xuất, sử dụng sản phẩm, nhiên liệu thân thiện với môi trường, qua đó giảm bớt các tác động tiêu cực đến môi trường (Theo tính toán, với mức thuế BVMT hiện hành đối với xăng gốc hóa thạch là 3.000 đồng/lít thì mức thuế BVMT đối với xăng E5 thấp hơn mức thuế BVMT đối với xăng gốc hóa thạch là 150 đồng/lít.
Với mức thuế BVMT đối với xăng gốc hóa thạch dự kiến là 4.000 đồng/lít thì mức thuế BVMT đối với xăng E5 thấp hơn mức thuế BVMT đối với xăng gốc hóa thạch là 200 đồng/lít, (giảm 50 đồng/lít so với hiện hành). Từ đó, giá xăng E5 sẽ thấp hơn giá xăng gốc hóa thạch.
Theo đó, cùng với quy định mức thuế TTĐB đối với xăng E5 thấp hơn xăng gốc hóa thạch thì việc tăng mức thuế BVMT đối với xăng gốc hóa thạch như trên sẽ tạo thêm chênh lệch giữa giá xăng E5 và xăng gốc hóa thạch, từ đó góp phần khuyến khích sản xuất và sử dụng xăng sinh học, hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm môi trường).
Mặt khác, việc tăng thuế BVMT sẽ góp phần giảm tác động do thực hiện cắt giảm mức thuế nhập khẩu theo các cam kết quốc tế và điều chỉnh mức thuế MFN hiện hành bằng mức thuế ưu đãi đặc biệt theo các hiệp định thương mại tư do nhằm tránh mức thuế khác nhau đối với cùng một sản phẩm.Ngoài ra, việc tăng thuế BVMT đối với xăng dầu như trên sẽ đảm bảo giá bán lẻ xăng dầu của Việt Nam tương đồng với giá bán xăng dầu của các nước trong khu vực, góp phần hạn chế buôn lậu xăng dầu.
Cũng theo Bộ Tài chính, thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu chiếm đại đa số trong tổng thu ngân sách từ thuế bảo vệ môi trường. Vì vậy, với phương án tăng kịch khung thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu nêu trên của Bộ Tài chính, dự kiến ngân sách sẽ tăng mạnh.
Theo tính toán của Bộ Tài chính, số thu thuế bảo vệ môi trường dự kiến đối với xăng, dầu khoảng 55.591 tỷ đồng/năm, tăng khoảng 14.863 tỷ đồng/năm.
Thống kê của Bộ Tài chính cho thấy, tổng số thu thuế bảo vệ môi trường giai đoạn 2012-2017 khoảng 150.810 tỷ đồng, bình quân khoảng 25.135 tỷ đồng/năm, chiếm tỷ trọng khoảng 1,48% - 4,27% trên tổng thu NSNN và khoảng 0,34% - 0,98% trên tổng sản phẩm trong nước (GDP) hàng năm.
Số thuế bảo vệ môi trường này tăng mạnh qua từng năm. Trong đó, năm 2012 là 11.160 tỷ đồng; năm 2013 là 11.512 tỷ đồng; năm 2014 là 11.970 tỷ đồng; năm 2015 là 27.020 tỷ đồng ; năm 2016 là 44.323 tỷ đồng và năm 2017 khoảng 44.825 tỷ đồng.
Chưa hợp thời điểm
Đánh giá về đề xuất của Bộ Tài chính, chuyên gia kinh tế Nguyễn Hữu Phúc cho rằng, việc tăng thuế bảo vệ môi trường là cần thiết. Tuy nhiên, việc tăng thuế lúc này là chưa hợp lý, chưa đúng thời điểm khi người dân còn đang còn e ngại về việc sử dụng các loại xăng mới nên sẽ khiến người dân khó đồng tình.
Bên cạnh đó, theo ông Phúc, hiện nay chỉ có một số nước trên thế giới thực hiện việc thu thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu mà trong đó lại có Việt Nam.
Cũng theo ông Phúc, theo các thống kê thì hiện mỗi lít xăng đã phải gánh rất nhiều loại thuế phí, có lúc thuế phí chiếm gần 50% trong giá mỗi lít xăng. So với các nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là Mỹ thì mức thuế phí hiện giờ của nước ta là quá cao, cao gấp rưỡi Mỹ.
Vị này cũng cho rằng, như nhiều chuyên gia kinh tế khác cũng đã chỉ ra là vấn đề khiến người dân bức xúc hiện nay là lợi ích doanh nghiệp, người tiêu dùng và nhà nước chưa hợp lý, đặc biệt thuế bảo vệ môi trường.
Việc tăng thuế sẽ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, bởi khi thuế tăng thì các loại phí sẽ tăng mà phí tăng sẽ kéo giá đẩy lên cao, chính vì vậy sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, trong khi đó, các doanh nghiệp Việt thì khả năng cạnh trạnh đã rất yếu.
Về việc Bộ Tài chính cho rằng tăng thuế nhằm để ổn định nguồn thu ngân sách, ông Phúc không đồng tình và cho rằng thuế một công cụ rất quan trọng, nó kích thích hoặc hạn chế sản xuất, trong khi đó, nếu dùng thuế để tăng nguồn thu thì đây là một quan điểm đi trái với sự phát triển của ngành thuế.
Trước đó, trong năm 2017, Bộ Tài chính cũng đã lấy ý kiến dự luật thuế Bảo vệ môi trường (sửa đổi), trong đó có nội dung nâng khung thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu lên tối đa 8.000 đồng/lít. Tuy nhiên, đề xuất này của Bộ Tài chính cũng vấp phải sự phản đối từ phía dư luận và các chuyên gia kinh tế.
Tăng thuế kịch khung
Bộ Tài chính vừa công bố Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội lấy ý kiến về việc tăng thuế bảo vệ môi trường (BVMT), trong đó có việc tăng mạnh thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu.
Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất từ ngày 01/07/2018, mức thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng dầu được đề xuất tăng lên kịch khung quy định của luật.
Cụ thể, đối với mặt hàng xăng (trừ etanol) thì khung mức thuế từ 1.000 - 4.000 đồng/lít. Mức thuế hiện hành là 3.000 đồng/lít, Bộ Tài chính đề xuất tăng từ 3.000 đồng/lít lên mức trần 4.000 đồng/lít.
Đối với mặt hàng dầu diesel, khung mức thuế từ 500 - 2.000 đồng/lít, mức thuế hiện hành là 1.500 đồng/lít. Như vậy, Bộ Tài chính đề xuất tăng từ 1.500 đồng/lít lên mức trần 2.000 đồng/lít.
Đối với nhóm mặt hàng dầu mazut, dầu nhờn, khung mức thuế từ 300-2.000 đồng/lít, mức thuế hiện hành là 900 đồng/lít. Như vậy, Bộ Tài chính đề nghị tăng từ 900 đồng/lít lên mức trần 2.000 đồng/lít.
Trong Tờ trình Chính phủ lý giải cho đề xuất này, Bộ Tài chính cho rằng, việc nghiên cứu điều chỉnh mức thuế BVMT nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về hoàn thiện chính sách tài chính hướng tới phát triển bền vững và nhằm mục tiêu cơ cấu lại nguồn thu ngân sách Nhà nước; đồng thời thực hiện mục tiêu cải cách thuế BVMT, xây dựng hệ thống thuế đồng bộ.Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng cho rằng, việc điều chỉnh mức thuế BVMT cũng nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia trong điều kiện hội nhập sâu khi thực hiện cắt giảm dần thuế nhập khẩu theo các cam kết quốc tế; đồng thời phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội.
Theo Bộ Tài chính, hiện nay, Việt Nam đang áp dụng mức thuế nhập khẩu tối huệ quốc ( gọi tắt là mức thuế MFN) cho tất cả các nước thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới. Theo đó, Việt Nam cam kết quy định mức thuế nhập khẩu trần (tối đa) là 40% đối với xăng. Mức thuế MFN theo quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành là 20% đối với xăng; 7% đối với dầu các loại.
Cụ thể, theo cam kết tại Hiệp định thương mại tự do trong nội khối ASEAN (Hiệp định ATIGA), Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN-Trung Quốc (Hiệp định ACFTA) và Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN-Hàn Quốc (Hiệp định AKFTA), Việt Nam phải thực hiện Lộ trình cắt giảm mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với các mặt hàng xăng dầu: Hiện nay, mức thuế nhập khẩu ưu đãi nhất đối với xăng là 10% (theo Hiệp định AKFTA); mức thuế nhập khẩu ưu đãi nhất đối với dầu các loại là 0% (theo Hiệp định ATIGA). Từ năm 2018 thì mức thuế nhập khẩu đối với dầu các loại (trừ dầu mazut đang áp dụng mức 0%) theo Hiệp định AKFTA được điều chỉnh từ mức 5% về 0%.
Thống kê cho thấy, xăng dầu nhập khẩu từ thị trường ASEAN và Trung Quốc chiếm tỷ lệ lớn (trên 60%). Do thực hiện cắt giảm mức thuế nhập khẩu theo các hiệp định thương mại tự do (chưa tính đến số thu giảm do chuyển từ thị trường nhập khẩu áp dụng mức thuế MFN sang thị trường áp dụng mức thuế ưu đãi đặc biệt) số thu từ hoạt động nhập khẩu xăng dầu liên tục giảm qua các năm.
Cụ thể, số thu năm 2016 từ ASEAN là 5,8 nghìn tỷ đồng, giảm 57% so với năm 2015 (13,5 nghìn tỷ đồng); từ Trung Quốc là 898 tỷ đồng, giảm 76% so với năm 2015 (3.712 tỷ đồng). Năm 2017, số thu từ hoạt động nhập khẩu xăng dầu từ các thị trường này tiếp tục giảm, trong đó từ ASEAN giảm 97% so với năm 2016.
Bộ Tài chính cũng cho biết, hiện nay, giá bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam cơ bản đang thấp hơn so với các nước có chung đường biên giới nói riêng và nhiều nước khác trong khu vực ASEAN và Châu Á nói chung.
Theo bảng xếp hạng của trang web Global Petrol Prices vào ngày 27/11/2017, giá bán lẻ xăng của Việt Nam đứng thứ vị trí 45 từ thấp đến cao trong tổng số 167 quốc gia (thấp hơn 122 nước) với mức giá là 18.580 đồng/lít, thấp hơn so với 3 nước có chung đường biên giới với Việt Nam (thấp hơn Lào là 5.304 đồng/lít, Campuchia là 2.988 đồng/lít, Trung Quốc là 1650 đồng/lít) và thấp hơn một số quốc gia khác trong khu vực ASEAN, Châu Á (như thấp hơn Singapore là 18.560 đồng/lít, Philippines là 3.892 đồng/lít, Hồng Kông là 27.974 đồng/lít).
Bộ Tài chính cũng cho rằng xăng dầu là sản phẩm có chứa nhiều chất gây ô nhiễm môi trường như chì, lưu huỳnh, benzen, hydrocacbon thơm, hydrocacbon nặng và một số phụ gia... Đây là những chất gây hại đến an toàn, sức khỏe và môi trường. Trong đó, tiếp xúc với chất benzen trong một thời gian nhất định có thể tiềm ẩn nguy cơ ung thư. Do đó, cần thiết điều chỉnh nâng mức thuế BVMT đối với xăng dầu nhằm nâng cao hơn nữa trách nhiệm và nhận thức của tổ chức, cá nhân đối với môi trường, khuyến khích sản xuất, sử dụng sản phẩm thay thế, thân thiện với môi trường (như xăng dầu sinh học).
Ngoài ra, việc nghiên cứu điều chỉnh mức thuế BVMT đối với xăng dầu cũng là để đảm bảo lợi ích quốc gia trong điều kiện hội nhập sâu khi thực hiện cắt giảm dần thuế nhập khẩu xăng dầu theo các cam kết quốc tế; đồng thời, đảm bảo giá xăng dầu trong nước tương đương giá xăng dầu các nước trong khu vực và có chung đường biên giới.
Giá xăng dầu sẽ ra sao?
Tại Báo cáo đánh giá tác động dự thảo Nghị quyết về biểu thuế bảo vệ môi trường, Bộ Tài chính cho biết, theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu thì thuế BVMT là một trong các yếu tố cơ bản cấu thành giá cơ sở (là căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước điều hành giá bán lẻ xăng dầu).
Theo đó, với phương án điều chỉnh mức thuế BVMT đối với xăng dầu chỉ tăng 1.000 đồng/lít đối với xăng và nếu giá dầu thô không biến động nhiều, các yếu tố khác cấu thành giá cơ sở xăng dầu không thay đổi thì mức độ tác động đối với giá bán xăng dầu theo tính toán như sau: Đối với xăng, tỷ lệ tăng thuế BVMT trong giá bán khoảng 4,9%; đối với dầu diesel khoảng 3,2%; đối với dầu mazut khoảng 8,9%; đối với dầu nhờn khoảng 0,6% và đối với mỡ nhờn khoảng 2,3%.
Tuy nhiên, do xăng dầu là sản phẩm chứa các chất hóa học gây ảnh hưởng xấu đến môi trường trên diện rộng ngay cả khi không sử dụng nên việc điều chỉnh tăng mức thuế BVMT đối với xăng dầu sẽ khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; chuyển dần sang sản xuất, sử dụng sản phẩm, nhiên liệu thân thiện với môi trường, qua đó giảm bớt các tác động tiêu cực đến môi trường (Theo tính toán, với mức thuế BVMT hiện hành đối với xăng gốc hóa thạch là 3.000 đồng/lít thì mức thuế BVMT đối với xăng E5 thấp hơn mức thuế BVMT đối với xăng gốc hóa thạch là 150 đồng/lít.
Với mức thuế BVMT đối với xăng gốc hóa thạch dự kiến là 4.000 đồng/lít thì mức thuế BVMT đối với xăng E5 thấp hơn mức thuế BVMT đối với xăng gốc hóa thạch là 200 đồng/lít, (giảm 50 đồng/lít so với hiện hành). Từ đó, giá xăng E5 sẽ thấp hơn giá xăng gốc hóa thạch.
Theo đó, cùng với quy định mức thuế TTĐB đối với xăng E5 thấp hơn xăng gốc hóa thạch thì việc tăng mức thuế BVMT đối với xăng gốc hóa thạch như trên sẽ tạo thêm chênh lệch giữa giá xăng E5 và xăng gốc hóa thạch, từ đó góp phần khuyến khích sản xuất và sử dụng xăng sinh học, hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm môi trường).
Mặt khác, việc tăng thuế BVMT sẽ góp phần giảm tác động do thực hiện cắt giảm mức thuế nhập khẩu theo các cam kết quốc tế và điều chỉnh mức thuế MFN hiện hành bằng mức thuế ưu đãi đặc biệt theo các hiệp định thương mại tư do nhằm tránh mức thuế khác nhau đối với cùng một sản phẩm.Ngoài ra, việc tăng thuế BVMT đối với xăng dầu như trên sẽ đảm bảo giá bán lẻ xăng dầu của Việt Nam tương đồng với giá bán xăng dầu của các nước trong khu vực, góp phần hạn chế buôn lậu xăng dầu.
Cũng theo Bộ Tài chính, thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu chiếm đại đa số trong tổng thu ngân sách từ thuế bảo vệ môi trường. Vì vậy, với phương án tăng kịch khung thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu nêu trên của Bộ Tài chính, dự kiến ngân sách sẽ tăng mạnh.
Theo tính toán của Bộ Tài chính, số thu thuế bảo vệ môi trường dự kiến đối với xăng, dầu khoảng 55.591 tỷ đồng/năm, tăng khoảng 14.863 tỷ đồng/năm.
Thống kê của Bộ Tài chính cho thấy, tổng số thu thuế bảo vệ môi trường giai đoạn 2012-2017 khoảng 150.810 tỷ đồng, bình quân khoảng 25.135 tỷ đồng/năm, chiếm tỷ trọng khoảng 1,48% - 4,27% trên tổng thu NSNN và khoảng 0,34% - 0,98% trên tổng sản phẩm trong nước (GDP) hàng năm.
Số thuế bảo vệ môi trường này tăng mạnh qua từng năm. Trong đó, năm 2012 là 11.160 tỷ đồng; năm 2013 là 11.512 tỷ đồng; năm 2014 là 11.970 tỷ đồng; năm 2015 là 27.020 tỷ đồng ; năm 2016 là 44.323 tỷ đồng và năm 2017 khoảng 44.825 tỷ đồng.
Chưa hợp thời điểm
Đánh giá về đề xuất của Bộ Tài chính, chuyên gia kinh tế Nguyễn Hữu Phúc cho rằng, việc tăng thuế bảo vệ môi trường là cần thiết. Tuy nhiên, việc tăng thuế lúc này là chưa hợp lý, chưa đúng thời điểm khi người dân còn đang còn e ngại về việc sử dụng các loại xăng mới nên sẽ khiến người dân khó đồng tình.
Bên cạnh đó, theo ông Phúc, hiện nay chỉ có một số nước trên thế giới thực hiện việc thu thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu mà trong đó lại có Việt Nam.
Cũng theo ông Phúc, theo các thống kê thì hiện mỗi lít xăng đã phải gánh rất nhiều loại thuế phí, có lúc thuế phí chiếm gần 50% trong giá mỗi lít xăng. So với các nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là Mỹ thì mức thuế phí hiện giờ của nước ta là quá cao, cao gấp rưỡi Mỹ.
Vị này cũng cho rằng, như nhiều chuyên gia kinh tế khác cũng đã chỉ ra là vấn đề khiến người dân bức xúc hiện nay là lợi ích doanh nghiệp, người tiêu dùng và nhà nước chưa hợp lý, đặc biệt thuế bảo vệ môi trường.
Việc tăng thuế sẽ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, bởi khi thuế tăng thì các loại phí sẽ tăng mà phí tăng sẽ kéo giá đẩy lên cao, chính vì vậy sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, trong khi đó, các doanh nghiệp Việt thì khả năng cạnh trạnh đã rất yếu.
Về việc Bộ Tài chính cho rằng tăng thuế nhằm để ổn định nguồn thu ngân sách, ông Phúc không đồng tình và cho rằng thuế một công cụ rất quan trọng, nó kích thích hoặc hạn chế sản xuất, trong khi đó, nếu dùng thuế để tăng nguồn thu thì đây là một quan điểm đi trái với sự phát triển của ngành thuế.
Trước đó, trong năm 2017, Bộ Tài chính cũng đã lấy ý kiến dự luật thuế Bảo vệ môi trường (sửa đổi), trong đó có nội dung nâng khung thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu lên tối đa 8.000 đồng/lít. Tuy nhiên, đề xuất này của Bộ Tài chính cũng vấp phải sự phản đối từ phía dư luận và các chuyên gia kinh tế.