Theo đó, các tỉnh nằm trong khu vực ĐBSCL theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, nguồn nước và tình trạng xâm nhập mặn. Phối hợp các địa phương liên quan thực hiện vận hành các hệ thống công trình thủy lợi liên tỉnh bảo đảm khai thác hiệu quả nguồn nước, đáp ứng yêu cầu của từng đối tượng dùng nước. Thực hiện xuống giống lúa phù hợp với điều kiện nguồn nước, hạn chế ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến cây trồng; các vùng không chủ động cấp nước cần chờ có mưa mới xuống giống. Tăng cường thông tin, tuyên truyền về tình hình nguồn nước, xâm nhập mặn tới người dân; vận động nhân dân phối hợp với các đơn vị quản lý, khai thác công trình tranh thủ lấy, trữ nước và sử dụng nước hiệu quả, tiết kiệm.
Báo cáo mới nhất của các cơ quan chuyên môn về thủy lợi cho thấy, dòng chảy sông Mekong về ĐBSCL đang biến động phức tạp, giảm mạnh so với thời điểm đầu mùa khô, khả năng gia tăng xâm nhập mặn từ cuối tháng 3 đến tháng 4 năm nay ở mức cao hơn cùng kỳ năm 2017. Cụ thể, phạm vi ranh mặn sẽ là 4g/lít ở vùng ven sông Vàm Cỏ. Còn độ mặn tại vùng ven các cửa sông Cửu Long vào sâu trong đất liền từ 25 đến 40km, các ngày triều cường cao có thể vào sâu đến 50km. Ở vùng ven biển Tây biến động phức tạp, nguồn nước ngọt tương đối hạn chế.
Báo cáo mới nhất của các cơ quan chuyên môn về thủy lợi cho thấy, dòng chảy sông Mekong về ĐBSCL đang biến động phức tạp, giảm mạnh so với thời điểm đầu mùa khô, khả năng gia tăng xâm nhập mặn từ cuối tháng 3 đến tháng 4 năm nay ở mức cao hơn cùng kỳ năm 2017. Cụ thể, phạm vi ranh mặn sẽ là 4g/lít ở vùng ven sông Vàm Cỏ. Còn độ mặn tại vùng ven các cửa sông Cửu Long vào sâu trong đất liền từ 25 đến 40km, các ngày triều cường cao có thể vào sâu đến 50km. Ở vùng ven biển Tây biến động phức tạp, nguồn nước ngọt tương đối hạn chế.