Dấu ấn quản trị ở PVCFC

PV| 29/03/2022 10:22

PVCFC xem công tác quản trị như một liều vắc-xin giúp đơn vị tăng sức chống chọi, thích ứng linh hoạt để phát triển ổn định trong tình hình mới.

1. Covid-19 là một phép thử lớn cho tất cả các doanh nghiệp, riêng với ngành sản xuất và kinh doanh phân bón như Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC), áp lực càng tăng bội phần. Dịch bệnh đã khiến chuỗi cung ứng, vận chuyển hàng hóa, thiết bị, huy động chuyên gia, nhà thầu gặp nhiều khó khăn và phát sinh chi phí lớn. Giá thế giới giảm mạnh sau khi chiến tranh Nga – Ukaraina nổ ra gây nên lo sợ về một cuộc khủng hoảng năng lượng, lương thực và phân bón. Mặt khác giá năng lượng như dầu, khí tăng kỷ lục kéo theo các chi phí liên quan đến giao nhận hàng hóa tăng mạnh cũng góp phần đẩy giá phân bón tăng cao… càng làm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty gặp nhiều khó khăn.

Trong bối cảnh đó, Phân bón Cà Mau đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp để ứng phó, đồng thời tận dụng tốt nhất các cơ hội, thuận lợi để bứt phá thành công. Kết quả SXKD năm 2021 ghi nhận, doanh thu đạt trên 10.000 tỷ đồng và lợi nhuận đạt gần 2.000 tỷ đồng, hoàn thành xuất sắc các mục tiêu đề ra...

42777a579352ed36ac9baa28de0cc96d.jpg

Ngoài việc tập trung phát huy tối đa sức mạnh nội lực, “bí quyết” thành công của PVCFC nằm ở hoạt động quản trị. Cụ thể, công tác quản trị được PVCFC xem như một liều “vắc-xin” giúp tăng sức chống chọi, thích ứng linh hoạt để phát triển ổn định trong tình hình mới. Trong đó, đơn vị đặt trọng tâm vào 4 nội dung quản trị chính là: Sản xuất, Kinh doanh, Nguồn lực và Chuyển đổi số.

Cụ thể trong sản xuất, nhờ áp dụng các giải pháp quản trị hiệu quả, trong năm 2021, Nhà máy Đạm Cà Mau vận hành với công suất đạt 110%; lần đầu tiên đảm bảo hoàn thành kỳ BDTT đáp ứng các yêu cầu về tất cả các mặt an toàn, chất lượng, tiến độ và tiết kiệm mà không cần huy động bất kỳ một chuyên gia nước ngoài nào. Cũng trong năm 2021, sản lượng sản xuất và sản lượng tiêu thụ của PVCFC đều đạt kết quả tích cực, vượt kế hoạch đề ra.

Trong công tác quản trị kinh doanh, năm 2021 là năm mà PVFCFC đạt doanh thu, lợi nhuận đạt cao nhất trong suốt 10 năm hoạt vừa qua. Trong đó, đáng chú ý là PVCFC đã ứng dụng thành công công nghệ số trong các hoạt động Marketing/kinh doanh: triển khai hiệu quả các hoạt động Marketing/tiêu thụ sản phẩm, xây dựng mối quan hệ gắn kết bền vững với khách hàng thông qua DMS/CRM. Đồng thời, PVCFC đã bước đầu xâm nhập thị trường và xây dựng thương hiệu/nhãn hiệu cho sản phẩm NPK, phân bón hữu cơ. Đây là tiền đề quan trọng để PVCFC phát triển bền vững trong tương lai.

9323f83963d936ad04bc7260b6bbcd2a.jpg

Trong năm 2021, năng suất lao động ở PVCFC tăng 36%, công tác đào tạo phát triển tăng 65% so với kế hoạch,… những con số này cũng đã phần nào cho thấy rõ về hiệu quả cũng như quyết tâm trong công tác quản trị về nguồn lực ở PVCFC.

Điểm lại một số thành quả trong hoạt động quản trị của PVCFC thời gian qua để thấy rằng, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, việc quản trị biến động, thích ứng linh hoạt, an toàn trong tình hình mới theo chủ trương chung của Tập đoàn là giải pháp hữu hiệu để đơn vị vượt qua khủng hoảng, phát triển bền vững trong tương lai.

2. 3 quý còn lại năm 2022, thị trường dự báo tiếp tục có nhiều biến động về giá phân bón, giá xăng dầu; bên cạnh đó, dịch bệnh covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp... Trước bối cảnh đó, công tác quản trị tiếp tục được PVCFC đặt ra với những mục tiêu, kế hoạch rõ ràng với phương châm: Thích ứng linh hoạt - Đổi mới sáng tạo.

a75e490e6524871e9841542984ba9e92.jpg
e0eaa70aa881e5f75391e96016f77853.jpg
Trong năm 2022, công tác quản trị tiếp tục được PVCFC đặt ra với những mục tiêu, kế hoạch rõ ràng với phương châm: Thích ứng linh hoạt - Đổi mới sáng tạo.

Cụ thể, hoạt động quản trị tại Phân bón Cà Mau sẽ được nâng cấp theo thông lệ quốc tế tốt nhất để tăng sức cạnh tranh và giá trị thị trường; tạo khả năng dự báo nhanh nhạy và chính xác, kiểm soát rủi ro tốt hơn; cập nhật chiến lược phù hợp cũng như chủ động củng cố các nền tảng về vốn, tài sản, cơ sở dữ liệu để hút vốn đầu tư nước ngoài.

Song song đó, tiết kiệm chi phí và đảm bảo dây chuyền sản xuất ổn định hiệu quả cũng là một nhiệm vụ nỗ lực. Với việc nâng tải lên 115% công suất, Phân bón Cà Mau ước thực hiện quý I/2022 đạt 236,65 nghìn tấn, đạt 105% so với KH quý I/2022, đạt 109% so với cùng kỳ 2021. Sản lượng tiêu thụ ước thực hiện Quý I/2022 đạt 189,69 nghìn tấn, đạt 129% so với KH quý I/2022, đạt 88% so với cùng kỳ 2021. Tổng doanh thu quý I/2022 ước đạt 3.603 tỷ đồng. Bên cạnh đó, sau đợt BDTT năm 2021, Công ty đã triển khai hoàn thành và đưa vào một số hạng mục cải hoán tối ưu hóa giúp tiết kiệm năng lượng, tiết giảm chi phí.

b2c534a9a411610439ccb097e675a4c4.jpg
PVCFC tăng cường hơn nữa ứng dụng công nghệ mới, kỹ thuật số, bám sát thị trường, sâu sát với bà con để có những hỗ trợ tốt nhất

Song song với các chỉ tiêu tài chính, PVCFC tăng cường hơn nữa ứng dụng công nghệ mới, kỹ thuật số, bám sát thị trường, sâu sát với bà con để có những hỗ trợ tốt nhất. Ngoài các chương trình hỗ trợ tư vấn kỹ thuật, khuyến khích bà con sử dụng phân bón tiết kiệm, hiệu quả, trước bối cảnh giá phân bón tăng cao, trong quý 2, PVCFC sẽ tung một số chương trình giá trị lớn để hỗ trợ bà con, giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả canh tác. Và trên tất cả, vấn đề đảm bảo an toàn sức khỏe, đời sống người lao động trong cơn bão Covid-19 đang diễn biến phức tạp được PVCFC đặc biệt quan tâm thông qua việc triển khai nhiều giải pháp phòng chống dịch phù hợp trong “tình hình mới”.

Bằng những nỗ lực trong hoạt động quản trị, PVCFC đã ghi nhận những kết quả SXKD tích cực trong quý 1/2022. Tất cả tạo tiền đề phấn khởi để PVCFC tiến tới hoàn thành nhiệm vụ, ghi những dấu ấn rực rỡ mới trong hoạt động năm 2022 này.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Dấu ấn quản trị ở PVCFC
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO