(TN&MT) – Đó là lời kêu gọi của một nhóm Giám đốc điều hành (CEO) cấp cao vào ngày 5/2. Các CEO kêu gọi những nhà lãnh đạo thế giới họp bàn nhằm điều chỉnh lượng khí thải nhà kính xuống con số 0 trong thỏa thuận về biến đổi khí hậu toàn cầu được tổ chức tại Paris vào tháng 12/2015.
Các nhà lãnh đạo của Đội B, một nhóm gồm khoảng 12 CEO và những nhà hoạch định chính sách như ông Richard Branson, nhà sáng lập tập đoàn Virgin, ông Paul Polman, Chủ tịch của Tập đoàn Unilever và ông Ratan Tata, Chủ tịch tập đoàn Tata cho biết, mục tiêu phát thải không tiêu thụ năng lượng (net-zero) toàn cầu cho đến năm 2050 sẽ khuyến khích các doanh nghiệp nhanh chóng thu hút đầu tư mới và nghiên cứu năng lượng sạch trong các chiến lược kinh doanh của họ.
Ông Branson cho biết đây là một trong những lựa chọn cho mục tiêu khí hậu dài hạn sẽ được cân nhắc trong văn bản đàm phán dự thảo tại Paris và mục tiêu cao cả này sẽ "khả thi" nếu có sự giúp đỡ từ các khu vực tư nhân.
Một báo cáo hồi tháng 11 của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) cho biết, để đáp ứng mục tiêu của Liên Hợp Quốc về việc hạn chế tăng nhiệt độ trung bình đến 2 độ C ở mức cao hơn trước cuộc cách mạng công nghiệp thì chính phủ phải giảm dần lượng khí thải CO2 cho đến năm 2070.
Phát thải không tiêu thụ năng lượng, hay còn gọi là trạng thái trung lập các-bon nghĩa là tất cả lượng khí thải CO2 từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch nên được bù đắp, chẳng hạn bằng cách trồng rừng để hút lượng các-bon thải ra không khí.
Ông Richard Branson vẫy tay chào khán giả tại Diễn đàn Doanh nghiệp Thế giới Mexico 2014 ở Thành phố Mexico ngày 23/10/2014
Theo các nhà lãnh đạo nhóm B thì chính phủ nên thống nhất đáp ứng các mục tiêu của UNEP sớm hơn 20 năm để ngăn chặn các rủi ro kinh doanh và chi phí thất thoát kinh tế, giữ ngưỡng 2 độ nhằm tránh những tác động của biến đổi khí hậu gây nguy hiểm.
Nhóm này cũng kêu gọi các chính phủ thiết lập chính sách định giá ô nhiễm các-bon, chấm dứt trợ cấp nhiên liệu hóa thạch, giúp đỡ cộng đồng người nghèo và dễ bị tổn thương thích ứng với biến đổi khí hậu.
Ông Branson cho biết, việc giá dầu thế giới hiện nay giảm hơn 50% là một cơ hội cho các chính phủ tiến hành thay đổi triệt để nhằm tránh xa các loại nhiên liệu hóa thạch.
Tuy nhiên, mục tiêu này gặp phải những ý kiến trái chiều khi hội nghị thượng đỉnh Paris chưa diễn ra. Trong khi các quốc gia đang phát triển mong muốn một hiệp định mới ra đời bao gồm mục tiêu phát thải không tiêu thụ năng lượng thì các nhà sản xuất của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) như Saudi Arabia lại quyết liệt phản đối mục tiêu này.
Mai Đan
Theo Reuters