Xã hội

Đại học TN&MT Hà Nội: Định hướng việc làm ngành Luật cho sinh viên cuối khoá

Hoài Thu 13/05/2024 - 16:41

(TN&MT) - Ngày 13/5, Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học TN&MT Hà Nội tổ chức tuần sinh hoạt công dân – Sinh viên cuối khoá ngành Luật, nhằm giúp sinh viên khoa Luật của trường nắm được những kiến thức chuyên môn ngành Luật và hướng nghiệp cho các em ra trường có cơ hội làm việc, thực chiến thực tế.

anh-chup-man-hinh-2024-05-13-luc-15.43.20.png
TS. Trần Lệ Thu - Phó Trưởng khoa Lý luận Chính trị, Trưởng bộ môn Pháp luật Luật trường Đại học TN&MT Hà Nội phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc Tuần lễ, TS. Trần Lệ Thu - Phó Trưởng khoa Lý luận Chính trị, trường Đại học TN&MT Hà Nội cho biết, Tuần sinh hoạt công dân - Sinh viên cuối khoá ngành Luật được thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của Nhà trường.

Buổi sinh hoạt cuối khoá lần này là tiền đề vô cùng quan trọng để nâng cao kỹ năng chuyên ngành cho sinh viên Khoa Luật, với sự tham gia của 2 khách mời có rất nhiều kỹ năng, kinh nghiệm làm việc lâu năm trong lĩnh vực Pháp luật và là lãnh đạo của các công ty, các tập đoàn, các doanh nghiệp có sử dụng nguồn lao động có kiến thức về Luật.

Từ đó, 2 khách mời có thể trao đổi với các em sinh viên các kinh nghiệm mang tính thực tiễn về nghề Luật, đặc biệt là những kỹ năng cơ bản để các em có thể định hướng nghề nghiệp, bước chân vào môi trường làm việc mới của những người lao động thực thụ, đóng góp cho đất nước, xã hội, cũng như thể hiện được những năng lực, kiến thức mà các em đã được học trong Nhà trường đem vào thích nghi với thị trường lao động 4.0 như ngày hôm nay.

Thông qua tuần sinh hoạt này, Nhà trường mong muốn các em sinh viên trong Khoa sẽ cùng tích cực trao đổi, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc định hướng nghề nghiệp hay những kiến thức chuyên môn, để có thể sẵn sàng cởi mở giao lưu với 2 khách mời, làm thế nào để buổi sinh hoạt cuối khoá mang lại ý nghĩa lớn lao cho các em sinh viên, đặc biệt là sinh viên cuối khoá ĐH 10.

anh-chup-man-hinh-2024-05-13-luc-15.47.23.png
Luật sư Nông Thị Thơ – Giám đốc Công ty Luật VITAM Law - Firm trao đổi tại buổi sinh hoạt

Trao đổi về thị trường lao động, cách thức lựa chọn nghề nghiệp, trao đổi về nghề luật, Luật sư Nông Thị Thơ - Giám đốc Công ty Luật VITAM Law - Firm cho biết, trong ngành Luật hiện tại cơ hội tuyển dụng Luật sư khoảng 39.800.000 kết quả được thống kê trên Google, trong đó, đối với luật sư tư vấn sẽ hỗ trợ xử lý các vấn đề trong các công việc, ngành nghề và làm việc với đa dạng đối tượng như chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước, Chủ đầu tư,… do đó, nghề Luật có yêu cầu khắt khe hơn đối với nhiều ngành nghề khác.

Đối với các em có mục tiêu học Luật để làm giảng viên hay các công việc Nhà nước thì cần học lên Thạc sĩ, Cao học, Tiến sĩ… Còn khi làm luật sư cho doanh nghiệp hay công ty thì cần các em học và thi thêm bằng luật sư/ thừa phát lại/ thẩm phán, công chứng,.. và các bằng cấp về word, excel hay những chứng chỉ quốc tế chuyên mảng tin học…

Bà Nông Thị Thơ nhấn mạnh, hành trang đi làm cần chuẩn bị rất nhiều để có thành tựu trong nghề, ngoài kiến thức Luật, còn cần kiến thức chuyên ngành, tiếng anh, kỹ năng sống tốt trong nghề hay chính giao tiếp bên ngoài như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư vấn khách hànhg, kỹ năng hoà giải,…

Như vậy, cần các em phải tự đặt ra câu hỏi khi đi gặp nhà tuyển dụng rằng: Tại sao nhà tuyển dụng cần các em và tại sao nhà tuyển dụng trả tiền cho các em làm công việc này? Vì vậy, điều cần thiết các em sinh viên phải ghi nhớ đó chính là để làm luật sư, cần có sự nhanh nhạy, bản lĩnh cũng như hiểu biết nhiều kiến thức về ngành luật hay các kỹ năng sống về nhiều lĩnh vực.

anh-chup-man-hinh-2024-05-13-luc-15.52.33.png
Đại diện Sinh viên năm cuối Đại học TN&MT Hà Nội đưa ra câu hỏi tại buổi sinh hoạt

Trả lời câu hỏi của sinh viên về vấn đề tuyển dụng, bà Nông Thị Thơ chia sẻ thực tế, sinh viên Luật, cử nhân Luật khi mới ra trường sẽ không thực hiện được công việc ngay, bởi Cử nhân, sinh viên Luật thiếu tư duy phản biện và kỹ năng soạn thảo văn bản pháp lý thực chiến hay hoạt động đào tạo không sát thực tế hoặc nhu cầu tuyển dụng thấp.

Khi trải qua môi trường và thời gian rèn luyện, làm việc trực tiếp, các em chứng minh được năng lực thì sẽ có những vị trí việc làm cao cùng mức lương thưởng tương xứng. Do đó, bà cho rằng, khi tuyển dụng, sinh viên nộp đơn vào nơi làm việc cần tìm hiểu rõ lĩnh vực mình cần đăng ký vị trí, chuẩn bị hành trang tốt cho bản thân để vào môi trường mới cũng như bổ sung kinh nghiệm của bản thân trong lĩnh vực làm Luật.

anh-chup-man-hinh-2024-05-13-luc-15.48.39.png
ThS. Nguyễn Thị Phương – Giám đốc Ban Pháp chế - Công ty Cổ phần Tập đoàn GELEX trao đổi với các em sinh viên

Theo đó, ThS. Nguyễn Thị Phương – Giám đốc Ban Pháp chế - Công ty Cổ phần Tập đoàn GELEX trao đổi về kỹ năng tham gia tuyển dụng, định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực pháp chế doanh nghiệp. Bà cho rằng, thị trường pháp chế doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay là một thị trường rất tiềm năng cho các bạn sinh viên, vì nó bao gồm sự phát triển chung của các ngành kinh tế về quy mô sản xuất, kinh doanh,...

Từ việc phát triển quy mô này, đòi hỏi chuyên biệt hoá trong chức năng ngành nghề và nội bộ doanh nghiệp. Vì vậy, Pháp chế doanh nghiệp đòi hỏi kỹ năng chuyên môn hoá pháp chế cao trong bộ phận doanh nghiệp, phục vụ cho việc tư vấn, xử lý những vấn đề pháp lý xung quanh doanh nghiệp đó.

Và pháp chế doanh nghiệp cũng đóng vai trò rất quan trọng của các công ty, doanh nghiệp hiện nay bởi, từ trước, khi doanh nghiệp xảy ra một số tình huống pháp lý thì họ mới dùng đến pháp chế và tư vấn Luật. Nhưng đến thời điểm hiện tại, thực tế đã chứng minh là có những hệ quả pháp lý xảy ra là không thể khắc phục được và chi phí xử lý, khắc phục lớn hơn rất nhiều so với chi phí doanh nghiệp bỏ ra để duy trì vận hành bộ máy pháp chế trong doanh nghiệp.

Từ những thực tế đó, rất nhiều lãnh đạo công ty, doanh nghiệp thay đổi lối tư duy và cách thức quản trị công ty, đó là họ thiết lập những bộ phận pháp chế để đảm bảo hạn chế rủi ro cho chính công ty, doanh nghiệp đó, cũng như chính bản thân mỗi nhân sự trong công ty.

Qua đó, bà cũng nhấn mạnh về sự tăng cường, quản lý giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước khi đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp rất nhiều và yêu cầu các doanh nghiệp phải tuân thủ pháp lý cao hơn và nghiêm ngặt hơn. Vì thế, các doanh nghiệp cũng buộc tuân thủ theo quy định và nâng cao ý thức tuân thủ của mình, đây cũng chính là lý do tại sao nhu cầu tuyển dụng pháp chế và môi trường cơ hội làm việc của các em sinh viên là rất lớn đối với mảng pháp chế doanh nghiệp.

Đưa ra một số định hướng giúp các em sinh viên muốn theo làm việc lĩnh vực này, bà cho rằng, các em cần cố gắng trau dồi chuyên môn và nắm vững những kiến thức cơ bản hay chuyên sâu ngay từ khi còn học năm nhất trên ghế Nhà trường, để từ đó có thể đáp ứng nhu cầu về mặt tư vấn Luật trong doanh nghiệp.

anh-chup-man-hinh-2024-05-13-luc-15.49.11.png
Em Nguyễn Quỳnh Chi – sinh viên cuối Khoá ĐH10LA2 gửi lời tri ân đến các thầy cô khoa Luật

Kết thúc buổi sinh hoạt khoá, em Nguyễn Quỳnh Chi – sinh viên năm cuối, khoá ĐH10LA2 gửi lời tri ân đến các thầy cô, đã hết lòng quan tâm, tạo điều kiện cho sinh viên Khoa có một môi trường học tập tốt nhất để có nhiều thành quả tốt trong học tập cũng như có thể phát triển năng lực, chuyên môn của mình để có thể tạo dựng tương lai cho mai sau.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đại học TN&MT Hà Nội: Định hướng việc làm ngành Luật cho sinh viên cuối khoá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO