(TN&MT) – Hàng trăm con người ngày ngày phải sống giữa mùi xú uế kinh khủng, trong cảnh ruồi nhặng bay như ong và nguồn nước ngầm bị ô nhiễm nặng nề bởi bãi...
(TN&MT) – Hàng trăm con người ngày ngày phải sống giữa mùi xú uế kinh khủng, trong cảnh ruồi nhặng bay như ong và nguồn nước ngầm bị ô nhiễm nặng nề bởi bãi tập kết rác tạm khổng lồ ngay giữa trung tâm TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Phản ánh của người dân khu phố Mậu Thông (phường Khai Quang, TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) tới báo TN&MT cho biết, suốt mười năm qua họ phải sống chung với cảnh ô nhiễm nặng nề do bãi tập kết rác khổng lồ đặt ở khu công nghiệp (KCN) Khai Quang gây ra. Theo phản ánh của người dân, từ ngày bãi tập kết rác này xuất hiện, cuộc sống của cư dân nơi đây bị đảo lộn hoàn toàn. Số trẻ em bị mắc những chứng bệnh về đường hô hấp tăng lên đột biến, nhiều người cũng đang trong giai đoạn ủ bệnh ung thư.
Nhằm làm rõ thông tin nêu trên, PV báo TN&MT đã có mặt tại khu phố Mậu Thông để ghi nhận tình hình. Tại thời điểm PV có mặt, rác thải ngập ngụa chất cao như núi và hoàn toàn để lộ thiên, không có phương tiện che chắn và xử lý. Đứng cạnh bãi rác chừng 10 phút, PV chỉ chực nôn mửa vì mùi hôi thối nồng nặc bốc lên. Xung quanh đó là cảnh ruồi nhặng bay như ong, đen đặc. Phía dưới chân núi rác, dòng nước đặc quánh, đen kịt chảy lênh láng khắp nơi.
Mấy chục hộ dân phải sống chung với bãi rác khổng lồ này suốt 10 năm qua
Chị Nguyễn Thị Ngân (Tổ trưởng tổ dân cư Liên Gia, phố Mậu Thông, phường Khai Quang, TP. Vĩnh Yên) vừa tiếp chúng tôi vừa nói: “Sau khi dân chúng tôi phản ứng bằng việc chặn không cho xe vào đổ rác tại bãi rác này, chính quyền mới cho người đi phun thuốc diệt ruồi, muỗi. Họ mới phun hôm kia nên hôm nay các anh vào mới đỡ. Chứ mọi hôm ngồi nói chuyện thế này, nhặng xanh bay như ong. Nhà tôi khắp nơi để bẫy ruồi mà khắp nơi lúc nào cũng đen đặc ruồi, nhặng”.
Chị Ngân cho biết, từ ngày bãi rác trên xuất hiện, cuộc sống của cư dân nơi đây bị đảo lộn hoàn toàn. “Chưa kể nguồn nước ngầm bị ô nhiễm nặng, cứ chiều đến là mùi xú uế tạt vào khu dân cư khiến chúng tôi sống dở chết dở. Hầu như nhà nào cũng phải đóng chặt cửa, bật quạt hoặc điều hòa ở trong. Sinh sống ở đây hầu hết là những gia đình có trẻ nhỏ. Các cháu thường xuyên bị mắc bệnh về hô hấp, đi viện như đi chợ. Bên cạnh đó, tình trạng ruồi nhặng là nỗi ám ảnh thực sự. Có thời điểm, chúng tôi phải vừa ăn cơm vừa đậy lồng bàn. Ăn món gì thì lại hé lồng bàn ra lấy rồi đậy lại ngay. Tôi nhớ có lần khách đến chơi nhà, nhìn mâm cơm đen đặt ruồi nhặng, họ sợ quá bỏ về luôn. Tình hình thực sự rất kinh khủng” – chị Ngân bức xúc nói.
Bãi rác chất cao như núi không hề được che đậy và chỉ cách nhà dân chừng 15m
Có mặt tại gia đình bà Hoàng Thị Thiện, một hộ dân sống cách bãi rác chừng 15m, PV thực sự không thể chịu đựng nổi bởi không khí ô nhiễm nơi đây. Không khí lúc nào cũng đặc quánh, nồng nặc mùi xú uế. Vừa đập ruồi, bà Thiện vừa chia sẻ: “Từ năm 2005, chúng tôi về đây sinh sống theo diện được chính quyền cho thuê đất 49 năm để trồng cây lâu năm. Thế nhưng từ năm 2008, chính quyền nơi đây có chủ trương sử dụng 2 hecta đất trong KCN Khai Quang (là vị trí bãi rác hiện giờ) để làm nơi tập kết tạm rác thải của thành phố. Thời gian sử dụng tạm là 2 năm. Thế nhưng cho đến nay, tròn 10 năm đã trôi qua, bãi rác đã mở rộng hơn nhiều lần nhưng chính quyền vẫn chưa thể di dời nó đi”.
Bà Hoàng Thị Thiện cho biết thêm: “Những hộ dân trực tiếp bị ảnh hưởng bởi bãi rác này là 38 hộ với hơn 100 con người cả già cả trẻ. Nỗi khổ của chúng tôi thì các anh ngồi đây đều cảm nhận được hết rồi. Từ lâu, chúng tôi toàn phải đi mua nước về dùng, con cháu không dám cho chúng nó về chơi vì sợ bệnh tật và mùi hôi thối. Hiện nay gia đình tôi ăn cơm phải mắc màn, đóng chặt cửa vì nếu nhìn cảnh ruồi nhặng đen đặc, chẳng ai có thể ăn nổi cơm. Những hôm trời mưa, dòng nước đen kịt chảy từ bãi rác xuống lênh láng khắp nơi. Quả thực chúng tôi khốn khổ lắm rồi nhưng kêu mãi mà chẳng ai thấu”.
Chị Nguyễn Thị Ngân, Tổ trưởng tổ dân cư Liên Gia, phố Mậu Thông chia sẻ với PV
Quá bức xúc trước tình trạng nêu trên, ngày 18/4 vừa qua, mấy chục hộ dân đã tập trung nhau, luân phiên túc trực 24/24h để chặn xe, ngăn không cho xe vào đổ rác. Trước sức ép và sự phản đối gay gắt của người dân, ngày 19/4/2018, ông Lê Đức Dũng, Phó chủ tịch UBND TP. Vĩnh Yên cùng đoàn công tác đã về đối thoại với người dân khu phố Mậu Thông để cùng tìm ra giải pháp. Sau quá trình trao đổi, lắng nghe ý kiến của tất cả các bên, ông Dũng đã chỉ đạo Công ty cổ phần cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc đấu nối, cấp nước sạch cho nhân dân khu vực bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, ông Dũng cũng chỉ đạo các bộ phân chuyên môn tăng cường phun thuốc diệt ruồi, muỗi và hứa trong vòng 1 năm tới, chính quyền thành phố sẽ cho di chuyển bãi rác gây ô nhiễm nêu trên. Trong thời gian chưa di chuyển được bãi rác này, ông Dũng cũng chỉ đạo các cơ quan hữu quan khảo sát hiện trạng khu vực bãi rác để thực hiện lấp đất, sử dụng bạt để che chắn bãi rác. Công việc này phải thực hiện xong trước ngày 1/5/2018.
Ấy nhưng, vấn đề đặt ra là tại sao một bãi tập kết rác tạm của thành phố lại có thể tồn tại trong một thời gian dài bất chấp dư luận và pháp luật như vậy? Có ẩn tình gì đằng sau câu chuyện này?
(TN&MT) - Hàng trăm lượt xe vận chuyển đất, vật liệu xây dựng ... có dấu hiệu quá khổ, quá tải ngang nhiên chạy qua Trạm kiểm tra tải trọng (KTTT) mỗi ngày mà...
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo Tài nguyên Môi trường.
Gửi thông điệp tới trên 20 triệu thanh niên Việt Nam cả ở trong nước và đang học tập, làm việc, sinh sống ở nước ngoài, Thủ tướng khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn đánh giá vai trò, vị trí tầm quan trọng của thanh niên, tuổi trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 272/QĐ-TTg ngày 21/3/2023 bổ nhiệm lại ông Lê Công Thành giữ chức Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 21/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác truyền thông chính sách.
(TN&MT) - Thông tin từ Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội, để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc khu vực nút giao Trường Chinh - Tôn Thất Tùng - Lê Trọng Tấn nằm trên địa bàn 2 quận Đống Đa, Thanh Xuân, Sở Giao thông...
Năm 2023, huyện Văn Yên (Yên Bái) đặt mục tiêu giảm 4,05% hộ nghèo, tương đương với giảm 1.434 hộ nghèo; giảm tỷ lệ hộ cận nghèo 1,5%, tương đương giảm 528 hộ. Để đạt mục tiêu trên, huyện Văn Yên đã chú trọng thực hiện đa dạng hóa sinh...
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển...
(TN&MT) - Tái hoang dã, thông qua việc tái thả các loài động vật hoang dã vào môi trường sống ban đầu của chúng, là một trong những cách tiếp cận mới giúp khôi phục các loài động vật hoang dã tại Việt Nam trong ngắn và trung hạn.
(TN&MT) - Hàng ngàn cây cối xanh tươi, hàng trăm loài chim ríu rít, môi trường trong lành mát mẻ đến vô ngần, đó là cảm nhận của Đoàn Đảng bộ Trung tâm Công nghệ Thông tin & Liên lại Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro lần đầu tiên đặt...
Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường phổ biến Luật Bảo vệ Môi trường (BMVT) đến người dân, qua đó nâng cao kiến thức, giúp người dân hiểu được tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường
với phát triển kinh tế, xóa...
Những năm gần đây, trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH), làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống dân sinh, tỉnh Bình Thuận đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại, nhất là đối với các vùng dễ bị...
(TN&MT) - Theo Ban Chỉ đạo Chương trình “Mái ấm nghĩa tình, an sinh xã hội” tỉnh Điện Biên, công tác làm nhà cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Điện Biên thời gian qua đã được các cấp lãnh đạo quan tâm triển khai sâu rộng, mang lại...
Xã hội - Bài: Khánh Ly - Thiết kế: Quang Hanh - 14:05 22/03/2023
(TN&MT) - Sau gần 10 năm thực hiện 2 giai đoạn của Chương trình giảm nghèo bền vững (giai đoạn 2016 - 2020 và giai đoạn 2021 - 2025), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu góp phần ổn định, bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy tăng trưởng...
(TN&MT)- Từ đầu năm 2023 đến nay, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã tập trung triển khai các chương trình, dự án, mô hình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người, góp phần kéo giảm tỉ lệ hộ nghèo trên địa...
(TN&MT) - Đến với thôn Khuổi Ma (xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) hôm nay, người ta dễ dàng cảm nhận thấy bầu không khí tươi vui của mùa Xuân vẫn kéo dài tới tận tháng 3 này bởi sự rộng ràng tươi mới của vùng đất đang ngày...
Đất đai - Trường Giang - Quang Hanh - 14:02 22/03/2023
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo trong đó, có nhiều chính sách về đất đai hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, qua đó góp phần vào công cuộc xóa đói – giảm nghèo.
(TN&MT) - Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn ban hành Quyết định số 887/QĐ-XPHC về xử phạt đối với ông Tô Văn Chi, sinh năm 1989, thôn Quéo, xã Phú Nhuận, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) 149 triệu đồng do vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng...
“Cứ mỗi mùa mưa bão đến là hàng trăm hộ dân lại bị chia cắt, gần trăm cháu học sinh phải nghỉ học, người lớn thì không thể sang suối để lao động sản xuất”- Đó là tâm sự của ông Nguyễn Văn Dũng – Chủ tịch UBND xã vùng cao Diên Lãm, huyện...
(TN&MT) - Các chuyên gia cho biết, an ninh nước đang suy yếu ở nhiều nơi trên thế giới trong bối cảnh tình trạng mất rừng và biến đổi khí hậu dẫn đến lượng mưa cực đoan và khó dự báo hơn trên một hành tinh nóng hơn.