(TN&MT) – Sáng 2/4, tại Hà Nội, trường Đại học TN&MT Hà Nội (Bộ TN&MT) phối hợp với Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức lễ công bố Quyết định và trao Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục cho nhà trường. Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân dự và phát biểu tại buổi lễ.Báo cáo kết quả quá trình thực hiện Tự đánh giá (TĐG) và đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục, PGS. TS Nguyễn Ngọc Thanh - Hiệu trưởng Trường Đại học TN&MT Hà Nội cho biết: Xác định TĐG là một công tác quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, lãnh đạo Nhà trường đã chỉ đạo tổ chức triển khai công tác này từ rất sớm, với những kế hoạch cụ thể, và thực hiện triển khai quyết liệt. Sau khi nhận được bản báo cáo TĐG của Trường Đại học TN&MT Hà Nội, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tiến hành các bước theo quy định. “Theo Nghị quyết của HĐ kiểm định chất lượng giáo dục, Trường Đại học TN&MT Hà Nội có 50 tiêu chí "Đạt yêu cầu" (trong tổng số 61 tiêu chí, chiếm 82%). Trong đó, tất cả các tiêu chuẩn đều có số tiêu chí đạt mức 66,7% trở lên. Nghị quyết cũng đã đưa ra một số kiến nghị giúp Nhà trường có thể cải tiến chất lượng giáo dục theo 10 nhóm giải pháp. Với kết quả này, Nhà trường đã được Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội ra Quyết định cấp Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục” - PGS. TS Nguyễn Ngọc Thanh cho biết.PGS.TSKH. Nguyễn Xuân Hải - Giám đốc trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội đánh giá: “Nhà trường đã có những điểm mạnh rất rõ rệt như: sứ mạng, mục tiêu, tầm nhìn phù hợp; chương trình đào tạo, hình thức đào tạo đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu của xã hội; khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế phát triển mạnh trong những năm gần đây,.. Với kết quả số tiêu chí được đánh giá “đạt” là 50 tiêu chí trên tổng số 61 tiêu chí (tương ứng với tỷ lệ 82%). Đây là một nỗ lực rất lớn đối với một trường đại học còn non trẻ như Trường Đại học TN&MT Hà Nội. Tuy nhiên, Nhà trường cần khắc phục một số tồn tại như: Cơ sở vật chất còn hạn chế; việc ứng dụng, chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học chưa cao; việc liên kết đào tạo với quốc tế cần được mở rộng…”Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ TN&MT Hà Nội Võ Tuấn Nhân cho biết: “Trong quá trình triển khai đánh giá Trường, lãnh đạo Nhà trường đã chỉ đạo rất sát sao, quyết liệt, cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên của Trường đã rất quyết tâm; Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội và đoàn chuyên gia Đánh giá ngoài đã làm việc hết sức công tâm, khách quan. Đến nay, Nhà trường đã được cấp Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục. Đây là một kết quả rất đáng khen ngợi, tự hào của thầy, trò Trường Đại học TN&MT Hà Nội, đồng thời cũng là bước khởi đầu, là động lực để Nhà trường tiếp tục giữ vững danh hiệu và có những phát triển mạnh mẽ hơn nữa để xứng đáng với kỳ vọng của xã hội”.Để nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học của Nhà trường, đáp ứng nhu cầu của xã hội, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân đề nghị Nhà trường tập trung nghiên cứu, đưa ra các giải pháp cụ thể để phát huy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế mà đoàn chuyên gia đã đánh giá.
Thứ trưởng cũng yêu cầu toàn thể lãnh đạo, cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên của Nhà trường khắc phục những khó khăn, tiếp tục nỗ lực hơn nữa, để phấn đấu nâng cao chất lượng của Nhà trường, xây dựng Trường Đại học TN&MT Hà Nội trở thành trường đại học trọng điểm quốc gia về lĩnh vực TN&MT, ngang tầm với các trường đại học tiên tiến trong khu vực và tiệm cận với các cơ sở đào tạo đại học uy tín quốc tế.Đại diện nhà sử dụng lao động, ông Hoàng Đức Cường - Điều hành Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV cho biết: Hiện nay, Tổng cục KTTV đang có khoảng 3.000 cán bộ, nhân viên đang làm việc trong hệ thống trong phạm vi cả nước, phổ khắp các tỉnh thành và đến cả tuyến huyện (trạm quan trắc, sau này có thể bổ sung nhiệm vụ như trạm truyền tin về thiên tai KTTV cho cấp huyện) và từ vùng núi như Mường Tè (Lai Châu), Mường Lát (Thanh Hóa),… đến hải đảo như Bạch Long Vỹ (Hải Phòng), Trường Sa (Khánh Hòa),… Trong số đó, khoảng 70% (trên 2.000 người là sinh viên tốt nghiệp từ trường Đại học TN&MT Hà Nội qua các thời kỳ. Những cán bộ, nhân viên này hầu hết đáp ứng tốt các yêu cầu của Tổng cục KTTV, có đủ kiến thức, kỹ năng để đảm nhận các công việc. Đây cũng là kết quả bước đầu rất đáng ghi nhận của Nhà trường. Tuy nhiên số lượng sinh viên có những năng lực xuất sắc, tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao cũng còn rất ít.Để khắc phục những hạn chế về tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng ngành nghề chưa cao, công tác ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học thấp,… ông Hoàng Đức Cường đề nghị Nhà trường tăng cường việc trao đổi với người học, với nhà tuyển dụng để nắm bắt kịp thời các nhu cầu thực tế của người học và tiêu chí tuyển dụng của các cơ quan, doanh nghiệp để có những giải pháp phù hợp nâng cao chất lượng đào tạo, để sinh viên ra trường đáp ứng được ngay các yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Theo ông Hoàng Đức Cường, Nhà trường cũng cần tích cực đổi mới chương trình đào tạo, gắn liền với thực tế. Ngoài những nội dung chính, cốt lõi của chương trình đào tạo, Nhà trường cần tăng cường các kỹ năng thực hành, các kỹ năng mềm, kỹ năng tin học, ngoại ngữ cho sinh viên để đáp ứng với các yêu cầu của xã hội hiện đại ngày nay.
Thứ trưởng cũng yêu cầu toàn thể lãnh đạo, cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên của Nhà trường khắc phục những khó khăn, tiếp tục nỗ lực hơn nữa, để phấn đấu nâng cao chất lượng của Nhà trường, xây dựng Trường Đại học TN&MT Hà Nội trở thành trường đại học trọng điểm quốc gia về lĩnh vực TN&MT, ngang tầm với các trường đại học tiên tiến trong khu vực và tiệm cận với các cơ sở đào tạo đại học uy tín quốc tế.Đại diện nhà sử dụng lao động, ông Hoàng Đức Cường - Điều hành Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV cho biết: Hiện nay, Tổng cục KTTV đang có khoảng 3.000 cán bộ, nhân viên đang làm việc trong hệ thống trong phạm vi cả nước, phổ khắp các tỉnh thành và đến cả tuyến huyện (trạm quan trắc, sau này có thể bổ sung nhiệm vụ như trạm truyền tin về thiên tai KTTV cho cấp huyện) và từ vùng núi như Mường Tè (Lai Châu), Mường Lát (Thanh Hóa),… đến hải đảo như Bạch Long Vỹ (Hải Phòng), Trường Sa (Khánh Hòa),… Trong số đó, khoảng 70% (trên 2.000 người là sinh viên tốt nghiệp từ trường Đại học TN&MT Hà Nội qua các thời kỳ. Những cán bộ, nhân viên này hầu hết đáp ứng tốt các yêu cầu của Tổng cục KTTV, có đủ kiến thức, kỹ năng để đảm nhận các công việc. Đây cũng là kết quả bước đầu rất đáng ghi nhận của Nhà trường. Tuy nhiên số lượng sinh viên có những năng lực xuất sắc, tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao cũng còn rất ít.Để khắc phục những hạn chế về tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng ngành nghề chưa cao, công tác ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học thấp,… ông Hoàng Đức Cường đề nghị Nhà trường tăng cường việc trao đổi với người học, với nhà tuyển dụng để nắm bắt kịp thời các nhu cầu thực tế của người học và tiêu chí tuyển dụng của các cơ quan, doanh nghiệp để có những giải pháp phù hợp nâng cao chất lượng đào tạo, để sinh viên ra trường đáp ứng được ngay các yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Theo ông Hoàng Đức Cường, Nhà trường cũng cần tích cực đổi mới chương trình đào tạo, gắn liền với thực tế. Ngoài những nội dung chính, cốt lõi của chương trình đào tạo, Nhà trường cần tăng cường các kỹ năng thực hành, các kỹ năng mềm, kỹ năng tin học, ngoại ngữ cho sinh viên để đáp ứng với các yêu cầu của xã hội hiện đại ngày nay.
“Tăng cường các hoạt động hợp tác, liên kết với các cơ quan, các địa phương để triển khai, ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên, sinh viên phục vụ cho cộng đồng, cho xã hội” - ông Hoàng Đức Cường đề nghị.