Hiện trạng trạm quan trắc nước mặt vùng duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên
Theo bản tin nói trên, vùng Nam Trung Bộ hiện có 02 trạm quan trắc tài nguyên nước mặt được xây dựng theo Quyết định số 2208/QĐ-BTNMT ngày 31/10/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình “Xây dựng mới 4 trạm quan trắc tài nguyên nước mặt khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn 2007-2010”.
Các yếu tố quan trắc chủ yếu là nhiệt độ nước, mực nước, lưu lượng, hàm lượng chất lơ lửng và chất lượng nước. Các trạm quan trắc tài nguyên nước mặt khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ được bố trí như sau:
Trạm Phú Ninh (tọa độ địa lý: 13o42’ vĩ độ Bắc, 108o10’ kinh độ Đông) nằm trên bờ phải sông Yên Thuận, thuộc thôn I, xã Tam Sơn huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam; thuộc lưu vực sông Tam Kỳ, diện tích lưu vực khống chế là 120 km2; được quan trắc từ tháng 4 năm 2011.
Trạm An Thạnh (tọa độ địa lý: 12º10’ vĩ độ Bắc 108º07’ kinh độ Đông) nằm trên bờ trái sông Kỳ Lộ, thuộc thôn Phú Mỹ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên; thuộc lưu vực sông Kỳ Lộ, diện tích lưu vực khống chế là 1180 km2; được quan trắc từ tháng 4 năm 2011.
Vùng Tây Nguyên hiện có 04 trạm quan trắc tài nguyên nước mặt và được được bố trí như sau:
Trạm Ya Yun Hạ (tọa độ địa lý: 13o42’ vĩ độ Bắc, 108o10’ kinh độ Đông) nằm trên bờ phải sông YaYun, thuộc làng Chép xã AYun huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai; thuộc lưu vực sông Ba, diện tích lưu vực khống chế là 1.150 km2; được quan trắc từ tháng 1 năm 2012;
Trạm Đức Xuyên (tọa độ địa lý: 12º10’ vĩ độ Bắc 108º07’ kinh độ Đông) nằm trên bờ phải sông KrôngNô, thuộc buôn PhiDihJa B xã KrôngNô huyện Lắk tỉnh Đắk Lắk; thuộc lưu vực sông Srê Pốk, diện tích lưu vực khống chế là 980 km2; được quan trắc từ tháng 4 năm 2011;
Trạm Đại Ninh (tọa độ địa lý: 11043’ vĩ độ Bắc, 1080 22’ kinh độ Đông) được xây dựng ở bờ phải sông Đa Nhim, thuộc thôn Phú Hòa, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng; thuộc lưu vực sông Đồng Nai, diện tích lưu vực khống chế là 1.380 km2; được quan trắc từ tháng 7 năm 2011;
Trạm Cát Tiên (tọa độ địa lý: 11034’ vĩ độ Bắc, 107021’ kinh độ Đông) nằm trên bờ trái sông Đồng Nai, thuộc thôn I xã Phù Mỹ huyện Cát Tiên tỉnh Lâm Đồng; thuộc lưu vực sông Đồng Nai, diện tích lưu vực khống chế là 1.980 km2; được quan trắc từ tháng 2 năm 2012.
Kết quả quan trắc tài nguyên nước mặt tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
Trong tháng 4, cơ quan chức năng đã tiến hành lấy 18 mẫu để phân tích 09 chỉ tiêu tại trạm Phú Ninh, trạm An Thạnh, trạm Ya Yun Hạ, trạm Đức Xuyên, trạm Đại Ninh và trạm Cát Tiên.
Theo đó, mực nước trung bình tháng 4 năm 2019 trên sông Yên Thuận tại trạm Phú Ninh là 3153 cm, giảm 01 cm so với tháng trước, có giá trị bằng so với tháng cùng kỳ năm 2018. Giá trị mực nước lớn nhất là 3189 cm (ngày 03/4), giá trị mực nước nhỏ nhất là 3146 cm (ngày 16/4)).
Kết quả quan trắc chất lượng nước tại trạm Phú Ninh cho thấy tất cả các mẫu đều nằm trong giới hạn cho phép A2 (theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT). Kết quả tính toán chất lượng nước sông tại đây theo chỉ số WQI cũng cho thấy chất lượng nước sử dụng tốt cho cấp nước sinh hoạt.
Mực nước trung bình tháng 4 năm 2019 tại trạm An Thạnh là 325 cm, không thay đổi so với mực nước tháng trước, giảm 03 cm so với tháng cùng kỳ năm 2018 và tăng 04 cm so với giá trị trung bình tháng 4 nhiều năm. Giá trị mực nước lớn nhất là 347 cm (ngày 04/4), giá trị mực nước nhỏ nhất là 312 cm (ngày 25/4).
Kết quả quan trắc chất lượng nước tại trạm An Thạnh cho thấy tất cả các mẫu đều nằm trong giới hạn cho phép A1 (theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT). Kết quả tính toán chất lượng nước sông tại đây theo chỉ số WQI cho thấy chất lượng nước sông có thể sử dụng tốt cho cấp nước sinh hoạt.
Mực nước trung bình tháng 4 năm 2019 trên sông Yayun tại trạm Ya Yun Hạ là 20781 cm, tăng 08 cm so với tháng trước, tăng 05 cm so với tháng cùng kỳ năm 2018 và giảm 04 cm so với tháng 4 TBNN. Giá trị mực nước lớn nhất là 20858 cm (ngày 23/4), giá trị mực nước nhỏ nhất là 20753 cm (ngày 15/4). Kết quả quan trắc chất lượng nước tại trạm YaYun Hạ cho thấy tất cả các mẫu đều nằm trong giới hạn cho phép A1 (theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT). Kết quả tính toán chất lượng nước sông tại đây theo chỉ số WQI cho thấy chất lượng nước sông có thể sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Mực nước trung bình tháng 4 năm 2019 trên sông Ea Krông Nô tại trạm Đức Xuyên là 48769 cm, tăng 15 cm so với tháng trước, tăng 106 cm so với tháng cùng kỳ năm trước và tăng 117 cm so với giá trị trung bình tháng 4 nhiều năm. Giá trị mực nước lớn nhất là 48845 cm (ngày 04/4), giá trị mực nước nhỏ nhất là 48729 cm (ngày 29/4). Kết quả quan trắc chất lượng nước tại trạm Đức Xuyên cho thấy hầu hết các mẫu đều nằm trong giới hạn cho phép B2 (theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT), có chỉ tiêu Tổng coliform vượt giới hạn cho phép B2. Kết quả tính toán chất lượng nước sông tại đây theo chỉ số WQI cũng cho thấy chất lượng nước sông bị ô nhiễm nặng cần các biện pháp xử lí trong tương lai.
Mực nước trung bình tháng 4 năm 2019 trên sông Đa Nhim tại trạm Đại Ninh là 87985 cm, giảm 02 cm so với tháng trước, tăng 01 cm so với tháng cùng kỳ năm trước và tăng 03 cm so với giá trị trung bình tháng 4 nhiều năm. Giá trị lớn nhất là 88008 cm (ngày 16/4), giá trị nhỏ nhất là 87961 cm (ngày 29/4). Kết quả quan trắc chất lượng nước tại trạm Đại Ninh cho thấy đa số các mẫu đều nằm trong giới hạn cho phép B2 (theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT), riêng chỉ tiêu NO2-vượt GTGH. Kết quả tính toán chất lượng nước sông tại đây theo chỉ số WQI cũng cho thấy vào đầu tháng, chất lượng nước sông có thể sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp; đến giữa tháng, chất lượng nước sông được cải thiện, có thể sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Mực nước trung bình tháng 4 năm 2019 trên sông Đồng Nai tại trạm Cát Tiên là 12701 cm, tăng 25 cm so với tháng trước, tăng 33 cm so với tháng cùng kỳ năm trước và tăng 59 cm so với giá trị trung bình tháng 4 nhiều năm. Giá trị mực nước lớn nhất là 12801 cm (ngày 21/4), giá trị mực nước nhỏ nhất là 12623 cm (ngày 08/4). Kết quả quan trắc chất lượng nước tại trạm Cát Tiên cho thấy tất cả các mẫu đều nằm trong giới hạn cho phép B2 (theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT). Kết quả tính toán chất lượng nước sông tại đây theo chỉ số WQI cũng cho thấy: tại đầu tháng, chất lượng nước sông có thể sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt, đến giữa tháng chất lượng nước sông bị suy giảm, có thể sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp.