Công trình với việc sử dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại và thiết kế đặc biệt cùng với sự liên kết, hợp tác quốc tế được kỳ vọng là mô hình trình diễn tiêu biểu hỗ trợ các nghiên cứu cũng như các hoạt động liên kết quốc tế về thu gom, tái sử dụng nước mưa. Điều quan trọng nhất trong việc xây dựng và lan tỏa hệ thống này chính là việc duy trì quyền và nghĩa vụ sở hữu công trình. Do đó, tại trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, các bậc phụ huynh, các học sinh và cộng đồng địa phương cùng chung tay thành lập và quản lý Hội đồng Nước mưa.
Đáng chú ý là việc thành lập một nhóm nghiên cứu đặc biệt về nước mưa tại trường, gọi là BiTS (viết tắt của Rain Teachers & Students, nghĩa là nhóm “Thầy cô-Học sinh Nước mưa”). Từ đây, các chương trình nghệ thuật, văn hóa, khoa học kỹ thuật hấp dẫn, các hoạt động nghiên cứu lý thú liên quan tới nước mưa sẽ được triển khai nhằm lan tỏa tri thức tới cộng đồng địa phương, cũng như sẻ chia với các em học sinh đến từ những quốc gia khác.
Mục tiêu của toàn nhân loại hiện nay là sản sinh và nuôi dưỡng các công dân toàn cầu, những chủ nhân của thế giới vốn sẽ phải đối phó với cuộc khủng hoảng về khí hậu trong nay mai. Với sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc và Viện Mekong, Trường Đại học Quốc gia Seoul Hàn Quốc và Viện Nghiên cứu Quản lý Nước và Môi trường đang tiến hành một dự án nhằm lập ra các Trường học Nước mưa tại 5 nước thuộc Tiểu vùng sông Mekong.
Hy vọng những thế hệ tương lai có thể giao lưu, trao đổi kiến thức và kinh nghiệm với nhau để đối phó tốt hơn với cuộc khủng hoảng về khí hậu thông qua mạng lưới các BiTS tại các Trường học Nước mưa, vốn sẽ được xây dựng ở nhiều ngôi trường trong khu vực Đông Nam Á.