Chùm ảnh Cuộc thi “Sáng tác ảnh về Môi trường và Đa dạng sinh học thành phố Đà Nẵng”: Nơi ươm mầm một loài lan

Ban Tổ chức| 16/11/2020 18:59

(TN&MT) - Ban Tổ chức Cuộc thi “Sáng tác ảnh về Môi trường và Đa dạng sinh học thành phố Đà Nẵng” xin giới thiệu với độc giả chùm ảnh của 1 tác giả gửi đến cuộc thi về việc nhân giống thành công loài lan Gấm bản địa tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa và Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà.

Lan Gấm tên khoa học là Ludisia discolor (Ker - Gawl.) A.Rich thuộc họ Lan (Orchidaceae), cây còn có nhiều tên gọi khác như Lá Gấm, Mộc sơn thạch tùng, Kim tuyến liên,….

Cây lan Gấm hiện được xếp vào loại cây thuốc quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo vệ, thuộc nhóm IIA (nghiêm cấm khai thác vì mục đích thương mại) của nghị định 06/2019/NĐ-CP1, và nhóm EN A1 a,c,d (thực vật đang nguy cấp) trong sách đỏ Việt Nam.

Từ năm 2012, cây lan Gấm đã được Trung tâm Công nghệ sinh học Đà Nẵng thu thập tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi chúa và Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà để phục vụ nghiên cứu đề tài “Điều tra các loài lan rừng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa và Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và nghiên cứu các biện pháp nhân nhanh các loài lan rừng”.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hương - Nghiên cứu viên Trung tâm Công nghệ Sinh học Đà Nẵng – Người đã có đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến khả năng sinh trưởng của loài cây lan Gấm Ludisia discolor (Ker - Gawl.) A.Rich nuôi cấy mô tại Đà Nẵng”, dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Vũ Thị Bích Hậu – Phó Giám đốc Sở Khoa học – Công nghệ Đà Nẵng khẳng định:

“Đến nay, Trung tâm đã thành công trong việc nhân giống in vitro và ra ngôi cây lan Gấm. Từ một loài sống ở môi trường rừng núi, cây lan Gấm đã được nhân giống và sinh trưởng tốt ở môi trường mới”.

Trung tâm Công nghệ Sinh học Đà Nẵng đang tiếp tục hoàn thiện quy trình trồng tại vườn thực nghiệm.

Trước đó, Trung tâm Công nghệ Sinh học Đà Nẵng đã nuôi cấy, nhân giống thành công cây Hoa Đào Chuông – loài cây gắn với hình ảnh nhận diện Khu Bảo tồn thiên nhiên – Khu Du lịch sinh thái Bà Nà.

Lan Gấm có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, sinh trưởng ở Bà Nà-Núi Chúa; bán đảo Sơn Trà

Nhân giống thành công Lan Gấm ở Trung tâm Công nghệ Sinh học Đà Nẵng. Trong ảnh là cây 2 tháng tuổi

Thực hiện các công đoạn cấy chuyển các bộ phận cây Lan Gấm trong quy trình nhân giống in vitro loài cây này

Thực hiện các công đoạn cấy chuyển các bộ phận cây Lan Gấm trong quy trình nhân giống in vitro loài cây này

Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hương hoàn thành cấy chuyển các bộ phận tách rời khác nhau của lan Gấm vào bình nuôi cấy

Cây sinh trưởng tốt trong bình nuôi cấy

Niềm vui của Tiến sỹ Nguyễn Quyết – Trưởng Phòng Công nghệ tế bào thực vật và Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hương khi Lan Gấm sinh trưởng tốt ở Vườn thực nghiệm

Lan Gấm đang sinh trưởng tốt ở Vườn thực nghiệm Trung tâm Công nghệ Sinh học Đà Nẵng

Trước đó, Trung tâm Công nghệ Sinh học Đà Nẵng đã nuôi cấy, nhân giống thành công cây Hoa Đào Chuông in vitro

Cây hoa Đào Chuông gần 5 tháng tuổi trong bình nuôi cấy

 

 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chùm ảnh Cuộc thi “Sáng tác ảnh về Môi trường và Đa dạng sinh học thành phố Đà Nẵng”: Nơi ươm mầm một loài lan
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO