Cháy rừng và băng biển tan chảy ở Bắc Cực thúc giục hành động khẩn cấp về khí hậu

Mai Đan | 06/08/2020 17:04

(TN&MT) - Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết nhiệt độ cao và kéo dài ở Siberia đã khiến các khu vực của Bắc Cực ấm hơn vùng cận nhiệt đới Florida và gây ra các ngọn lửa bùng cháy dữ dội trong năm thứ 2 liên tiếp.

Hàng trăm vụ cháy rừng đã bùng phát ở Siberia, một số trong đó có thể thấy trong hình ảnh này được chụp từ trên không vào ngày 28/7/2019. Ảnh: ESA

Theo WMO, nhiệt độ ở Siberia đã cao hơn 5 độ C so với mức trung bình từ tháng 1 đến tháng 6 và trong tháng 6 lên tới 10 độ C so với mức trung bình.

Nhấn mạnh tổng lượng khí thải carbon tại Bắc Cực theo ước tính kể từ tháng 1 là cao nhất trong 18 năm, Clare Nullis, phát ngôn viên của WMO cho biết: “Nhiệt độ rất cao và kéo dài trong nhiều tháng nay đã khiến số lượng các đám cháy ở Bắc Cực gia tăng. Cùng thời gian đó, vùng biển đang giảm nhanh dọc theo bờ biển Bắc Cực”.

Gió xoáy liên tục

Theo giới truyền thông, nguyên nhân của tình trạng giống như “lò lửa” kéo dài là do hành động ngăn chặn của khu vực thời tiết rộng lớn ở Bắc Cực, cùng với một luồng gió xoáy liên tục về phía Bắc đã đưa không khí ấm vào khu vực.

Bà Nullis cho biết: “Bắc Cực đang nóng lên nhanh gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu, ảnh hưởng đến dân số và hệ sinh thái địa phương. Sức nóng cực đoan đó gần như không thể xảy ra nếu không chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu do con người gây ra”.

“Các cảnh quay đáng lo ngại về các vụ cháy rừng gần đại dương đã nhấn mạnh sự cần thiết phải có hành động khẩn cấp về khí hậu của các quốc gia và cam kết nhiều hơn nữa để đạt được chính các cam kết trong Thỏa thuận Khí hậu Paris. Những hành động này bao gồm cả nỗ lực nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp”, phát ngôn viên của WMO nhấn mạnh.

Nguy hiểm do cháy rừng

Theo Roshydromet, dữ liệu cho thấy 188 điểm có thể xảy ra cháy rừng ở Siberia, với những đám cháy rất lớn ở Cộng hòa Sakha thuộc Nga và Chukotka Autonomous Okrug, ở phía Đông Bắc Siberia.

“Cả 2 khu vực đã trải qua tình trạng nóng hơn nhiều so với bình thường trong những tháng qua. Chính quyền Nga cũng tuyên bố rằng có một mối nguy hiểm cháy rừng cực lớn trên khắp Khanty-Mansiysk Autonomous Okrug – Yugra nằm ở phía Tây Siberia”, WMO cho biết.

“Khói cháy rừng có chứa các chất gây ô nhiễm bao gồm carbon monoxide, nitơ oxit, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và các hạt aerosol dạng rắn”, WMO cho biết.

“Các vụ cháy rừng ở Bắc Cực đã phát ra khoảng 56 megaton carbon dioxide vào tháng 6, so với 53 megaton cùng kỳ năm ngoái”, WMO nhấn mạnh.

Gấu Bắc Cực tuyệt chủng ngày càng nhiều

Đánh giá nghiên cứu khí hậu mới được công bố trên tạp chí Nature Climate Change chỉ ra các mối đe dọa không thể đảo ngược đối với hệ sinh thái Bắc Cực, phát ngôn viên của WMO cho rằng gấu Bắc Cực - sự tồn vong của chúng đã trở thành biểu tượng của biến đổi khí hậu - có thể gần như tuyệt chủng vào cuối thế kỷ nếu băng biển tiếp tục thu hẹp với tốc độ hiện tại.

WMO cũng cảnh báo tốc độ băng tan dọc bờ biển Bắc cực thuộc Nga vào mùa xuân, đã tăng tốc kể từ cuối tháng 6, dẫn đến phạm vi băng biển rất thấp ở Laptev và Barents Seas.

“Những thay đổi về thời tiết ở hai cực cũng có thể sẽ ảnh hưởng đến những nơi xa xôi và đông dân khác nhờ một hiện tượng được gọi là “liên hệ từ xa”, bà Nullis cảnh báo.

Nắng nóng Bắc Cực tác động đến nhiều nơi khác

Những thay đổi về thời tiết được quan sát trong các hiện tượng thời tiết bao gồm El Nino, nơi không khí lạnh và khô đến những nơi thường trải qua thời tiết ấm hơn, ẩm ướt hơn.

“Nói chung, Bắc Cực đang nóng hơn gấp 2 lần mức trung bình toàn cầu, gây tác động lớn đến dân cư và hệ sinh thái địa phương, nhưng những gì xảy ra ở Bắc Cực không chỉ tác động ở nơi đây, nó còn ảnh hưởng đến thời tiết của chúng ta ở những nơi khác nhau trên thế giới, nơi có hàng trăm triệu người sống”, bà Nullis nhấn mạnh.

Theo Tổng hợp từ UN News
Copy Link
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cháy rừng và băng biển tan chảy ở Bắc Cực thúc giục hành động khẩn cấp về khí hậu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO