(TN&MT) - Nhiều chung cư bị kết luận là không đảm bảo an toàn cháy nổ nhưng phần lớn căn hộ vẫn được lấp đầy cư dân. Có chung cư đã được sử dụng cả chục năm chưa nghiệm thu PCCC. Nhưng cư dân nhiều nơi chưa dành nhiều sự quan tâm đến vấn đề này.
Vừa qua Hà Nội công bố 79 tòa chung cư vi phạm quy định về PCCC. Nhưng theo khảo sát của PV báo Tài nguyên & Môi trường, tại phần lớn nhà chung cư này, người dân vẫn sinh sống từ nhiều năm. Những người già trẻ em vẫn vô tư sinh hoạt mà quên cả những nguy hiểm cháy nổ đang rình rập.
Chưa nói đến thiết kế PCCC, tại một số nhà chung cư, các dụng cụ chữa cháy như: dây dẫn, chuông báo, van nước,... không đảm bảo cho công tác PCCC. Có nơi, tủ cứu hỏa nằm trơ trọi, không thấy dụng cụ cứu hỏa ở đâu.
Khi PV đặt vấn đề tìm hiểu về PCCC tại một số tòa chung cư, nhiều cư dân tỏ ra khá thờ ơ. Một số người nói rằng, họ mua nhà về ở chứ không để ý việc PCCC có đảm bảo hay không. Nhiều người lại từ chối trả lời, tìm cớ thoái thác vì đang vội đi công việc, chỉ cho PV liên hệ với người khác.
Không ít người lắc đầu, nói rằng không hiểu hệ thống PCCC như thế nào, đâu biết được chủ đầu tư làm đúng hay sai. Tủ chữa cháy thiếu thừa phần nào họ cũng chịu. Trong khi đó, nhiều người tỏ ra chán nản, gần như phó mặc sự an toàn của mình cho chủ đầu tư và cơ quan chức năng vì họ đã quá mệt mỏi trong đòi hỏi quyền lợi.
"Cố mãi mới mua được căn chung cư để ở. Có chỗ chui ra chui vào, tránh cảnh đi thuê nhà là tốt rồi. Biết là chủ đầu tư vi phạm quy định, nhưng cũng đành chịu." - Một người mua nhà chia sẻ.
Tòa nhà Hei Tower trên đường Ngụy Như Kon Tum (Thanh Xuân, Hà Nội) vừa qua được báo chí phản ánh về việc cư dân phản đối chủ đầu tư vì vi phạm quy định PCCC. Thậm chí có cư dân ở đây bị đe dọa uy hiếp vì dám đấu tranh đòi quyền lợi.
Sau đó, mặc dù khắp 4 mặt tòa nhà vẫn treo biểu ngữ phản đối chủ đầu tư, nhưng khi chúng tôi có mặt ở sảnh, những người được hỏi đều xua tay lắc đầu. Có người nói rằng mình chỉ là người giúp việc. Người khác trả lời ở quê lên Hà Nội trông cháu. Một vài người bỏ đi vội vàng. Gặng hỏi một người đàn ông trung niên, ông này nói rằng lên liên hệ với trưởng ban đại diện mà hỏi và nhất quyết không cung cấp thông tin gì thêm.
Tại chung cư CT5 (KĐT Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội), chúng tôi cố gắng liên hệ điện thoại với bà Phạm Thị Bình (một giáo viên về hưu, Trưởng Ban Quản trị tòa nhà) nhưng bà Bình từ chối cung cấp thông tin. Bà Bình nói rằng nhiều năm nay đã cùng cư dân yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng quy định PCCC nhưng không có kết quả. Kiến nghị lên cơ quan chức năng nhiều lần, chủ đầu tư hứa hẹn rồi cứ để như vậy, mọi việc không có gì thay đổi.
Đại diện Ban quản trị tòa nhà còn cho rằng, báo chí đăng tải nhiều cũng không đem lại lợi ích gì. Thậm chí một số báo chí còn lấy đó làm đề tài câu khách gọi những tòa chung cư này là "nơi không đáng sống". Theo bà Bình, điều này khiến người dân rất không đồng tình. Vì vậy, người dân ở tòa nhà chỉ chờ vào sự giải quyết của cơ quan pháp luật.
Khi được hỏi Ban Quản trị đã thể hiện trách nhiệm gì thì bà Bình cho rằng, đã cùng cư dân đấu tranh đòi quyền lợi, yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đầy đủ quy định pháp luật. Nhưng chủ đầu tư chây ì nên cần sự can thiệp của các cơ quan có thẩm quyền.
Tuy nhiên ông Nguyễn Văn Điệp (một ứng cử viên Ban Quản trị tòa nhà) cho rằng, người dân vẫn biết là chủ đầu tư vi phạm quy định an toàn cháy nổ. "Nhưng không ở thì chúng tôi biết ở đâu", ông Điệp nói. Theo ông Điệp, thời gian đầu, người dân đấu tranh rất quyết liệt, nhưng lâu dần rồi cũng đành phải chịu, không biết làm gì hơn.
Ông Điệp cho rằng, quy định pháp luật về an toàn xây dựng đều đã đầy đủ rõ ràng, nhưng có thể mức xử phạt còn quá nhẹ nên chủ đầu tư coi thường. Mặt khác, "cơ quan thẩm quyền có thực hiện nghiêm và có biện pháp cưỡng chế hay không mới là điều cần bàn", cư dân này nói.
Một đặc điểm khá giống nhau là phần lớn chủ đầu tư của các tòa nhà mà chúng tôi liên hệ tìm hiểu về an toàn cháy nổ đều từ chối trả lời với lý do "lãnh đạo bận".
Trả lời chúng tôi, PGS.TS Tôn Thất Đại (chuyên gia nghiên cứu xây dựng và định cư) cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến những nhà chung cư không đảm bảo an toàn cháy nổ vẫn chật ních người là nhu cầu về nhà ở tại Hà Nội đang quá lớn. Người dân quá thiếu chỗ tá túc.
Theo ông, nhiều người gom góp tiền mua được nhà, họ nghĩ rằng có chỗ ở là tốt lắm rồi. Nhận thức của người dân về quy tắc phòng chống cháy nổ cũng không nhiều. Người dân đành chấp nhận mua nhà khi các hạng mục chưa đảm bảo. Vậy nên họ vô tình tiếp tay cho chủ đầu tư sai phạm.
TS Đại cho biết, trong thiết kế xây dựng, quy định về an toàn cháy nổ cực kỳ quan trọng và phải được vẽ rất chi tiết. Nhiều hạng mục khác cũng liên quan đến phòng chống cháy nổ như: số cửa thoát hiểm, khoảng cách cầu thang, độ rộng của các đường vào khu chung cư,... Nhiều người dân mua nhà không thể hiểu hết các vấn đề này, chủ đầu tư lại không thực hiện đúng quy định hoặc cố tình bỏ qua sẽ dẫn đến mất an toàn PCCC.
Vừa qua Hà Nội công bố 79 tòa chung cư vi phạm quy định về PCCC. Nhưng theo khảo sát của PV báo Tài nguyên & Môi trường, tại phần lớn nhà chung cư này, người dân vẫn sinh sống từ nhiều năm. Những người già trẻ em vẫn vô tư sinh hoạt mà quên cả những nguy hiểm cháy nổ đang rình rập.
Chưa nói đến thiết kế PCCC, tại một số nhà chung cư, các dụng cụ chữa cháy như: dây dẫn, chuông báo, van nước,... không đảm bảo cho công tác PCCC. Có nơi, tủ cứu hỏa nằm trơ trọi, không thấy dụng cụ cứu hỏa ở đâu.
Khi PV đặt vấn đề tìm hiểu về PCCC tại một số tòa chung cư, nhiều cư dân tỏ ra khá thờ ơ. Một số người nói rằng, họ mua nhà về ở chứ không để ý việc PCCC có đảm bảo hay không. Nhiều người lại từ chối trả lời, tìm cớ thoái thác vì đang vội đi công việc, chỉ cho PV liên hệ với người khác.
Không ít người lắc đầu, nói rằng không hiểu hệ thống PCCC như thế nào, đâu biết được chủ đầu tư làm đúng hay sai. Tủ chữa cháy thiếu thừa phần nào họ cũng chịu. Trong khi đó, nhiều người tỏ ra chán nản, gần như phó mặc sự an toàn của mình cho chủ đầu tư và cơ quan chức năng vì họ đã quá mệt mỏi trong đòi hỏi quyền lợi.
"Cố mãi mới mua được căn chung cư để ở. Có chỗ chui ra chui vào, tránh cảnh đi thuê nhà là tốt rồi. Biết là chủ đầu tư vi phạm quy định, nhưng cũng đành chịu." - Một người mua nhà chia sẻ.
Tòa nhà Hei Tower trên đường Ngụy Như Kon Tum (Thanh Xuân, Hà Nội) vừa qua được báo chí phản ánh về việc cư dân phản đối chủ đầu tư vì vi phạm quy định PCCC. Thậm chí có cư dân ở đây bị đe dọa uy hiếp vì dám đấu tranh đòi quyền lợi.
Sau đó, mặc dù khắp 4 mặt tòa nhà vẫn treo biểu ngữ phản đối chủ đầu tư, nhưng khi chúng tôi có mặt ở sảnh, những người được hỏi đều xua tay lắc đầu. Có người nói rằng mình chỉ là người giúp việc. Người khác trả lời ở quê lên Hà Nội trông cháu. Một vài người bỏ đi vội vàng. Gặng hỏi một người đàn ông trung niên, ông này nói rằng lên liên hệ với trưởng ban đại diện mà hỏi và nhất quyết không cung cấp thông tin gì thêm.
Tại chung cư CT5 (KĐT Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội), chúng tôi cố gắng liên hệ điện thoại với bà Phạm Thị Bình (một giáo viên về hưu, Trưởng Ban Quản trị tòa nhà) nhưng bà Bình từ chối cung cấp thông tin. Bà Bình nói rằng nhiều năm nay đã cùng cư dân yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng quy định PCCC nhưng không có kết quả. Kiến nghị lên cơ quan chức năng nhiều lần, chủ đầu tư hứa hẹn rồi cứ để như vậy, mọi việc không có gì thay đổi.
Đại diện Ban quản trị tòa nhà còn cho rằng, báo chí đăng tải nhiều cũng không đem lại lợi ích gì. Thậm chí một số báo chí còn lấy đó làm đề tài câu khách gọi những tòa chung cư này là "nơi không đáng sống". Theo bà Bình, điều này khiến người dân rất không đồng tình. Vì vậy, người dân ở tòa nhà chỉ chờ vào sự giải quyết của cơ quan pháp luật.
Khi được hỏi Ban Quản trị đã thể hiện trách nhiệm gì thì bà Bình cho rằng, đã cùng cư dân đấu tranh đòi quyền lợi, yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đầy đủ quy định pháp luật. Nhưng chủ đầu tư chây ì nên cần sự can thiệp của các cơ quan có thẩm quyền.
Tuy nhiên ông Nguyễn Văn Điệp (một ứng cử viên Ban Quản trị tòa nhà) cho rằng, người dân vẫn biết là chủ đầu tư vi phạm quy định an toàn cháy nổ. "Nhưng không ở thì chúng tôi biết ở đâu", ông Điệp nói. Theo ông Điệp, thời gian đầu, người dân đấu tranh rất quyết liệt, nhưng lâu dần rồi cũng đành phải chịu, không biết làm gì hơn.
Ông Điệp cho rằng, quy định pháp luật về an toàn xây dựng đều đã đầy đủ rõ ràng, nhưng có thể mức xử phạt còn quá nhẹ nên chủ đầu tư coi thường. Mặt khác, "cơ quan thẩm quyền có thực hiện nghiêm và có biện pháp cưỡng chế hay không mới là điều cần bàn", cư dân này nói.
Một đặc điểm khá giống nhau là phần lớn chủ đầu tư của các tòa nhà mà chúng tôi liên hệ tìm hiểu về an toàn cháy nổ đều từ chối trả lời với lý do "lãnh đạo bận".
Trả lời chúng tôi, PGS.TS Tôn Thất Đại (chuyên gia nghiên cứu xây dựng và định cư) cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến những nhà chung cư không đảm bảo an toàn cháy nổ vẫn chật ních người là nhu cầu về nhà ở tại Hà Nội đang quá lớn. Người dân quá thiếu chỗ tá túc.
Theo ông, nhiều người gom góp tiền mua được nhà, họ nghĩ rằng có chỗ ở là tốt lắm rồi. Nhận thức của người dân về quy tắc phòng chống cháy nổ cũng không nhiều. Người dân đành chấp nhận mua nhà khi các hạng mục chưa đảm bảo. Vậy nên họ vô tình tiếp tay cho chủ đầu tư sai phạm.
TS Đại cho biết, trong thiết kế xây dựng, quy định về an toàn cháy nổ cực kỳ quan trọng và phải được vẽ rất chi tiết. Nhiều hạng mục khác cũng liên quan đến phòng chống cháy nổ như: số cửa thoát hiểm, khoảng cách cầu thang, độ rộng của các đường vào khu chung cư,... Nhiều người dân mua nhà không thể hiểu hết các vấn đề này, chủ đầu tư lại không thực hiện đúng quy định hoặc cố tình bỏ qua sẽ dẫn đến mất an toàn PCCC.