“Vương quốc Anh thông báo muốn đảm bảo kế hoạch phục hồi kinh tế “xanh”, phản ánh các kế hoạch tương tự ở Liên minh châu Âu và các nơi khác, nhưng cần phải thực hiện các mục tiêu bền vững trong các kế hoạch đó”, bức thư viết.
Các SDG đã được đưa ra vào năm 2015 và bao gồm một loạt các mục tiêu sẽ đạt được vào năm 2030, bao gồm xóa đói giảm nghèo, giảm bất bình đẳng và bảo vệ môi trường.
Trong bức thư ngày 9/6, các nhà lãnh đạo như Giám đốc điều hành Natwest (RBS.L) Alison Rose và Giám đốc điều hành Peter Harrison của Schroder (SDR.L) cho rằng SDGs nên được thực hiện để ưu tiên những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội.
Theo các nhà lãnh đạo trên, các SDG cung cấp cho chúng ta một khuôn khổ có thể giúp chúng ta ưu tiên sức khỏe và phúc lợi, bên cạnh sự thịnh vượng và GDP, như một thước đo thành công của quốc gia. “Chúng ta cần đảm bảo rằng sự phục hồi của chúng ta từ đại dịch không để ai bị bỏ lại phía sau và đặt sức khỏe và phúc lợi của các thế hệ hiện tại và tương lai lên hàng đầu”, họ nhấn mạnh.
Một người phụ nữ đeo khẩu trang đi qua cầu trước Quảng trường One Canada ở bến Canary sau khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát ở London, Anh, vào ngày 18/5/2020. Ảnh: REUTERS / Simon Dawson |
Theo bức thư này, “các chính sách kết hợp” dựa trên khuôn khổ của Liên Hợp Quốc sẽ giúp chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp và tập trung vào các rủi ro đối với xã hội do mất đa dạng sinh học và môi trường sống.
“Chúng tôi nhận thấy rằng quy mô phục hồi sẽ đặt ra nhiều thách thức cho chính phủ Anh. Nhưng cuộc khủng hoảng COVID-19 đã chỉ ra rằng các doanh nghiệp, chính phủ và xã hội dân sự có thể và sẽ làm việc cùng nhau để tạo ra sự thay đổi lâu dài và tích cực”, bức thư viết.
“Chúng tôi cho rằng SDGs nên được sử dụng để thiết lập mức độ tham vọng cho sự phục hồi đại dịch ở Vương quốc Anh và một tương lai đảm bảo tất cả mọi người trong nước có một cuộc sống tốt, thịnh vượng trên một hành tinh khỏe mạnh”, bức thư nhấn mạnh.
Tây Ban Nha: Bắt buộc đeo khẩu trang ngay cả khi kết thúc tình trạng khẩn cấp
Phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 9/6, Bộ trưởng Y tế Tây Ban Nha Salvador Illa cho biết việc sử dụng khẩu trang sẽ vẫn là yêu cầu bắt buộc ở nơi công cộng ở Tây Ban Nha ngay cả sau khi đất nước này kết thúc tình trạng khẩn cấp vào ngày 21/6.
“Là một phần của sắc lệnh mới nhằm điều chỉnh các điều kiện sau khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ, người Tây Ban Nha phải tiếp tục đeo khẩu trang khi đi ra ngoài nếu họ không thể đảm bảo khoảng cách 1,5 mét với người khác”, Illa cho biết sau cuộc họp nội các hàng tuần.
Ấn Độ: Số ca nhiễm COVID-19 ở Delhi “bùng nổ”
Số ca nhiễm COVID-19 ở Delhi, Ấn Độ sẽ tăng lên hơn nửa triệu người vào cuối tháng 7 và bệnh viện sẽ quá tải trong việc xử lý một ổ dịch như vậy.
Cảnh báo trên được đưa ra khi rất nhiều người đang phải vất vả để có được giường bệnh tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ.
Mặc dù đất nước với 1,3 tỷ dân đã tiến hàng phong tỏa từ tháng 3/2020 nhưng dịch bệnh này đang lan rộng ở Ấn Độ với tốc độ nhanh nhất thế giới khi đất nước bắt đầu mở lại nền kinh tế.
Tổng số ca nhiễm ở mức 266.598, cao thứ 5 thế giới và sẽ vượt qua Vương quốc Anh trong vài ngày tới.
Những người đeo khẩu trang đi bộ trong trung tâm thương mại khi Ấn Độ nới lỏng các hạn chế phong tỏa tại New Delhi, Ấn Độ, ngày 8/6/2020. Ảnh: Reuters |
Trao đổi với báo giới, Phó Thủ hiến Delhi Manish Sisodia cho biết: Delhi, một trong những điểm nóng đại dịch, có gần 29.000 trường hợp và theo dự báo sẽ tăng lên 550.000 người vào cuối tháng 7. Đến lúc đó thành phố này sẽ cần 80.000 giường so với công suất hiện tại chỉ gần 9.000.
“Đây là một vấn đề lớn, nếu số ca nhiễm tiếp tục gia tăng”, ông Sisodia nói. Mumbai là điểm nóng khác.
Cập nhật lúc 8h40 ngày 10/6/2020:
*Thế giới: 7.316.820 người mắc; 413.625 người tử vong
*Việt Nam: 332 người mắc, 0 tử vong.
Đến 6h ngày 10/6 không ghi nhận ca mắc mới COVID-19
Tổng cộng 317 bệnh nhân đã được chữa khỏi. Trong đó:
16 bệnh nhân mắc COVID-19 (tính từ ngày 23/1 đến ngày 13/2) đã được chữa khỏi (giai đoạn 1).
301 bệnh nhân mắc COVID-19 (tính từ ngày 6/3 đến ngày 9/6) được chữa khỏi (giai đoạn 2)