Cận cảnh Cầu vượt ngã ba Huế: Biểu tượng mới của đô thị Đà Nẵng

25/03/2015 00:00

(TN&MT) - Công trình giao thông cầu vượt ngã ba Huế sẽ được khánh thành vào dịp kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975- 29/3/2015). Không chỉ góp phần xóa điểm đen tai nạn giao thông tại nút giao giữa quốc lộ 1A và đường sắt ở cửa ngõ TP Đà Nẵng, Cầu vượt ngã ba Huế còn trở thành biểu tượng mới của Đà Nẵng.

Cầu vượt nút giao thông ngã ba Huế được khởi công xây dựng vào ngày 29/3/2013 với tổng mức đầu tư  2.050.787.000.000 (Hai nghìn, không trăm năm mươi tỷ, bảy trăm tám mươi bảy triệu đồng). Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ thống nhất chủ trương đầu tư theo hình thức Xây dựng – Chuyển Giao (Hợp đồng BT) nhằm triển khai kế hoạch lập lại trật tự an toàn hành lang đường sắt đã được phê duyệt tại Quyết định số 1856/QĐ-TTg ngày 27/12/2007.

hsggta
Cầu vượt hiện đại ngã ba Huế sẽ được khánh thành vào dịp 40 năm giải phóng Đà Nẵng

Công trình do Công ty CP Đầu tư xây dựng Trung Nam (Trungnam Group) làm Nhà đầu tư. Sau 18 tháng thi công, công trình đang chuẩn bị hoàn thành và đưa vào sử dụng từ ngày 29/3/2015 nhân dịp chào mừng 40 năm Ngày Giải phóng TP Đà Nẵng. Đây là công trình được tổ chức thi tuyển kiến trúc với sự tham gia của nhiều đơn vị Tư vấn có năng lực kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế xây dựng cầu, đường bộ ở cả trong nước và trên thế giới.

lkkjhhg
 

Phương án kiến trúc được phê duyệt của nút giao thông ngã ba Huế trên văn hóa của người Chăm cổ xưa trên vùng đất Đà Nẵng. Ý tưởng kiến trúc tổng thể của nút giao ngã ba Huế gồm trụ tháp hình parabol và vòng xuyến tròn bao quanh, hình dáng cách điệu cho biểu tượng Linga và Yoni của thần Silva (chúa tể của muôn loài), tượng trưng cho sức sống và sức sáng tạo mãnh liệt của nhân loại.

Cầu với 3 tầng: tầng mặt đất (cho các nhánh rẽ với đường bộ không giao với đường sắt) tầng 1 (là vòng xuyến trên cao với các nhánh rẽ) tầng 2 cho các hướng ưu tiên từ Huế về Trung tâm thành phố và ngược lại.
Cầu với 3 tầng: tầng mặt đất (cho các nhánh rẽ với đường bộ không giao với đường sắt) tầng 1 (là vòng xuyến trên cao với các nhánh rẽ) tầng 2 cho các hướng ưu tiên từ Huế về Trung tâm thành phố và ngược lại.

Nút giao thông có kết cấu 03 tầng: tầng mặt đất cho các nhánh rẽ với đường bộ không giao với đường sắt, cầu vượt tầng 1 là vòng xuyến trên cao với các nhánh rẽ, cầu vượt tầng 2 cho các hướng ưu tiên từ Huế về Trung tâm thành phố và ngược lại.

Trụ tháp hình parabol và vòng xuyến tròn bao quanh, hình dáng cách điệu cho biểu tượng Linga và Yoni của thần Silva (chúa tể của muôn loài), tượng trưng cho sức sống và sức sáng tạo mãnh liệt của nhân loại.
Trụ tháp hình parabol và vòng xuyến tròn bao quanh, hình dáng cách điệu cho biểu tượng Linga và Yoni của thần Silva (chúa tể của muôn loài), tượng trưng cho sức sống và sức sáng tạo mãnh liệt của nhân loại.

Là cây cầu vượt lớn nhất nước nằm trên quốc lộ 1A, cửa ngõ vào TP. Đà Nẵng, cầu được xây dựng vĩnh cửu và thiết kế phức tạp. Có tổng chiều dài hơn 2,5km, gồm có 50 nhịp cầu, cống hộp và tường chắn đường dẫn đầu cầu. Toàn công trình có tổng cộng 491 cọc khoan nhồi có đường kính 1m, 1,2m, 2m; 57 trụ và mố cầu, 1 trụ tháp cao 65m, hệ dây văng 2 mặt phẳng, vòng xuyến có đường kính rộng 150m...

Cận cảnh Cầu vượt ngã ba Huế
Cận cảnh Cầu vượt ngã ba Huế

Công trình là điểm nhấn kiến trúc mới cho đô thị Đà Nẵng, thể hiện sự hòa hợp của “Đất” và ‘Trời”. Khi hoàn thành đưa vào khai thác, cầu vượt ngã ba Huế sẽ xóa điểm đen TNGT tại nút giao giữa quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam. Đây còn là một công trình kiến trúc đẹp, đặt tại vị trí cửa ngõ của Thành phố, xứng đáng với kỳ vọng của người dân Đà Nẵng và sẽ là công trình mang tính biểu tượng của Thành phố, khẳng định vị thế của thành phố Đà Nẵng là Trung tâm Kinh tế - Chính trị - Văn hóa – Xã hội của các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên

Tin & ảnh: Lan Anh – Quỳnh Anh

 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cận cảnh Cầu vượt ngã ba Huế: Biểu tượng mới của đô thị Đà Nẵng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO