Cam kết không sử dụng sản phẩm từ tê giác trong đông y

07/12/2015 00:00

(TN&MT) - Ngày 7/12, tại Hà Nội, Mạng lưới Giám sát buôn bán Động thực vật Hoang dã TRAFIC phối hợp với Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung Ương, Bộ Y tế, tổ chức buổi tập huấn về cam kết không sử dụng động thực vật hoang dã nguy cấp trong hành nghề.

Tại Việt Nam, việc phổ biến khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, nhu cầu đối với sản phẩm động vật hoang dã đang làm suy giảm nghiêm trọng các quần thể động vật quý hiếm. Năm 2011, loài tê giác Java chính thức bị tuyên bố tuyệt chủng tại Việt Nam. Những loài Tê giác trên thế giới đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng bởi nạn săn trôm lấy sừng ngày càng gia tăng. Vì vậy, buổi tập huấn nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của bảo vệ động thực vật hoang dã, trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để người hành nghề có trách nhiệm hơn với động vật hoang dã, tạo ra môi trường hành nghề bền vững.

Toàn cảnh buổi ký cam kết của sinh viên
Toàn cảnh buổi ký cam kết của sinh viên

Tại buổi tập huấn, các nhà khoa học, giảng viên và hơn 600 học viên đến từ 11 cơ sở Y học cổ truyền hàng đầu Việt Nam đã cam kết không sử dụng động vật hoang dã nguy cấp trong hành nghề. Cam kết này đang tạo ra một phong trào mới về bảo vệ động thực vật nguy cấp, trong đó có Tê giác.

Theo GS.BS Hoàng Bảo Châu, Phó Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, cho rằng: Người hành nghề Y học cổ truyền cần không kê đơn thuốc có thành phần từ động vật hoang dã nguy cấp, được bảo vệ, như sừng tê giác. Có rất nhiều dược liệu có thể thay thế động vật hoang dã đảm bảo chất lượng mà vẫn không gây ảnh hưởng tiêu cực đến thiên nhiên.

Trở về từ hai buổi tập huấn chính được tổ chức tại Hà Nội, TPHCM, học viên và giảng viên đến từ 11 cơ sở đào tạo về y học cổ truyền sẽ tổ chức các hoạt động tuyên truyền tại đơn vị mình từ đó lan tỏa thông điệp hành nghề y có trách nhiệm và nói không với tiêu thụ động vật hoang dã nguy cấp.

Nguyễn Cường – Vũ Vân

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cam kết không sử dụng sản phẩm từ tê giác trong đông y
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO