(TN&MT) - Ai cũng biết để có chú chó trung thành, giỏi giang phải trải qua khóa huấn luyện. Nhưng đằng sau đó là cả một câu chuyện dài…Chuyến thăm đặc biệt
Những ngày cuối năm, nhóm phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường có dịp ghé thăm Cục Cảnh sát huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ (K204), Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (K20) để tận mắt chứng kiến công cuộc huấn luyện chó nghiệp vụ đầy gian nan, khổ ải.
Quả đúng là thấm thía, có trải qua gian nan mới hiểu được sự vất vả, để có được những chú chó thông minh, hiểu nghiệp vụ, những huấn luyện viên đã phải mất rất nhiều công sức trên thao trường, thậm chí đánh đổi bằng máu của chính bản thân mình.
Những ngày đông, trời lạnh như cắt da cắt thịt, chúng tôi được một cán bộ dẫn ra thao trường huấn luyện, thoạt đầu không khỏi giật mình bởi “trận địa” đầy rẫy những hiểm nguy được bố trí sẵn để huấn luyện “học trò” thành những sát thủ.
Bất ngờ, "chào", khẩu lệnh phát ra từ một vị cán bộ mặc quân phục, khoảng 10 chú chó đang nằm yên đồng loạt đứng dậy, ngoan ngoãn giơ hai chân ra trước mặt và thế là cuộc huấn luyện bắt đầu.
Theo khẩu lệnh, 10 chú chó răm rắp hết bò, trườn, chạy, nhảy lại lao vút theo một đồ vật mà huấn luyện viên tung ra. Người huấn luyện viên chỉ cần xòe bàn tay chếch 45 độ, những chú chó như những người học trò bắt đầu ngồi; bàn tay đưa ngang là nằm và bàn tay dựng cao là các chú cẩu chào...
Sau 20 phút của bài học cơ bản, các học trò chó được chuyển sang tập bài bảo vệ. Nào là tập gác vật, cắp vật, canh vật, bắt mùi vị, tuần tra, phục kích, truy kích, truy tìm vật chứng…
Trên thao trường, tranh thủ lúc nghỉ ngơi, Đại úy Đỗ Văn Chức - Phó Đội trưởng Đội sử dụng động vật (Phòng 6) chia sẻ với chúng tôi: “Việc đầu tiên làm quen với chó nghiệp vụ là công việc thân hòa, để có được một chú chó thiện chiến, việc nuôi dạy mất rất nhiều công sức. Các động tác cơ bản như đứng, chào, ngồi, nằm, bò, trườn, kêu... phải hết sức thuần thục để lúc nào cũng phục vụ sẵn sàng chiến đấu và làm nhiệm vụ”.
Theo Đại úy Chức, mỗi bài tập dành cho các ''học trò'' có thể kéo dài trong 3 - 4 tháng, bởi có những ngày họ phải cho ''học trò'' tập đi tập lại hàng chục, thậm chí hàng trăm lần một nội dung nào đó. Lý do chỉ vì hôm ấy chúng nổi hứng thích chơi hơn là học. "Dạy chúng thế thôi nhưng mà khổ lắm, chúng không nghe, cũng không được quát mắng vì dễ làm nó hoảng sợ, sẽ rất khó dạy”, vị Đại úy trải lòng.
Cũng theo Đại úy Chức, mới bắt đầu tập, có chú chó quen rất nhanh, nhưng có chú phải tốn nhiều thời gian. Thậm chí, huấn luyện viên phải chiều theo thói đỏng đảnh của nó mà không được quát mắng. Ban đầu, khi đưa ra các khẩu lệnh như đứng, ngồi, nằm, bò... huấn luyện viên phải kèm theo các cú giật dây cương. Khi chúng đã quen mới tháo bỏ dây cương và kết hợp khẩu lệnh với động tác.
Khi được chúng tôi hỏi về tiêu chuẩn của một chú chó nghiệp vụ, một cán bộ mặt đầy vẻ uy nghi cho biết, để đảm bảo có những “chú vệ sĩ” phục vụ tốt nhiệm vụ, trước khi đưa vào huấn luyện, các chú chó phải có độ tuổi từ 1 - 2 năm. Các tiêu chuẩn về thần kinh, thể chất, trọng lượng, không bị dị tật luôn được đặt lên hàng đầu. Và đặc biệt nhất, mỗi chú chó sau khi được đội ngũ y bác sỹ kiểm tra kỹ lưỡng, mới được đưa vào huấn luyện.
Thiếu tá Dương Phương Nam - Phó trưởng Phòng Chăn nuôi thú y (Phòng 3) cho biết: “Hiện nay, chúng tôi sử dụng các loại chó như: Rottweiler, becgie Đức, becgie Bỉ, labrador, cocker Tây Ban Nha để huấn luyện chó nghiệp vụ phục vụ cho nghành công an”.
“Ngay lúc nhập giống từ nước ngoài về chúng tôi đã phải làm nhiệm vụ thuần hóa chúng thích nghi với thời tiết và khí hậu trong nước để đảm bảo sức khỏe và duy trì nòi giống” - vẫn lời vị Thiếu tá. Quả đúng vậy, theo quan sát của chúng tôi, những chú cảnh khuyển tại đây được đảm bảo sức khỏe một cách rất đặc biệt, dùng những loại vắc-xin được nhập từ nước ngoài để phòng những loại bệnh cũng rất đặc biêt, thậm chí có những bệnh phải lên phương án theo dõi hàng ngày.
Từ thao trường cho đến chiến công
Chó nghiệp vụ là lực lượng cảnh khuyển góp phần vào mặt trận đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo sự yên bình cho cuộc sống người dân. Đại úy Đỗ Văn Chức - Phó Đội trưởng Đội sử dụng động vật khá hồ hởi nhưng cũng có phần trầm tư khi kể về những chiến công mà cảnh khuyển đem lại.
Đại úy Chức nói rằng, thời gian qua, nhiều cảnh khuyển đã đóng một vai trò quan trọng trong công tác khám nghiệm hiện trường, giám biệt nguồn hơi, truy tìm vật chứng, qua đó, củng cố tư liệu để điều tra vụ án.
Bỗng đang hồ hởi rồi bất chợt đôi mắt của Đại úy Chức chợt đợm buồn, giọng run run vì nhớ lại ký ức về chuyên án triệt phá ma túy lớn tháng 7/2014.
“Đó là giai đoạn 2 của chuyên án, lúc đó, Cục Cảnh sát huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ được cử 6 cán bộ cùng với 6 chó nghiệp vụ kết hợp với các lực lượng khác tham gia phá án” - Đại úy Chức bắt đầu kể:
''Vào điểm phục kích, ngay lập tức tất cả bắt tay vào việc cầm quốc xẻng đào những đoạn hào để người và chó cùng ẩn nấp. Khi các đối tượng vào trận địa, lập tức tổ công tác bắn pháo sáng và bật đèn, kêu gọi các đối tượng đầu hàng nhưng với bản chất manh động các đối tượng ngay lập tức chống trả quyết liệt để thoát thân''.
"Khi đó tổ công tác được lệnh thả chó lên phía trước để chấn áp các đối tượng thì con Zôn (tên gọi thường ngày khi huấn luyện của một chú chó nghiệp vụ) ngay lập tức vồ lấy đối tượng gần nhất. Lúc này, một đối tượng nhanh tay nã súng vào ngực nó khiến nó không kịp tránh và tử nạn, những chú chó khác ngay lập tức lao tới khống chế đối tượng'' - Đại úy bỗng rơi nước mắt khi kể cho chúng tôi.
Kết quả, nhờ sự hỗ trợ của cảnh khuyển và sự mưu trí của các cán bộ, chiến sĩ tham gia phá án, 5 đối tượng bị bắt, 2 đối tượng chết ngay tại chỗ, 5 đối tượng khác bị thương. Tại hiện trường, lực lượng phá án thu được 108 bánh heroin, 2 khẩu súng cacbin, 2 khẩu AK, 1 súng ngắn và 70 viên đạn...
Có thể thấy, cảnh khuyển đã dần trở thành một lực lượng quan trọng, tham gia tích cực vào công cuộc đấu tranh giữ gìn an ninh và trật tự an toàn xã hội. Để có được những chiến công đó, không thể không kể tới sự gian khổ, vất vả của những cán bộ, chiến sỹ đang ngày đêm huấn luyện chúng.
Những ngày cuối năm, nhóm phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường có dịp ghé thăm Cục Cảnh sát huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ (K204), Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (K20) để tận mắt chứng kiến công cuộc huấn luyện chó nghiệp vụ đầy gian nan, khổ ải.
Quả đúng là thấm thía, có trải qua gian nan mới hiểu được sự vất vả, để có được những chú chó thông minh, hiểu nghiệp vụ, những huấn luyện viên đã phải mất rất nhiều công sức trên thao trường, thậm chí đánh đổi bằng máu của chính bản thân mình.
Những ngày đông, trời lạnh như cắt da cắt thịt, chúng tôi được một cán bộ dẫn ra thao trường huấn luyện, thoạt đầu không khỏi giật mình bởi “trận địa” đầy rẫy những hiểm nguy được bố trí sẵn để huấn luyện “học trò” thành những sát thủ.
Bất ngờ, "chào", khẩu lệnh phát ra từ một vị cán bộ mặc quân phục, khoảng 10 chú chó đang nằm yên đồng loạt đứng dậy, ngoan ngoãn giơ hai chân ra trước mặt và thế là cuộc huấn luyện bắt đầu.
Theo khẩu lệnh, 10 chú chó răm rắp hết bò, trườn, chạy, nhảy lại lao vút theo một đồ vật mà huấn luyện viên tung ra. Người huấn luyện viên chỉ cần xòe bàn tay chếch 45 độ, những chú chó như những người học trò bắt đầu ngồi; bàn tay đưa ngang là nằm và bàn tay dựng cao là các chú cẩu chào...
Sau 20 phút của bài học cơ bản, các học trò chó được chuyển sang tập bài bảo vệ. Nào là tập gác vật, cắp vật, canh vật, bắt mùi vị, tuần tra, phục kích, truy kích, truy tìm vật chứng…
Trên thao trường, tranh thủ lúc nghỉ ngơi, Đại úy Đỗ Văn Chức - Phó Đội trưởng Đội sử dụng động vật (Phòng 6) chia sẻ với chúng tôi: “Việc đầu tiên làm quen với chó nghiệp vụ là công việc thân hòa, để có được một chú chó thiện chiến, việc nuôi dạy mất rất nhiều công sức. Các động tác cơ bản như đứng, chào, ngồi, nằm, bò, trườn, kêu... phải hết sức thuần thục để lúc nào cũng phục vụ sẵn sàng chiến đấu và làm nhiệm vụ”.
Theo Đại úy Chức, mỗi bài tập dành cho các ''học trò'' có thể kéo dài trong 3 - 4 tháng, bởi có những ngày họ phải cho ''học trò'' tập đi tập lại hàng chục, thậm chí hàng trăm lần một nội dung nào đó. Lý do chỉ vì hôm ấy chúng nổi hứng thích chơi hơn là học. "Dạy chúng thế thôi nhưng mà khổ lắm, chúng không nghe, cũng không được quát mắng vì dễ làm nó hoảng sợ, sẽ rất khó dạy”, vị Đại úy trải lòng.
Cũng theo Đại úy Chức, mới bắt đầu tập, có chú chó quen rất nhanh, nhưng có chú phải tốn nhiều thời gian. Thậm chí, huấn luyện viên phải chiều theo thói đỏng đảnh của nó mà không được quát mắng. Ban đầu, khi đưa ra các khẩu lệnh như đứng, ngồi, nằm, bò... huấn luyện viên phải kèm theo các cú giật dây cương. Khi chúng đã quen mới tháo bỏ dây cương và kết hợp khẩu lệnh với động tác.
Khi được chúng tôi hỏi về tiêu chuẩn của một chú chó nghiệp vụ, một cán bộ mặt đầy vẻ uy nghi cho biết, để đảm bảo có những “chú vệ sĩ” phục vụ tốt nhiệm vụ, trước khi đưa vào huấn luyện, các chú chó phải có độ tuổi từ 1 - 2 năm. Các tiêu chuẩn về thần kinh, thể chất, trọng lượng, không bị dị tật luôn được đặt lên hàng đầu. Và đặc biệt nhất, mỗi chú chó sau khi được đội ngũ y bác sỹ kiểm tra kỹ lưỡng, mới được đưa vào huấn luyện.
Thiếu tá Dương Phương Nam - Phó trưởng Phòng Chăn nuôi thú y (Phòng 3) cho biết: “Hiện nay, chúng tôi sử dụng các loại chó như: Rottweiler, becgie Đức, becgie Bỉ, labrador, cocker Tây Ban Nha để huấn luyện chó nghiệp vụ phục vụ cho nghành công an”.
“Ngay lúc nhập giống từ nước ngoài về chúng tôi đã phải làm nhiệm vụ thuần hóa chúng thích nghi với thời tiết và khí hậu trong nước để đảm bảo sức khỏe và duy trì nòi giống” - vẫn lời vị Thiếu tá. Quả đúng vậy, theo quan sát của chúng tôi, những chú cảnh khuyển tại đây được đảm bảo sức khỏe một cách rất đặc biệt, dùng những loại vắc-xin được nhập từ nước ngoài để phòng những loại bệnh cũng rất đặc biêt, thậm chí có những bệnh phải lên phương án theo dõi hàng ngày.
Từ thao trường cho đến chiến công
Chó nghiệp vụ là lực lượng cảnh khuyển góp phần vào mặt trận đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo sự yên bình cho cuộc sống người dân. Đại úy Đỗ Văn Chức - Phó Đội trưởng Đội sử dụng động vật khá hồ hởi nhưng cũng có phần trầm tư khi kể về những chiến công mà cảnh khuyển đem lại.
Đại úy Chức nói rằng, thời gian qua, nhiều cảnh khuyển đã đóng một vai trò quan trọng trong công tác khám nghiệm hiện trường, giám biệt nguồn hơi, truy tìm vật chứng, qua đó, củng cố tư liệu để điều tra vụ án.
Bỗng đang hồ hởi rồi bất chợt đôi mắt của Đại úy Chức chợt đợm buồn, giọng run run vì nhớ lại ký ức về chuyên án triệt phá ma túy lớn tháng 7/2014.
“Đó là giai đoạn 2 của chuyên án, lúc đó, Cục Cảnh sát huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ được cử 6 cán bộ cùng với 6 chó nghiệp vụ kết hợp với các lực lượng khác tham gia phá án” - Đại úy Chức bắt đầu kể:
''Vào điểm phục kích, ngay lập tức tất cả bắt tay vào việc cầm quốc xẻng đào những đoạn hào để người và chó cùng ẩn nấp. Khi các đối tượng vào trận địa, lập tức tổ công tác bắn pháo sáng và bật đèn, kêu gọi các đối tượng đầu hàng nhưng với bản chất manh động các đối tượng ngay lập tức chống trả quyết liệt để thoát thân''.
"Khi đó tổ công tác được lệnh thả chó lên phía trước để chấn áp các đối tượng thì con Zôn (tên gọi thường ngày khi huấn luyện của một chú chó nghiệp vụ) ngay lập tức vồ lấy đối tượng gần nhất. Lúc này, một đối tượng nhanh tay nã súng vào ngực nó khiến nó không kịp tránh và tử nạn, những chú chó khác ngay lập tức lao tới khống chế đối tượng'' - Đại úy bỗng rơi nước mắt khi kể cho chúng tôi.
Kết quả, nhờ sự hỗ trợ của cảnh khuyển và sự mưu trí của các cán bộ, chiến sĩ tham gia phá án, 5 đối tượng bị bắt, 2 đối tượng chết ngay tại chỗ, 5 đối tượng khác bị thương. Tại hiện trường, lực lượng phá án thu được 108 bánh heroin, 2 khẩu súng cacbin, 2 khẩu AK, 1 súng ngắn và 70 viên đạn...
Có thể thấy, cảnh khuyển đã dần trở thành một lực lượng quan trọng, tham gia tích cực vào công cuộc đấu tranh giữ gìn an ninh và trật tự an toàn xã hội. Để có được những chiến công đó, không thể không kể tới sự gian khổ, vất vả của những cán bộ, chiến sỹ đang ngày đêm huấn luyện chúng.