Cách nhìn của thanh niên quyết định hành động ứng phó BĐKH

10/05/2018 15:09

(TN&MT) - Thanh niên cần nhìn thẳng vào những hậu quả từ tác động của biến đổi khí hậu để quan tâm hơn đến bảo vệ môi trường, ra quyết định ứng phó BĐKH và nói lên tiếng nói của thế hệ mình để lan tỏa khắp cộng đồng. Đó là những vấn đề đã được thảo luận tại buổi “Đối thoại thanh niên với BĐKH” vừa diễn ra. Sự kiện do Bộ TN&MT, Cơ quan Phát triển Pháp AFD, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức tại Hà Nội.

anh2 2
Các diễn giả tham gia "Đối thoại Thanh niên với BĐKH": GS. Trần Thục - Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn của Ủy ban Quốc gia về BĐKH (ngoài cùng bên phải); GS. Gael Giraud - Kinh tế trưởng Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) (thứ 2 từ phải sang); chị Phạm Thị Hương Giang - người sáng lập và điều hành dự án Nhà Chống Lũ (thứ 2 từ trái sang)

Biến đổi khí hậu trao cơ hội khởi nghiệp

Lượng phát thải lớn trong quá khứ đã để lại những hệ lụy lâu dài mà thế giới phải mất hàng chục, hàng trăm năm nữa để khắc phục. Và thanh niên là đối tượng chịu hậu quả từ tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) do thế hệ trước gây ra. Theo ngài Oliveier Sigaud - Phó Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, các quốc gia có trách nhiệm phải bảo đảm chuyển giao quyết tâm giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường tới thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước, với những mục tiêu cao hơn và phát triển tầm nhìn dài hạn hơn liên quan đến BĐKH.

Từ góc nhìn của nhà khoa học, GS. Trần Thục, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn của Ủy ban Quốc gia về BĐKH cho rằng, BĐKH là do con người gây ra và con người hoàn toàn có thể làm chậm quá trình này. Nhiều người nghĩ Việt Nam là nước nhỏ, nước đang phát triển ít nên ít gây ra BĐKH. Thực tế,  Việt Nam đứng thứ 28 trên thế giới về tổng lượng phát thải. Và theo Thỏa thuận Paris về BĐKH, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác sẽ bắt buộc phải cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính. Không còn ranh giới giữa nước phát thải ít – phát thải nhiều mà tất cả phải cùng cố gắng.

Điều này mở ra cơ hội kinh doanh khổng lồ về năng lượng tái tạo, không phát thải khí nhà kính. Theo quan điểm của GS. Trần Thục, các bạn sinh viên đang ngòi trên ghế giảng đường hôm nay, ngày mai có thể là chủ doanh nghiệp hoặc thậm chí là nhà quản lý kinh tế của đất nước. Cần suy nghĩ xem BĐKH mang đến cho các bạn cơ hội khởi nghiệp gì, trong lĩnh vực nào, làm thế nào để chuyển đổi nền kinh tế phi các bon…

img 1835
Theo Giáo sư Trần Thục, sinh viên ngồi trên ghế giảng đường hôm nay có thể là những nhà quản lý kinh tế, chủ doanh nghiệp trong tương lai

Trước những thắc mắc của sinh viên về vấn đề cân bằng lợi nhuận và bảo vệ môi trường, GS. Gael Giraud - Kinh tế trưởng Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) cho rằng, xu hướng hiện nay là chính phủ các quốc gia khuyến khích doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xanh và thân thiện môi trường. Muốn làm được điều này phải đầu tư nghiên cứu chuyển đổi công nghệ và có hành lang chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp đạt được lợi nhuận, đảm bảo nguồn lực phát triển bền vững. Đồng quan điểm, GS Trần Thục cho rằng, đến bao giờ công nghệ năng lượng tái tạo có thể thay thế hoàn toàn năng lượng hóa thạch mới có thể giải quyết nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu.

Chia sẻ về kinh nghiệm hỗ trợ cộng đồng ứng phó với BĐKH, chị Nguyễn Thị Hương Giang, người sáng lập và điều hành dự án “Nhà Chống Lũ” cho biết, dự án được khởi xướng từ năm 2013 khi chị chứng kiến cảnh tượng thương tâm người dân phải vật lộn trong bão lũ. Việc gây quỹ thực hiện hoàn toàn trên cộng đồng mạng và sự chung tay, góp sức của nhiều bạn trẻ. Đến nay, dự án đã triển khai được 600 căn nhà chống lũ ở 9 tỉnh trên cả nước, tập trung ở khu vực Nam Bộ, Tây Nam Bộ. Năm 2016, hạn hán hoành hành ở miền Tây. Thay vì việc xây nhà chống lũ thì dứ án chuyển sang xây nhà chống sạt lở, chống thủy triều lên, xây bồn chứa nước sạch và hỗ trợ dê giống cho bà con. Khi người dân không phải chống chọi với thảm họa thiên nhiên, họ sẽ ổn định cuộc sống và tập trung phát triển kinh tế.

Theo chị Giang, biến đổi khí hậu nghe có vẻ phức tạp và mang tính chuyên môn, nhưng thực tế rất đơn giản và gắn với cuộc sống. Điều quan trọng là các bạn trẻ cần nhận thức được những vấn đề nóng hổi liên quan đến BĐKH đang xảy ra ngay xung quanh mình, với đồng bào mình. Từ đó sẽ có động lực tìm tòi, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp.

anh 3
Theo chị Giang, biến đổi khí hậu nghe có vẻ phức tạp và mang tính chuyên môn, nhưng thực tế rất đơn giản và gắn với cuộc sống 

Thế hệ trẻ cần quyết định tương lai của chính mình

Lứa tuổi thanh niên hiện đang chiếm 30% dân số Việt Nam (khoảng 40 triệu người) và 50% tổng dân số toàn thế giới. Đây chính là một trong những lực lượng nòng cốt của xã hội, đặc biệt là trong cuộc chiến chống lại BĐKH. Ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục BĐKH (Bộ TN&MT) cho rằng, thế hệ trẻ đang ngày càng gia tăng cả về lượng và chất. Các bạn hãy sử dụng lợi thế đó để có nhận thức cao hơn về môi trường và xã hội, tận dụng năng lượng và kiến thức của các bạn để dẫn dắt xã hội của chúng ta hướng tới một tương lai bền vững hơn, thích ứng cao với BĐKH và một xã hội ít rác thải. Để hướng đến một xã hội ít phát thải, giới trẻ cần tích cực tham gia vào các hoạt động từ cấp địa phương đến cấp quốc gia và toàn cầu trong việc nâng cao nhận thức, thực hiện các chương trình giáo dục, bảo tồn thiên nhiên, thúc đẩy năng lượng tái tạo, áp dụng các hoạt động phát triển thân thiện môi trường và thực hiện các dự án, cho dù nhỏ về thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

“Sức trẻ, lòng nhiệt huyết, sự lạc quan và trí tuệ của các bạn sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng đối với ứng phó với BĐKH nói riêng và phát triển bền vững đất nước nói chung. Các bạn chính là thế hệ tiếp theo sinh sống trên đất nước chúng ta và kế thừa trách nhiệm bảo vệ và phát triển đất nước, trong đó có các vấn đề về BĐKH. Các bạn chính là lực lượng mạnh mẽ và hiệu quả nhất để ứng phó với tiềm năng phá hoại của BĐKH, đồng thời phát triển sự hiểu biết về BĐKH, kết nối chặt chẽ hơn nữa với cộng đồng quốc tế và dẫn dắt những thế hệ tương lai”, ông Cường nhấn mạnh. 

Sinh viên đặt câu hỏi cho các diễn giả
Sinh viên đặt câu hỏi cho các diễn giả

Từ phía các nhà trường có thể định hướng cho học sinh, sinh viên bằng cách đưa các bài giảng về BĐKH vào chương trình học, khuyến khích các nghiên cứu về giải pháp ứng phó. GS.TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Trường Kinh tế quốc dân cho biết, trường đang tiên phong trong giảng dạy, nghiên cứu BĐKH từ góc độ kinh tế và nỗ lực chuyển tải các kết quả nghiên cứu về kinh tế học BĐKH. Nhà trường dự kiến mở ngành đào tạo cử nhân về Kinh tế và Quản lý BĐKH để đáp ứng nhu cầu tư vấn và hoạch định chính sách trong lĩnh vực này.

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Bí Thư Thường trực BCH Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các bạn trẻ cần hiểu hiểu đúng, đầy đủ về BĐKH, từ đó, bảo vệ môi trường bắt đầu từ những hành động nhỏ và tuyên truyền đến những người xung quanh, lên án những hành vi cực đoan gây ô nhiễm. Các nhà khoa học trẻ là những người có tiềm năng lớn về sáng kiến cải tạo môi trường, giảm ô nhiễm và phát thải. Đặc biệt là tìm kiếm ra những mô hình, giải pháp phương thức giảm phát thải và thích ứng BĐKH.

Trong giai đoạn 2018 – 2023, bảo vệ môi trường và ứng phó BĐKH sẽ là những hoạt động trọng tâm phong trào thanh niên tình nguyện, không chỉ huy động tham gia bằng sức lực mà bằng trí tuệ, trở thanh sức mạnh chung của thanh niên toàn quốc
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cách nhìn của thanh niên quyết định hành động ứng phó BĐKH
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO