Các đảo ở Thái Bình Dương đối mặt với tác động nghiêm trọng của BĐKH

16/02/2016 00:00

(TN&MT) - Khi mực nước biển dâng cao, các cộng đồng sống trên các hòn đảo ở Thái Bình Dương dễ bị tổn thương nhất phải đưa ra quyết định: hoặc là chuyển đi nơi khác hoặc ở lại và đối mặt với thủy triều dâng.Kiribati

 Các thành viên của 1 gia đình thu gom đá và san hô từ đáy biển để xây dựng bức tường đá nhằm bảo vệ chính mình, chống lại nước biển dâng. Người dân Kiribati không tạo ra nhiều lượng phát thải khí nhà kính nhưng họ buộc phải đối mặt với những hậu quả trực tiếp của sự nóng lên toàn cầu. Ảnh: Jonas Gratzer / LightRocket qua Getty Images
Các thành viên của 1 gia đình thu gom đá và san hô từ đáy biển để xây dựng bức tường đá nhằm bảo vệ chính mình, chống lại nước biển dâng. Người dân Kiribati không tạo ra nhiều lượng phát thải khí nhà kính nhưng họ buộc phải đối mặt với những hậu quả trực tiếp của sự nóng lên toàn cầu. Ảnh: Jonas Gratzer / LightRocket qua Getty Images

Marshall

Một nghĩa trang trên bờ biển Majuro, thủ phủ của quần đảo Marshall đang ngập nước do thủy triều và nước biển dâng cao. Một số nước ở Ban thư ký diễn đàn đảo Thái Bình Dương – tổ chức chính trị gồm 16 quốc gia độc lập và tự trị - nằm chỉ cách 1 mét so với mực nước biển, khiến người dân nơi đây lo sợ sẽ biến mất dưới những con sóng mà chưa cần đến sự ảnh hưởng mạnh mẽ của BĐKH. Ảnh: Giff Johnson / AFP / Getty Images
Một nghĩa trang trên bờ biển Majuro, thủ phủ của quần đảo Marshall đang ngập nước do thủy triều và nước biển dâng cao. Một số nước ở Ban thư ký diễn đàn đảo Thái Bình Dương – tổ chức chính trị gồm 16 quốc gia độc lập và tự trị - nằm chỉ cách 1 mét so với mực nước biển, khiến người dân nơi đây lo sợ sẽ biến mất dưới những con sóng mà chưa cần đến sự ảnh hưởng mạnh mẽ của BĐKH. Ảnh: Giff Johnson / AFP / Getty Images

Kiribati

Ông Pita Meanke ở làng Betio đứng bên cạnh cây và nhìn thủy triều dâng cao tới mức vượt qua bức tường biển gần gia đình và cuốn trôi tài sản của gia đình ông. Ảnh: Jeremy Sutton-Hibbert / Alamy
Ông Pita Meanke ở làng Betio đứng bên cạnh cây và nhìn thủy triều dâng cao tới mức vượt qua bức tường biển gần gia đình và cuốn trôi tài sản của gia đình ông. Ảnh: Jeremy Sutton-Hibbert / Alamy

Tuvalu

Bikenibeu Paeniu, cựu Thủ tướng của Tuvalu phải đối mặt với những con sóng Nam Thái Bình Dương ập vào Funafuti Atoll. Paeniu đã thúc đẩy sự công nhận quốc tế về việc đất nước Tuvalu dễ bị tổn thương do sự ấm lên toàn cầu. Ảnh: Matthieu Paley / Corbis
Bikenibeu Paeniu, cựu Thủ tướng của Tuvalu phải đối mặt với những con sóng Nam Thái Bình Dương ập vào Funafuti Atoll. Paeniu đã thúc đẩy sự công nhận quốc tế về việc đất nước Tuvalu dễ bị tổn thương do sự ấm lên toàn cầu. Ảnh: Matthieu Paley / Corbis

Kiribati

Một bé gái lội qua dòng nước biển tràn ngập ngôi nhà và ngôi làng của bé. Người dân Kiribati đang chịu áp lực phải chuyển đi nơi khác do mực nước biển dâng khoảng một phần hai inch mỗi năm. Ảnh: Jonas Gratzer / LightRocket qua Getty Images
Một bé gái lội qua dòng nước biển tràn ngập ngôi nhà và ngôi làng của bé. Người dân Kiribati đang chịu áp lực phải chuyển đi nơi khác do mực nước biển dâng khoảng một phần hai inch mỗi năm. Ảnh: Jonas Gratzer / LightRocket qua Getty Images

Marshall

Một người phụ nữ và một đứa trẻ đi bộ qua mặt nước sâu đến đầu gối để đến được nhà của họ do thủy triều ở đảo Kili thuộc quần đảo Marshall dâng cao. Hai lần thủy triều dâng cao đã nhấn chìm hòn đảo vào năm 2015, gây ra trận lũ lụt lớn và khiến hàng ngàn con cá chết thối sau khi nước rút đi. Ảnh: AP
Một người phụ nữ và một đứa trẻ đi bộ qua mặt nước sâu đến đầu gối để đến được nhà của họ do thủy triều ở đảo Kili thuộc quần đảo Marshall dâng cao. Hai lần thủy triều dâng cao đã nhấn chìm hòn đảo vào năm 2015, gây ra trận lũ lụt lớn và khiến hàng ngàn con cá chết thối sau khi nước rút đi. Ảnh: AP

Tuvalu

Nước biển lấp đầy hố ở Funafuti. Hố này được đào từ chiến tranh thế giới thứ hai. Năm 1993, sau khi có chuyến  thăm tới nước Mỹ, châu Âu và Nhật Bản, Thủ tướng Bikenibeu Paeniu của Tuvalu đã bày tỏ mối quan tâm của mình về tương lai của người dân của đất nước khi họ phải đối mặt với sự tàn phá môi trường.
Nước biển lấp đầy hố ở Funafuti. Hố này được đào từ chiến tranh thế giới thứ hai. Năm 1993, sau khi có chuyến thăm tới nước Mỹ, châu Âu và Nhật Bản, Thủ tướng Bikenibeu Paeniu của Tuvalu đã bày tỏ mối quan tâm của mình về tương lai của người dân của đất nước khi họ phải đối mặt với sự tàn phá môi trường. "Tôi nghĩ rằng các cường quốc trên toàn cầu đều thấu hiểu rằng BĐKH đang xảy ra, nhưng họ dành mối quan tâm cho vấn đề này ở mức độ ưu tiên khác nhau", ông nói. Ảnh: Richard Vogel / AP

Kiribati

Những bao cát được đặt trên bờ đường đắp cao nối 2 thị trấn Bairiki và Betio ở Nam Tarawa. Với mực nước biển xung quanh tăng lên, Tổng thống Kiribati – ông Anote Tong dự đoán Kiribati sẽ trở thành quốc đảo không thể ở được trong vòng 30 đến 60 năm do nước biển dâng và nguồn cung cấp nước ngọt của đất nước bị ô nhiễm. Ảnh: David Gray / Reuters
Những bao cát được đặt trên bờ đường đắp cao nối 2 thị trấn Bairiki và Betio ở Nam Tarawa. Với mực nước biển xung quanh tăng lên, Tổng thống Kiribati – ông Anote Tong dự đoán Kiribati sẽ trở thành quốc đảo không thể ở được trong vòng 30 đến 60 năm do nước biển dâng và nguồn cung cấp nước ngọt của đất nước bị ô nhiễm. Ảnh: David Gray / Reuters


Mai Đan
Tổng hợp từ Guardian

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Các đảo ở Thái Bình Dương đối mặt với tác động nghiêm trọng của BĐKH
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO