Tại buổi làm việc, hai bên trao đổi thông tin về Hội nghị cấp cao về Khí hậu và Phát triển bền vững cho tất cả mọi người ngày 28/3/2019 tại LHQ, New York. Về nội dung này, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết sẽ có phái đoàn của Việt Nam tại LHQ, New York sẽ tham dự cuộc họp và đưa ra những quan điểm và mục tiêu của Việt Nam trong thời gian tới.
Cũng trong buổi làm việc, hai bên cũng trao đổi về việc Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu dự kiến tổ chức vào ngày 23/9/2019 tại New York, Hoa Kỳ. Ông Kamal Malhotra cho rằng Hội nghị thượng đỉnh tháng 9 là nơi các quốc gia sẽ đưa ra các cam kết chính trị và hành động trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, với trọng tâm là tăng cường cam kết giảm phát thải thông qua NDC.
Hội nghị thượng đỉnh lần này sẽ là thời điểm các chính phủ trình bày kế hoạch bẻ cong đường cong nhiệt độ và nâng cao tham vọng của mình tương thích với Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
Hai bên cùng trao đổi và chia sẻ tầm nhìn của Việt Nam cũng như để chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh về BĐKH (Climate Action Summit) vào tháng 9 tại New York trong khuôn khổ Đại hội đồng lần thứ 73 của LHQ. Hội nghị tháng 9 sẽ là nơi các quốc gia đưa ra các cam kết chính trị và hành động trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, với trọng tâm là tăng cường cam kết giảm phát thải thông qua NDC.
Trao đổi về Một số vấn đề phía UN quan tâm liên quan thực hiện NDC tại Việt Nam cũng như Việt Nam có thể cần hỗ trợ gì từ phía UN trong việc thực hiện NDC cũng như cho Hội nghị thượng đỉnh tháng 9/2019. Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, Việt Nam coi Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH (UNFCCC), Nghị định thư Kyoto, Thỏa thuận Paris là nền tảng cho ứng phó BĐKH toàn cầu; Việt Nam cũng coi NDC là cốt lõi, là trọng tâm triển khai thực hiện Thoả thuận Paris. Thực hiện NDC vừa là trách nhiệm, vừa là cơ hội.
Theo thống kê sơ bộ, các tổ chức quốc tế hiện có khoảng 550 dự án, chương trình hỗ trợ các Bộ, ngành, địa phương thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến thực hiện Thỏa thuận Paris tại Việt Nam. Tuy nhiên việc thực hiện Thỏa thuận Paris nói chung và NDC của Việt Nam nói riêng cần rất nhiều nguồn lực.
Ngày 24/8/2018, thông qua Tổ chức NDC Partnership (NDCP), Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có thư gửi tất cả các đối tác phát triển, thành viên của NDCP (gồm trên 100 đối tác, trong đó có nhiều đối tác đến từ các tổ chức Liên hợp quốc) đề nghị hỗ trợ Việt Nam thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào trong 68 nhiệm vụ của Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về BĐKH, trước mắt là 10 nhóm nhiệm vụ ưu tiên đến 2020 (gửi kèm theo). Đến nay Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ các đối tác phát triển. Nhân dịp này, Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định lại đây là ưu tiên của Việt Nam và mong muốn các cơ quan Liên hợp quốc và các đối tác phát triển tích cực hỗ trợ Việt Nam thực hiện NDC của Việt Nam.