(TN&MT) - Tại Hội thảo quốc tế "Hạ tầng nước và các thách thức trong biến đổi khí hậu”, trong khuôn khổ Dự án Biến đổi khí hậu và Cấp nước ở Đồng bằng sông Cửu Long do Hà Lan và Việt Nam triển khai, ông Rik Dierx, Giám đốc Dự án Biến đổi khí hậu và cấp nước ở Đồng bằng sông Cửu Long và TP.HCM đã bày tỏ lo lắng về chất lượng nguồn nước ngầm và nước mặt tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Chất lượng nước ngầm và nước mặt tại ĐBSCL đang gặp những nguy cơ xấu do ảnh hưởng của BĐKH Ảnh minh họa
Hiện tại, chất lượng nguồn nước ngầm và nước mặt tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang gặp những nguy cơ xấu do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Vì vậy, ngành cấp nước cần phải đối phó không chỉ với sự suy giảm dần nguồn nước mà cũng phải sẵn sàng với những điều kiện khắc nghiệt có thể xảy ra như bão và hạn hán kéo dài.
Theo kịch bản biến đổi khí hậu, khi mực nước biển dâng cao như dự báo đến năm 2030, khoảng 45% diện tích của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đối mặt với nguy cơ nhiễm mặn. Đến năm 2100, nếu mực nước biển dâng cao 1m và không có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu thì có khoảng 40% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập sâu trong nước.
Hà Thành