BĐKH làm axit hóa đại dương, các rạn san hô có nguy cơ biến mất

23/02/2018 12:44

(TN&MT) - Các nhà khoa học cho biết các rạn san hô có thể bắt đầu biến mất trước năm 2100 khi biến đổi khí hậu do con người gây ra làm axit hóa đại dương.

Việc axit hoá đại dương sẽ đe doạ các trầm tích tạo khối đá ngầm. San hô đã phải đối mặt với các nguy cơ từ nhiệt độ đại dương, ô nhiễm và đánh bắt quá mức.

"Các rạn san hô sẽ biến mất trước cuối thế kỷ này” – nhóm các nhà khoa học hàng đầu của Úc cho biết trên tạp chí Khoa học của Mỹ.

Theo các chuyên gia, CO2 - khí nhà kính do con người thải ra đã tạo thành axit yếu trong nước và đe doạ các trầm tích của rạn san hô biến mất, được tạo ra từ những san hô bị phá vỡ và các sinh vật cácbonat khác tích tụ trong hàng ngàn năm.

Các trầm tích dễ bị axit hoá gấp 10 lần so với các loài san hô nhỏ. Những san hô này cũng có thể hút các hóa chất trực tiếp từ nước biển để tạo ra các bộ xương đá tạo thành các rạn san hô.

Một người đàn ông lặn trong khu vực có tên 'Khu vườn san hô' gần đảo Lady Elliot, trên rạn san hô Great Barrier, phía Đông Bắc thị trấn Bundaberg ở Queensland, Úc vào ngày 11/6/2015. Ảnh: David Gray
Một người đàn ông bơi lặn trong khu vực có tên "Khu vườn san hô" gần đảo Lady Elliot, trên rạn san hô Great Barrier, phía Đông Bắc thị trấn Bundaberg ở Queensland, Úc vào ngày 11/6/2015. Ảnh: David Gray

Tác giả Bradley Eyre thuộc Đại học Southern Cross của Úc nói với Reuters: “Những loài san hô này sẽ có thể tiếp tục phát triển và bổ sung các rạn san hô dài sau khi trầm tích cát bắt đầu tan biến”.

"Điều này có thể phản ánh khả năng thay đổi môi trường của san hô và một phần thích ứng với axit hóa đại dương, trong khi sự biến mất cát là một quá trình địa hóa học không thể thích ứng", ông Bradley Eyre viết trong một email.

Theo nghiên cứu, không thể biết được nếu toàn bộ rạn san hô bị ăn mòn khi các trầm tích tan rã và liệu rằng các rạn san hô sẽ trải qua sự tàn phá thảm khốc hay chỉ là sự xói mòn chậm.

Một số trầm tích của rạn san hô đã bắt đầu tan rã, chẳng hạn như tại Vịnh Kaneohe ở Hawaii, nơi các chất gây ô nhiễm khác cũng là một nguyên nhân gây tan rã.

Eyre cho rằng vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn rằng các trầm tích biến mất có thể là mối đe dọa lâu dài đối với toàn bộ hòn đảo, từ Thái Bình Dương tới Caribe. Các nghiên cứu khác cho hay cắt giảm lượng khí nhà kính có thể hạn chế sự axit hóa.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
BĐKH làm axit hóa đại dương, các rạn san hô có nguy cơ biến mất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO