Bãi rác Soi Nam (Hải Dương): Nếu không có cơ sở tái chế nhựa thì tài nguyên và phân loại rác sẽ đi về đâu?

Bài & ảnh: Kiên Cường | 12/03/2022 13:01

Bãi rác thải Soi Nam của TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương hàng thập kỷ là “gánh nặng” môi trường gây ô nhiễm cho vùng phía đông TP. Hải Dương. Thực hiện, Dự án Khu đô thị sinh thái ven sông Thái Bình, Công ty TNHH Huy Hoàng Hải Dương đã triển khai xử lý để bãi rác “khổng lồ”không còn là nơi ô nhiễm, doanh nghiệp đã biến hàng nghìn tấn rác thải thành nguồn tài nguyên phục vụ cho sản xuất nhựa, tránh mối họa nilong, túi bóng… gây hệ lụy lâu dài đến môi trường và góp thêm động lực thúc đẩy phong trào

Doanh nghiệp hoàn thành xử lý rác

Khi triển khai, Khu đô thị sinh thái ven sông Thái Bình với mục tiêu Khu dân cư đáng sống bên dòng sông thơ mộng. Chính quyền, người dân TP. Hải Dương rất vui mừng, đồng thuận… bởi dự án này là điểm nhấn, vẻ đẹp và niềm tự hào của người dân xứ Đông về nơi khu dân cư quần tụ hiện đại, xanh, sạch và đầy đủ tiện ích nhưng đã vấp phải “rào cản” lớn, từ trước đã có nhiều Nhà đầu tư phải ngao ngán “lắc đầu” bỏ cuộc. Trong diện tích trên 100ha xây dựng Dự án đang hiện hữu bãi rác chôn lấp, nhiều năm tồn tại từ rác tự phát, đến chôn lấp, chôn lấp hợp vệ sinh… nó như khối “ung nhọt” nằm sâu trong lòng đất.

Muốn có Khu đô thị sinh thái đúng nghĩa đáng sống bên sông Thái Bình, thì phải giải quyết hàng trăm nghìn tấn rác thải đủ loại, xử lý ô nhiễm môi trường nguồn nước nơi đây và Công ty TNHH Huy Hoàng Hải Dương đã tiên phong nhận trọng trách khó khăn này, trong thời hạn tỉnh Hải Dương giao (36 tháng). Trung bình lắp đặt một Nhà máy xử lý rác cũng phải mất 24 tháng, Công ty TNHH Huy Hoàng Hải Dương vừa lắp đặt và xử lý khối lượng rác (ban đầu được tạm tính là 294.000 tấn) một khối lượng công việc khổng lồ, đòi hỏi khối óc, bàn tay cần mẫm của cả tập thể Công ty “chung lưng, đấu cật” đoàn kết hết lòng mới có thể hoàn thành được công việc đã giao, Bắt tay vào làm không đắn đo, do dự… chứng minh bằng khả năng thực tế một đơn vị khoa học, công nghệ hàng đầu xử lý môi trường của Việt Nam. Tháng 7/2018, Công ty TNHH Huy Hoàng Hải Dương đã không quản gian khó, ngày đêm miệt mài, tập kết máy móc, thiết bị, xây dựng lò đốt, trạm xử lý nước rỉ rác. Bắng lòng nhiệt tình, trách nhiệm công việc được giao, tạo lòng tin đối với Đảng bộ và chính quyền nhân dân tỉnh Hải Dương. Nhà máy xử lý bãi rác Soi Nam đã cơ bản hoàn thành được đưa vào sử dụng chỉ trong 6 tháng.

Trong quá trình xử lý, nhận thấy lượng rác vượt nhiều so với số lượng tạm tính, Công ty đã có Văn bản báo cáo UBND tỉnh Hải Dương. Tỉnh Hải Dương đã giao Sở Xây dựng khảo sát lại khối lượng và số lượng rác thực tế sau khảo sát là 502.000 tấn (vượt gần gấp đôi khối lượng tạm tính ban đầu). Công ty đã xin điều chỉnh bổ sung tăng công suất xử lý, phương án để phù hợp với tính chất rác và hạn chế đốt ảnh hưởng đến môi trường. Mặc dù trong thời gian xử lý rác diễn ra dịch Covid – 19, lượng rác tăng gần gấp đôi so với dự tính ban đầu, Công ty TNHH Huy Hoàng Hải Dương chi viện cán bộ, công nhân viên hỗ trợ trang thiết bị lắp đặt Bệnh viện dã chiến tại TP. Chí Linh và hệ thống xử lý nước thải cho Bệnh viện dã chiến TP. Đà Nẵng.

Đến nay, Công ty TNHH Huy Hoàng Hải Dương đã hoàn thành xong công tác xử lý 502.685,93 tấn rác thải, nước thải tại bãi rác Soi Nam, TP. Hải Dương một thành công như kỳ tích trong việc xử lý bãi rác chôn lấp để trả lại môi trường xanh và biến rác thành tài nguyên. Vấn đề lượng nilon lớn phân loại được còn tồn đọng tại dự án, theo doanh nghiệp: Một là do khối lượng rác tại bãi rác Soi Nam tăng lên gần gấp đôi so với dự kiến ban đầu. Hai là do dân vào ở trong khi bãi rác đang xử lý nên không đủ điều kiện về khoảng cách cũng như thời gian để xử lý tái chế được, vì vậy mới tồn đọng.

Đề xuất chính đáng cần được quan tâm

Trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước và các bộ, ban, ngành của tỉnh, thành phố trên cả nước đặc biệt quan tâm việc xử lý rác thải và coi rác là nguồn tài nguyên. Nhất là đối với các loại rác thải ni long, túi bóng… nếu không có giải pháp xử lý khoa học, bảo đảm và tái chế để tạo nguồn nguyên liệu sẽ lãng phí nguồn tài nguyên và gây ảnh hưởng khôn lường lâu dài với môi trường hàng trăm năm.

Hiện nay, Hải Dương đang phát động sâu rộng phong tráo phân loại rác thải tại nguồn, nhằm tận dụng các loại rác có thể tái chế thành nguyên liệu, tránh ô nhiễm và là gánh nặng xử lý môi trường. Trong quá trình xử lý bãi rác Soi Nam, Công ty TNHH Huy Hoàng Hải Dương là đơn vị điển hình, đi đầu trong việc phân loại, thu gom rác tái chế thành nguồn nguyên liệu.

275682773_251379783876576_2198944086330635879_n.jpg
Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân về thăm Nhà máy và mô hình tái chế nhựa biến rác thải thành tài nguyên tại Bãi rác Soi Nam - Hải Dương và đã có động viên, khen ngợi về mô hình này 

Do đó, trong quá trình xử lý, Công ty đã lắp đặt một dây chuyền tái chế hạt nhựa tại chỗ, nhưng do yếu tố khách quan số lượng rác (tăng lên gần gấp đôi) việc tỉnh Hải Dương cho người dân vào Khu đô thị ở đã làm gián đoạn hoạt động này, vì người dân ở gần xưởng tái chế hạt nhựa, không đảm bảo yêu cầu của cơ sở sản xuất.

Để bàn giao 100% mặt bằng cho Khu đô thị và tái chế hết lượng nilong (khoảng 5.000 tấn) thành hạt nhựa như phương án ban đầu đã được phê duyệt. Công ty TNHH Huy Hoàng Hải Dương đang khó khăn về địa điểm và đề xuất với tỉnh Hải Dương. Đây là đề xuất hết sức chính đáng, việc làm cần thiết chính quyền, sở, ban, ngành… của tỉnh Hải Dương cần đặc biệt quan tâm tháo gỡ, không thể để hàng nghìn tấn nilon cản trở việc bàn giao đất của Khu đô thị và mất cảnh quan của nơi đáng sống. Công ty TNHH Huy Hoàng Hải Dương hiện đưa ra 3 phương án, tất cả phương án thiết thực, mang lại lợi ích cho chính quyền địa phương, như: Công ty có Văn bản đề xuất với TP. Chính Linh được xử lý bãi chôn lấp chất thải rắn tại bãi rác Đồng Vọng, Khu Công nghiệp Cộng Hòa. Trong quá trình xử lý bãi rác này, Công ty vừa cho di dời 5.000 tấn nilong về đây để tái chế hạt nhựa. Công ty cam kết trong thời gian (từ 20 – 24 tháng) sẽ hoàn thành khối lượng nilong đang tập kết tại Khu đô thị sinh thái ven sông Thái Bình, xử lý hết bãi rác Đồng Vọng trả lại mặt bằng sạch cho Khu Công nghiệp Cộng Hòa.

Phương án 2, Công ty xin thuê diện tích khoảng 10.000 m2 đất trong Khu quy hoạch xử lý chất thải Việt Hồng, huyện Thanh Hà. Công ty cam kết làm tất cả thủ tục đất đai, môi trường và trong thời gian 20 tháng sẽ xử lý xong, trả lại mặt bằng và đảm bảo các quy định môi trường. Hiện nay, Khu quy hoạch xử lý chất thải Việt Hồng còn 10ha đất để xây dựng Nhà máy xử lý rác thải tập trung và chôn lấp chất thải thứ cấp của Nhà máy sau xử lý.

Công ty TNHH Huy Hoàng Hải Dương đề xuất phương án 3: Xin thuê đất tại các Khu Công nghiệp của tỉnh Hải Dương để xây dựng Nhà máy tái chế nhựa. Đây cũng là hoạt động sản xuất góp phần cho tỉnh có thêm mặt hàng sản phẩm nhựa trên thị trường. phù hợp với tình hình thực tiễn sau này xử lý các bãi rác chôn lấp trên địa bàn và phong tráo “Phân loại rác tại nguồn” đang phát động rộng rãi trên địa bàn tỉnh.

Bởi nguồn nguyên liệu tận thu được, rất cần có Nhà máy hoặc xây dựng xưởng đảm bảo các điều kiện hoạt động để xử lý, nếu không việc phân loại rác để biến rác thành nguồn tài nguyên, sẽ không có được tính khả thi và hiệu quả.

Tài nguyên sẽ đi về đâu?

Hiện nay, 5.000 tấn nilon, túi bóng là nguồn tài nguyên (tái chế hạt nhựa) đang rất cần được tỉnh Hải Dương bố trí địa điểm phù hợp để xử lý, là trách nhiệm chung của cả cộng đồng, chính quyền, ban, ngành tháo gỡ.

275681800_251379780543243_8735452834209998489_n.jpg
5.000 tấn túi bóng, nilong đã được Công ty TNHH Huy Hoàng giặt, rửa sạch sẽ 

Vì đây là (không phải do doanh nghiệp mang từ nơi khác đến), mà đưa lên từ trong lòng đất của bãi rác Soi Nam đã được giặt, rửa sạch đảm bảo yêu cầu về môi trường không gây mùi, ô nhiễm – đại diện lãnh đạo Công ty TNHH Huy Hoàng Hải Dương, cho biết: Việc đề xuất của Công ty là hoàn toàn chính đáng “hợp lý, hợp tình” để doanh nghiệp xử lý lượng tài nguyên lớn, từ việc phân loại trên 500 nghìn tấn rác thải (đã hoàn thành xử lý bãi rác Soi Nam là thắng lợi lớn nhất của cả doanh nghiệp cùng chính quyền và nhân dân tỉnh Hải Dương). Tỉnh Hải Dương đang xem xét, giải quyết cho doanh nghiệp có được phương án tối ưu về địa điểm tập kết, xây dựng nhà xưởng tái chế… Đây là việc làm hết sức cần thiết để tháo gỡ cho doanh nghiệp, xây dựng một mô hình điểm về xử lý bãi rác chôn lấp thành tài nguyên.

Trong khi đó, Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Dương lại yêu cầu Công ty khẩn trương lựa chọn giải pháp xử lý, vận chuyển toàn bộ các kiện nilon (trong thời hạn hoàn thành trước ngày 15/5/2022). Vậy 5.000 tấn nilon, túi bóng của Công ty TNHH Huy Hoàng Hải Dương thu gom được từ Bãi rác Soi Nam là nguồn tài nguyên, nguyên liệu sẽ đi về đâu? Khi chưa có được địa điểm là câu hỏi băn khoăn, rất cần chính quyền tỉnh Hải Dương nhanh chóng vào cuộc với nguyện vọng chính đáng, cấp bách tháo gỡ khó khăn để các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có niềm tin và động lực để phát triển.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bãi rác Soi Nam (Hải Dương): Nếu không có cơ sở tái chế nhựa thì tài nguyên và phân loại rác sẽ đi về đâu?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO