Dự lễ khai hội có các đồng chí: Mai Sơn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang; Nguyễn Đăng Khoa, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cùng dự có các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo một số bộ, ngành T.Ư, tỉnh Bắc Giang, huyện Yên Dũng; Thượng tọa Thích Thiện Văn, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bắc Giang, Viện chủ tổ đình Vĩnh Nghiêm cùng đông đảo tăng ni, phật tử, du khách thập phương.
Việc tổ chức lễ hội nhằm tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc nghệ thuật độc đáo của di tích quốc gia đặc biệt chùa Vĩnh Nghiêm.
Lễ hội có nhiều hoạt động gồm: Rước lễ theo nghi lễ nhà chùa, màn trống hội, múa lân. Đặc biệt là chương trình nghệ thuật tại lễ khai mạc với màn sử thi “Vĩnh Nghiêm cổ tự” (gồm 4 chương: Về cõi Phật; Miền đất học; Vĩnh Nghiêm thời kỳ kháng chiến; Yên Dũng ngày mới) do các diễn viên, nhạc công Nhà hát Tuồng Việt Nam trình diễn thu hút đông đảo du khách thập phương thưởng thức.
Tại lễ hội diễn ra giải vô địch vật dân tộc, vật tự do cấp tỉnh; giải kéo co mở rộng huyện Yên Dũng và các hoạt động giao lưu văn nghệ. Cùng đó là tổ chức nhiều trò chơi dân gian: Bịt mắt đập niêu, bịt mắt bắt vịt, đi cầu cần, nhảy bao bố. Trong không gian lễ hội còn có thuyết giảng Phật pháp.
Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm ngày nay đã trở thành một nét sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu được của vùng Kinh Bắc, được bạn bè gần xa và khách du lịch quốc tế biết đến.
Những hình ảnh Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm:
châu Á - Thái Bình Dương
Chùa Vĩnh Nghiêm được coi là chốn tổ của thiền phái Trúc Lâm, trường Đại học Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam. Đặc biệt, chùa lưu giữ được kho Mộc bản kinh Phật với 3.050 bản khắc ván chữ Hán được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.