11 quốc gia phụ thuộc vào sông Nile cần sớm đạt được thỏa thuận

15/09/2017 00:00

(TN&MT) - Với hơn 300 triệu người sống phụ thuộc vào nguồn nước và nhu cầu dự kiến tăng lên, việc quản lý bền vững hợp tác của lưu vực sông Nile chưa bao giờ...

(TN&MT) - Với hơn 300 triệu người sống phụ thuộc vào nguồn nước và nhu cầu dự kiến tăng lên, việc quản lý bền vững hợp tác của lưu vực sông Nile chưa bao giờ cấp bách hơn lúc này.
 
Hơn 300 triệu người sống dựa vào vùng biển của sông Nile. Lưu vực sông Nile có hơn 10% diện tích đất liền của Châu Phi ở 11 quốc gia gồm Tanzania, Uganda, Rwanda, Burundi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Kenya, Ethiopia, Eritrea, Nam Sudan, Sudan và Ai Cập. Và nhiều nước trong số các nước này hầu như sống dựa vào nguồn nước ngọt của sông Nile.
 
Nhu cầu nước trong khu vực dự kiến sẽ tăng mạnh. Điều này là do hậu quả của các quần thể đang gia tăng cũng như các sáng kiến đầy tham vọng, đặc biệt ở Ai Cập và Ethiopia – nơi có kế hoạch phát triển thủy điện. Nhu cầu quản lý bền vững hợp tác về nước xuyên biên giới và các nguồn tài nguyên liên quan của lưu vực chưa bao giờ cấp bách hơn lúc này.
 
Nile là một trong số hơn 260 "lưu vực thoát nước quốc tế" trên toàn thế giới, nơi nước và các tài nguyên liên quan được chia sẻ giữa hai hoặc nhiều quốc gia.
 
Về mặt lịch sử, tranh giành các nguồn tài nguyên khan hiếm này là tác nhân gây xích mích và là chất xúc tác cho hòa bình khi các quốc gia buộc phải làm việc cùng nhau. Những minh chứng khác nhau về việc biến những kẻ chống đối thành các đối tác bao gồm Hiệp ước nước Indus giữa Ấn Độ và Pakistan đã tồn tại trong 3 cuộc chiến tranh, và Hiệp ước Sông Senegal, nơi 4 nước chia sẻ quyền sở hữu chung các cơ sở hạ tầng liên quan đến nước. Trong những ví dụ này, việc tìm ra cách chia sẻ nguồn nước quốc tế bình đẳng và hợp lý là chìa khóa thành công.
 
Khu vực Xám
 
Công ước của Liên Hợp Quốc (LHQ) về luật sử dụng các nguồn nước quốc tế yêu cầu các quốc gia chia sẻ một lưu vực thoát nước quốc tế để cung nhau sử dụng, phát triển và bảo vệ nó. Nhưng có một khu vực màu xám. Công ước khiến các quốc gia độc lập thương lượng những gì họ thấy là bình đẳng và hợp lý. Mặc dù nhiều nỗ lực đã được thực hiện nhằm thiết lập những thỏa thuận chia sẻ nước sông Nile giữa 11 quốc gia này nhưng rất khó khăn để đạt được thỏa thuận của tất cả các quốc gia. Trong khi đó, căng thẳng tiếp tục gia tăng, bao gồm cả giữa Ai Cập và Ethiopia.
 
Cả Ai Cập và Ethiopia đều phụ thuộc chính vào Lưu vực sông Nile hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Sông Nile là nguồn nước duy nhất của Ai Cập. Dân số của Ai Cập tăng quá nhanh và sống ở thung lũng Nile, trong đó, gần như tất cả những người nông dân sống dựa vào nguồn nước của sông này để trồng cây. Tuy nhiên, hơn 80% lượng nước của Ai Cập đến từ sông Nile Xanh (Blue Nile) bắt nguồn từ Ethiopia, nơi có tỷ lệ tăng dân số bằng hoặc cao hơn Ai Cập, tạo ra nhu cầu cấp bách không kém về nước cho sản xuất lương thực gia tăng.
 
Sự khẩn cấp của việc đạt được một thỏa thuận hợp lý và công bằng trong việc chia sẻ lợi ích của Lưu vực sông Nile không thể quá phóng đại. Ngoài sự cần thiết phải quản lý một nguồn tài nguyên quý giá, chính quá trình hợp tác sẽ tạo ra bầu không khí ôn hòa và minh bạch hơn ở các nước phụ thuộc vào lưu vực sông Nile. Nó sẽ mở rộng sự tham gia chính trị, xây dựng sự ổn định chính trị và trao niềm tin giữa các quốc gia. Điều này rất quan trọng vì khả năng xích mích sẽ tăng lên khi sông Nile phải đối mặt với những thách thức mới.
 
Những thách thức mới
 
Các bằng chứng mới đây cho thấy cả tình hình chính trị và sinh thái ở lưu vực sông Nile ngày càng không ổn định. Chất lượng nước dường như tồi tệ hơn, số lượng nước ngày càng gia tăng và sản lượng nông nghiệp đang giảm. Những thách thức này càng trở nên trầm trọng hơn khi những con đập khác nhau trên sông Nile Xanh và Nile Trắng đang hoàn thiện. Con đập lớn nhất trong số này là đập Grand Renaissance ở Ethiopia.
 
Một mối lo ngại lớn khác là tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu trên lưu vực sông Nile. Các nghiên cứu gần đây cho thấy hai kịch bản mâu thuẫn đòi hỏi chiến lược thích ứng hoàn toàn đối lập: một là do lũ lụt và dòng chảy tăng và hai là sự khan hiếm nước và hạn hán có thể xảy ra.
 
Ít nhất đã có một nghiên cứu cho thấy sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu sẽ gây bốc hơi, dẫn đến sự khan hiếm nước lớn hơn. Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng sự bốc hơi gia tăng ở Ai Cập sẽ gây ra lượng mưa nhiều hơn ở vùng cao nguyên Ethiopia. Điều này có thể làm tăng dòng chảy hạ lưu ở Ai Cập, có thể gây ra lũ lụt.
 
Toàn cảnh ngôi làng Nubian, những cánh đồng có hệ thống tưới tiêu và tàu du lịch trên sông Nile. Ảnh: Shutterstock
Toàn cảnh ngôi làng Nubian, những cánh đồng có hệ thống tưới tiêu và tàu du lịch trên sông Nile. Ảnh: Shutterstock
 
Những điều không chắc chắn này càng được khẳng định bởi trên thực tế, hầu hết 11 quốc gia cùng chia sẻ lưu vực sông Nile có thể "khan hiếm nước" vào năm 2050. Nguyên nhân là do biến đổi khí hậu và nhu cầu nước gia tăng do tăng dân số.
 
Dù tiềm ẩn những thách thức này, nhiều quốc gia sông Nile - đặc biệt là Ai Cập và Ethiopia tiếp tục có kế hoạch đầy tham vọng sử dụng nước nhiều hơn cũng như phát triển các dự án thủy điện dọc sông Nile. Ai Cập đã bắt tay vào Dự án Thung lũng Mới. Dự án này nhằm mục đích chuyển gần 5 tỷ m3 nước để tạo ra và duy trì khu vực có thể sinh sống ở vùng sa mạc phía Tây. Những kế hoạch này càng nhấn mạnh nhu cầu phác thảo thành công các thể chế và các khuôn khổ pháp lý, quản lý thích ứng việc sử dụng cho các nguồn tài nguyên nước chung.
 
Hướng về phía trước
 
Không có giải pháp nào gọi là "một cỡ đáp ứng cho tất cả" những thách thức này, nhưng rõ ràng những thỏa thuận như vậy có thể bảo vệ môi trường, đồng thời ổn định và tăng cường an ninh ở khu vực.
 
Đã đến lúc tất cả 11 quốc gia chia sẻ nước sông Nile và cộng đồng phát triển quốc tế cùng hợp sức. Họ phải tăng gấp đôi nỗ lực thiết lập và duy trì thành công thỏa thuận khung hợp tác trong lưu vực sông Nile và Ủy ban lưu vực sông Nile. Đây không phải là “thuốc bách bệnh” cho tất cả các lưu vực sông Nile, nhưng những sáng kiến này sẽ giúp khu vực tập trung vào việc thành lập một tổ chức lưu vực sông quốc tế non trẻ có thể thực sự nắm bắt được các giải pháp quản lý nguồn nước và năng lượng to lớn hơn.
 
Mai Đan
Tổng hợp từ Thethirdpole
 
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
11 quốc gia phụ thuộc vào sông Nile cần sớm đạt được thỏa thuận
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO