(TN&MMT) - Dù được triệu tập đến tòa để HĐXX thẩm vấn, nhưng vì lý do sức khỏe nên ông Phí Thái Bình – nguyên Chủ tịch HĐQT Vinaconex, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội được vắng mặt, lời khai của ông này đã được công bố tại phiên xử ngày 06/03.
Ngay 06/03, TAND TP. Hà Nội tiếp tục đưa ra xét xử 09 bị cáo trong vụ vỡ đường ống nước sông Đà về tội "Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng".
Tại ngày xét xử thứ hai chủ yếu làm rõ nguyên nhân khiến vỡ đường ống nước sông Đà.
Tại tòa, khi được HĐXX hỏi về nguyên nhân vỡ đường ống nước sông Đà, các giám định viên cho biết, chất lượng xi măng, gạch, cát tại công trình được kiểm tra, còn đường ống nước thì nhà thầu lại không kiểm sát chặt chẽ dẫn đến hậu quả trên.
Theo giám định viên, vì áp lực tiến độ, nhà thầu và đơn vị thi công đã dùng ống có thành ống thi công không đồng đều, có khuyết tật nên theo thời gian do áp lực nước được bơm mạnh dẫn đến vỡ đường ống nước.
Giám định viên cũng khẳng định việc tiến hành giám định được thực hiện theo đúng quy định pháp luật, kết luận dựa trên hồ sơ cơ quan điều tra cung cấp và kết quả kiểm tra hiện trường tại vị trí bị vỡ.Trong khi đó, dù được triệu tập đến tòa với tư cách là người liên quan, nhưng vì lý do sức khỏe nên ông Phí Thái Bình – nguyên Chủ tịch HĐQT Vinaconex, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội được vắng mặt. Tuy nhiên, HĐXX đã công bố lời khai của ông Bình.
Theo lời khai của ông Bình, dự án cấp nước sông Đà xuất phát từ tâm huyết khắc phục tình trạng thiếu nước của người dân thủ đô, đây là dự án đi đầu trong phong trào xã hội hóa, giải quyết nước sạch cho người dân Hà Nội, đồng thời áp dụng công nghệ mới vào dự án.
Dự án này được phép thực hiện 02 giai đoạn với tổng mức đầu tư 1.450 tỷ đồng gồm các nguồn vốn vay của ngân hàng, vốn tự có và vốn khác, không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.
Về hiệu quả dự án, ông Bình khai giai đoạn 01 đã cung cấp khoảng 30% lượng nước cho người dân thủ đô; cung cấp hơn 500 triệu m3 nước cho người dân, góp phần khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt, đồng thời nâng cao vệ sinh, sức khỏe cộng đồng.
Ông Phí Thái Bình cho rằng nguyên nhân vỡ đường ống nước sông Đà do nhiều nguyên nhân khách quan, không phải do việc phê duyệt dự án và cũng không thuộc trách nhiệm HĐQT Vinaconex.
Trong khi đó, có mặt tại tòa, ông Nguyễn Văn Tuân - nguyên Tổng giám đốc Vinaconex cho biết dự án nước sạch Sông Đà được biểu quyết trên cơ sở đồng thuận của 05 thành viên HĐQT.
Theo ông Tuân, sau khi tiếp cận công nghệ sản xuất vật liệu composite của thế giới, Công ty đã cử đoàn đi khảo sát, đánh giá, tham gia các hội nghị để trao đổi việc thay đổi vật liệu làm đường ống trên cơ sở phân tích đầy đủ hiệu quả, tính năng của một vất liệu mới.
Ông Tuân cũng cho rằng, tại thời điểm đó, trong nước chưa có đủ năng lực để sản xuất ống nước theo công nghệ mới nên Công ty đã đẩy mạnh việc học tập, sản xuất để làm ra loại vật liệu mới với hy vọng sản xuất phục vụ các dự án trong nước, tiến tới xuất khẩu ra nước ngoài.
Tại tòa, ông Tuân cũng đề nghị HĐXX xem xét toàn diện đối với những người thực hiện dự án vì đây là lần đầu tiên áp dụng công nghệ mới về ống dẫn nước.
Trước đó, ngày 05/03, ngày xét xử đầu tiên vụ án vỡ đường ống nước sông Đà đã kết thúc với việc hầu hết các bị cáo đều cho rằng mình đã làm tròn trách nhiệm và đúng quy định pháp luật, không đúng như cáo trạng của cơ quan công tố nêu.
Các bị cáo bị truy tố về tội "Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" theo khoản 2, Điều 229 Bộ Luật hình sự 1999 gồm: Hoàng Thế Trung - nguyên giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Sông Đà - Hà Nội; Nguyễn Văn Khải - nguyên Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sông Đà - Hà Nội; Trương Trần Hiển - nguyên Trưởng Phòng Vật tư, thiết bị thuộc Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sông Đà - Hà Nội; Trần Cao Bằng - nguyên Giám đốc Công ty Cổ phần Ống sợi thủy tinh Vinaconex; Vũ Thanh Hải - nguyên Trưởng Phòng Sản xuất, nguyên Quản đốc phân xưởng, nguyên Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Ống sợi thủy tinh Vinaconex; Đỗ Đình Trì - nguyên trưởng đoàn tư vấn giám sát của Công ty cổ phần Nước và Môi trường Việt Nam (Viwase); Nguyễn Biên Hùng, Hoàng Quốc Thống và Bùi Minh Quân - nguyên cán bộ của Viwase.
Phiên tòa xét xử vụ án vỡ đường ống nước sông Đà dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 15/03.
Ngay 06/03, TAND TP. Hà Nội tiếp tục đưa ra xét xử 09 bị cáo trong vụ vỡ đường ống nước sông Đà về tội "Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng".
Tại ngày xét xử thứ hai chủ yếu làm rõ nguyên nhân khiến vỡ đường ống nước sông Đà.
Tại tòa, khi được HĐXX hỏi về nguyên nhân vỡ đường ống nước sông Đà, các giám định viên cho biết, chất lượng xi măng, gạch, cát tại công trình được kiểm tra, còn đường ống nước thì nhà thầu lại không kiểm sát chặt chẽ dẫn đến hậu quả trên.
Theo giám định viên, vì áp lực tiến độ, nhà thầu và đơn vị thi công đã dùng ống có thành ống thi công không đồng đều, có khuyết tật nên theo thời gian do áp lực nước được bơm mạnh dẫn đến vỡ đường ống nước.
Giám định viên cũng khẳng định việc tiến hành giám định được thực hiện theo đúng quy định pháp luật, kết luận dựa trên hồ sơ cơ quan điều tra cung cấp và kết quả kiểm tra hiện trường tại vị trí bị vỡ.Trong khi đó, dù được triệu tập đến tòa với tư cách là người liên quan, nhưng vì lý do sức khỏe nên ông Phí Thái Bình – nguyên Chủ tịch HĐQT Vinaconex, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội được vắng mặt. Tuy nhiên, HĐXX đã công bố lời khai của ông Bình.
Theo lời khai của ông Bình, dự án cấp nước sông Đà xuất phát từ tâm huyết khắc phục tình trạng thiếu nước của người dân thủ đô, đây là dự án đi đầu trong phong trào xã hội hóa, giải quyết nước sạch cho người dân Hà Nội, đồng thời áp dụng công nghệ mới vào dự án.
Dự án này được phép thực hiện 02 giai đoạn với tổng mức đầu tư 1.450 tỷ đồng gồm các nguồn vốn vay của ngân hàng, vốn tự có và vốn khác, không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.
Về hiệu quả dự án, ông Bình khai giai đoạn 01 đã cung cấp khoảng 30% lượng nước cho người dân thủ đô; cung cấp hơn 500 triệu m3 nước cho người dân, góp phần khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt, đồng thời nâng cao vệ sinh, sức khỏe cộng đồng.
Ông Phí Thái Bình cho rằng nguyên nhân vỡ đường ống nước sông Đà do nhiều nguyên nhân khách quan, không phải do việc phê duyệt dự án và cũng không thuộc trách nhiệm HĐQT Vinaconex.
Trong khi đó, có mặt tại tòa, ông Nguyễn Văn Tuân - nguyên Tổng giám đốc Vinaconex cho biết dự án nước sạch Sông Đà được biểu quyết trên cơ sở đồng thuận của 05 thành viên HĐQT.
Theo ông Tuân, sau khi tiếp cận công nghệ sản xuất vật liệu composite của thế giới, Công ty đã cử đoàn đi khảo sát, đánh giá, tham gia các hội nghị để trao đổi việc thay đổi vật liệu làm đường ống trên cơ sở phân tích đầy đủ hiệu quả, tính năng của một vất liệu mới.
Ông Tuân cũng cho rằng, tại thời điểm đó, trong nước chưa có đủ năng lực để sản xuất ống nước theo công nghệ mới nên Công ty đã đẩy mạnh việc học tập, sản xuất để làm ra loại vật liệu mới với hy vọng sản xuất phục vụ các dự án trong nước, tiến tới xuất khẩu ra nước ngoài.
Tại tòa, ông Tuân cũng đề nghị HĐXX xem xét toàn diện đối với những người thực hiện dự án vì đây là lần đầu tiên áp dụng công nghệ mới về ống dẫn nước.
Trước đó, ngày 05/03, ngày xét xử đầu tiên vụ án vỡ đường ống nước sông Đà đã kết thúc với việc hầu hết các bị cáo đều cho rằng mình đã làm tròn trách nhiệm và đúng quy định pháp luật, không đúng như cáo trạng của cơ quan công tố nêu.
Các bị cáo bị truy tố về tội "Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" theo khoản 2, Điều 229 Bộ Luật hình sự 1999 gồm: Hoàng Thế Trung - nguyên giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Sông Đà - Hà Nội; Nguyễn Văn Khải - nguyên Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sông Đà - Hà Nội; Trương Trần Hiển - nguyên Trưởng Phòng Vật tư, thiết bị thuộc Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sông Đà - Hà Nội; Trần Cao Bằng - nguyên Giám đốc Công ty Cổ phần Ống sợi thủy tinh Vinaconex; Vũ Thanh Hải - nguyên Trưởng Phòng Sản xuất, nguyên Quản đốc phân xưởng, nguyên Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Ống sợi thủy tinh Vinaconex; Đỗ Đình Trì - nguyên trưởng đoàn tư vấn giám sát của Công ty cổ phần Nước và Môi trường Việt Nam (Viwase); Nguyễn Biên Hùng, Hoàng Quốc Thống và Bùi Minh Quân - nguyên cán bộ của Viwase.
Phiên tòa xét xử vụ án vỡ đường ống nước sông Đà dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 15/03.