(TN&MT) - Phóng viên Báo TN&MT nhiều lần đề nghị lãnh đạo huyện cung cấp danh sách các trường hợp phá dỡ hộ lan QL 1A trái phép, sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích, xây dựng sai phép dọc 2 bên đường QL 1A nhưng đến nay vẫn không nhận được bất cứ phản hồi nào.
Chính quyền ''ém'' thông tin vi phạm
Người dân đang rất bức xúc trước tình trạng trong một thời gian dài, các dải hộ lan, tôn lượn sóng trên tuyến QL 1A đoạn qua huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang bị các cá nhân, doanh nghiệp phá dỡ trái phép để mở lối đi, làm bãi tập kết ôtô, vật liệu xây dựng, nhà hàng, quán ăn, nhà nghỉ... gây mất an toàn cho người tham gia giao thông nhưng các cơ quan quản lý Nhà nước lại “đá bóng” trách nhiệm, thiếu kiên quyết trong việc kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm theo các quy định của pháp luật.
Liên quan tới việc này, PV Báo Tài nguyên và Môi trường đã làm việc với lãnh đạo huyện Lạng Giang đề nghị cung cấp thông tin cụ thể có bao nhiêu trường hợp phá dỡ dải hộ lan, tôn lượn sóng và các trường hợp xây dựng trái phép, sai phép trên đất nông nghiệp dọc tuyến QL 1A, đoạn chạy qua huyện Lạng Giang.
Tuy nhiên, mặc dù đã ''năm lần bảy lượt'' trực tiếp liên hệ làm việc với huyện Lạng Giang, nhiều lần đề nghị lãnh đạo huyện cung cấp thông tin "chi tiết" để làm rõ sự việc nhưng đến nay PV Báo Tài nguyên và Môi trường chỉ nhận được thái độ "lẩn tránh" của lãnh đạo UBND huyện Lạng Giang.
Trước đó, trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Nghĩa – Chủ tịch UBND huyện Lạng Giang cho rằng việc phá dỡ hộ lan, tôn lượn sóng có trách nhiệm của các đơn vị BOT khi thực hiện thi công tuyến đường nhưng đến nay không lắp lại nguyên trạng so với lúc ban đầu.
“UBND huyện không có thẩm quyền xử lý nên đã làm văn bản đề nghị những vị trí trước đây đã phá rỡ hàng rào hộ lan thì nay phải trả lại nguyên trạng như cũ”, ông Nghĩa cho biết.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Sỹ - Phó Chủ tịch UBND huyện Lạng Giang cho biết: "Huyện đã gửi 4 văn bản tới Chi Cục quản lý đường bộ I.5 về việc này nhưng không có phản hồi. Nếu trong trường hợp Chi Cục quản lý đường bộ I.5 vẫn không trả lời, huyện sẽ gửi văn bản cho Ban an toàn Giao thông tỉnh, Ban sẽ gửi tới Sở GTVT để Sở sẽ có trách nhiệm gửi tới Bộ Giao thông vận tải".
Bên cạnh đó, lãnh đạo huyện Lạng Giang cho rằng trách nhiệm thuộc về Chi cục quản lý đường bộ I.5 vì đây là đơn vị trực tiếp quản lý tuyến đường và đủ thẩm quyền để xử lý các trước hợp tự ý phá dỡ trái phép.
Liên tục đổ lỗi cho nhau
Trước thực trạng phá dỡ hộ lan gây mất an toàn cho người tham gia giao thôn, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông từ nhiều năm nay nhưng lại không có đơn vị nào đứng ra nhận trách nhiệm.
Trao đổi với PV ông, ông Đặng Đình Quang – Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đường bộ I.5 (Cục quản lý đường bộ I) đơn vị trực tiếp quản lý hành lang đường bộ QL 1A lại cho rằng trách nhiệm thuộc về chính quyền địa phương khi không xử lý, kiểm tra và có biện pháp kiên quyết xử lý ngay từ khi phát hiện ra vi phạm.
Không những vậy, ông Quang còn cho rằng để xảy ra tình trạng trên là do việc “buông lỏng” công tác quản lý, thiếu quyết liệt với các trường hợp vi phạm, không dám xử lý vì “ngại va chạm’’ của UBND huyện Lạng Giang.
Liên quan đến vụ việc này, Chánh văn phòng UBND tỉnh Bắc Giang Nguyễn Đức Đăng vừa ký Văn bản số 4530/UBND-TT ngày 26/12/2017 gửi Sở GTVT và UBND huyện Lạng Giang đề nghị làm rõ thông tin Báo Tài nguyên và Môi trường phản ánh.
Văn bản nêu rõ, sau khi xem xét, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Lại Thanh Sơn giao Sở GTVT chủ trì xác minh, làm rõ nội dung Báo phản ánh, đề xuất xử lý báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh và cung cấp thông tin cho Báo Tài nguyên và Môi trường theo đúng quy định của pháp luật.
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, ngày 10/01/2018, ông Hoàng Văn Thanh – Phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Bắc Giang đã ký Văn bản số 240/SGTVT-QLKC gửi Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang và Báo Tài nguyên và Môi trường về việc xác minh làm rõ hàng rào hộ lan, dải tôn lượn sóng bảo vệ an toàn đường bộ bị phá dỡ, mở lối đi gây mất an toàn giao thông.
Tại văn bản, Sở GTVT cho biết, tuyến QL1A đoạn qua tỉnh Bắc Giang do Chi cục I.5 trực tiếp quản lý. Tuy nhiên, nguyên nhân hộ lan, dải lượn tôn bị phá dỡ là do từ tháng 5/2015 tuyến QL1A đoạn Ngã tư giao QL 31 (lý trình cũ km114+090) đến Lạng Sơn được bàn giao cho Công ty cổ phần BOT Bắc Giang – Lạng Sơn để thực hiện dự án làm cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn.
Trong quá trình thi công đơn vị thi công đã chủ động tháo dỡ hàng rào hộ lan, dải tôn lượn sóng tại một số vị trí để thực hiện thi công. Lợi dụng việc trên, một số doanh nghiệp, cá nhân đã tháo dỡ hộ lan tại các vị trí Km 103 + 109 và Km104 + 110 gây mất an toàn giao thông.
''Việc này các đơn vị quản lý Nhà nước đã phối hợp kiểm tra, lập biên bản vi phạm và xử phạt vi phạm yêu cầu phải khắc phục hậu quả, khôi phục hiện trạng ban đầu. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được khắc phục'', văn bản nêu.
Do đó, để đảm bảo an toàn giao thông, Sở GTVT đề nghị Chi cục quản lý đường bộ I.5 phối hợp tốt với UBND huyện Lạng Giang xử lý kiên quyết ngay các tập thể, cá nhân vi phạm quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Sở GTVT tỉnh Bắc Giang cũng đề nghị Công ty Cổ phần BOT Bắc Giang – Lạng Sơn phải lắp đặt toàn bộ hệ thống an toàn giao thông nói chung và hộ lan lượn sóng nói riêng tại các vị trí cần thiết theo quy định, đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong quá trình quản lý, khai thác và thu phí hoàn vốn.
Trước đó, trả lời PV về việc này, ông Hoàng Văn Thanh – Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bắc Giang cho rằng, việc phá hộ lan bảo vệ hành lang đường Quốc lộ thì Sở Giao thông vận tải không liên quan vì không phải đơn vị quản lý tuyến đường QL1A.
"Tuyến đường QL1A đoạn chạy qua huyện Lạng Giang do Chi cục Quản lý Đường bộ I.5 quản lý. Vì vậy, trách nhiệm khi để hộ lan bị tháo dỡ, mở lối đi trái phép thuộc về đơn vị này’’, ông Thanh cho biết.
Trả lời câu hỏi của PV về việc các hộ dân và doanh nghiệp dọc tuyến đường QL 1A tự ý tháo dỡ, phá hộ lan có dấu hiệu phá hoại tài sản quốc gia và có thể bị khởi tố hình sự hay không?, ông Thanh nói: “Chưa có gì là to tát nên cũng chưa đến mức phải đề nghị công an vào cuộc điều tra’’.
“Hiện nay chúng tôi đã đề nghị lãnh đạo huyện Lạng Giang báo cáo cụ thể các trường hợp phá dỡ nhưng đến nay vẫn chưa thấy huyện gửi báo cáo về Sở’’, ông Thanh cho biết thêm.
Như vậy có thể thấy rằng, quả bóng trách nhiệm liên tục được UBND huyện Lạng Giang và Chi cục Quản lý Đường bộ I.5, Sở GTVT Bắc Giang đá bóng cho nhau, không cơ quan nào đứng ra nhận trách nhiệm. Trong khi đó, tình trạng phá dỡ hộ lan, tôn lượn sóng thì vẫn chưa được khắc phục và tính mạng của người dân khi tham gia giao thông vẫn đang bị “tử thần” rình rập mỗi ngày.
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.
Chính quyền ''ém'' thông tin vi phạm
Người dân đang rất bức xúc trước tình trạng trong một thời gian dài, các dải hộ lan, tôn lượn sóng trên tuyến QL 1A đoạn qua huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang bị các cá nhân, doanh nghiệp phá dỡ trái phép để mở lối đi, làm bãi tập kết ôtô, vật liệu xây dựng, nhà hàng, quán ăn, nhà nghỉ... gây mất an toàn cho người tham gia giao thông nhưng các cơ quan quản lý Nhà nước lại “đá bóng” trách nhiệm, thiếu kiên quyết trong việc kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm theo các quy định của pháp luật.
Liên quan tới việc này, PV Báo Tài nguyên và Môi trường đã làm việc với lãnh đạo huyện Lạng Giang đề nghị cung cấp thông tin cụ thể có bao nhiêu trường hợp phá dỡ dải hộ lan, tôn lượn sóng và các trường hợp xây dựng trái phép, sai phép trên đất nông nghiệp dọc tuyến QL 1A, đoạn chạy qua huyện Lạng Giang.
Tuy nhiên, mặc dù đã ''năm lần bảy lượt'' trực tiếp liên hệ làm việc với huyện Lạng Giang, nhiều lần đề nghị lãnh đạo huyện cung cấp thông tin "chi tiết" để làm rõ sự việc nhưng đến nay PV Báo Tài nguyên và Môi trường chỉ nhận được thái độ "lẩn tránh" của lãnh đạo UBND huyện Lạng Giang.
Trước đó, trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Nghĩa – Chủ tịch UBND huyện Lạng Giang cho rằng việc phá dỡ hộ lan, tôn lượn sóng có trách nhiệm của các đơn vị BOT khi thực hiện thi công tuyến đường nhưng đến nay không lắp lại nguyên trạng so với lúc ban đầu.
“UBND huyện không có thẩm quyền xử lý nên đã làm văn bản đề nghị những vị trí trước đây đã phá rỡ hàng rào hộ lan thì nay phải trả lại nguyên trạng như cũ”, ông Nghĩa cho biết.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Sỹ - Phó Chủ tịch UBND huyện Lạng Giang cho biết: "Huyện đã gửi 4 văn bản tới Chi Cục quản lý đường bộ I.5 về việc này nhưng không có phản hồi. Nếu trong trường hợp Chi Cục quản lý đường bộ I.5 vẫn không trả lời, huyện sẽ gửi văn bản cho Ban an toàn Giao thông tỉnh, Ban sẽ gửi tới Sở GTVT để Sở sẽ có trách nhiệm gửi tới Bộ Giao thông vận tải".
Bên cạnh đó, lãnh đạo huyện Lạng Giang cho rằng trách nhiệm thuộc về Chi cục quản lý đường bộ I.5 vì đây là đơn vị trực tiếp quản lý tuyến đường và đủ thẩm quyền để xử lý các trước hợp tự ý phá dỡ trái phép.
Liên tục đổ lỗi cho nhau
Trước thực trạng phá dỡ hộ lan gây mất an toàn cho người tham gia giao thôn, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông từ nhiều năm nay nhưng lại không có đơn vị nào đứng ra nhận trách nhiệm.
Trao đổi với PV ông, ông Đặng Đình Quang – Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đường bộ I.5 (Cục quản lý đường bộ I) đơn vị trực tiếp quản lý hành lang đường bộ QL 1A lại cho rằng trách nhiệm thuộc về chính quyền địa phương khi không xử lý, kiểm tra và có biện pháp kiên quyết xử lý ngay từ khi phát hiện ra vi phạm.
Không những vậy, ông Quang còn cho rằng để xảy ra tình trạng trên là do việc “buông lỏng” công tác quản lý, thiếu quyết liệt với các trường hợp vi phạm, không dám xử lý vì “ngại va chạm’’ của UBND huyện Lạng Giang.
Liên quan đến vụ việc này, Chánh văn phòng UBND tỉnh Bắc Giang Nguyễn Đức Đăng vừa ký Văn bản số 4530/UBND-TT ngày 26/12/2017 gửi Sở GTVT và UBND huyện Lạng Giang đề nghị làm rõ thông tin Báo Tài nguyên và Môi trường phản ánh.
Văn bản nêu rõ, sau khi xem xét, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Lại Thanh Sơn giao Sở GTVT chủ trì xác minh, làm rõ nội dung Báo phản ánh, đề xuất xử lý báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh và cung cấp thông tin cho Báo Tài nguyên và Môi trường theo đúng quy định của pháp luật.
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, ngày 10/01/2018, ông Hoàng Văn Thanh – Phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Bắc Giang đã ký Văn bản số 240/SGTVT-QLKC gửi Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang và Báo Tài nguyên và Môi trường về việc xác minh làm rõ hàng rào hộ lan, dải tôn lượn sóng bảo vệ an toàn đường bộ bị phá dỡ, mở lối đi gây mất an toàn giao thông.
Tại văn bản, Sở GTVT cho biết, tuyến QL1A đoạn qua tỉnh Bắc Giang do Chi cục I.5 trực tiếp quản lý. Tuy nhiên, nguyên nhân hộ lan, dải lượn tôn bị phá dỡ là do từ tháng 5/2015 tuyến QL1A đoạn Ngã tư giao QL 31 (lý trình cũ km114+090) đến Lạng Sơn được bàn giao cho Công ty cổ phần BOT Bắc Giang – Lạng Sơn để thực hiện dự án làm cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn.
Trong quá trình thi công đơn vị thi công đã chủ động tháo dỡ hàng rào hộ lan, dải tôn lượn sóng tại một số vị trí để thực hiện thi công. Lợi dụng việc trên, một số doanh nghiệp, cá nhân đã tháo dỡ hộ lan tại các vị trí Km 103 + 109 và Km104 + 110 gây mất an toàn giao thông.
''Việc này các đơn vị quản lý Nhà nước đã phối hợp kiểm tra, lập biên bản vi phạm và xử phạt vi phạm yêu cầu phải khắc phục hậu quả, khôi phục hiện trạng ban đầu. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được khắc phục'', văn bản nêu.
Do đó, để đảm bảo an toàn giao thông, Sở GTVT đề nghị Chi cục quản lý đường bộ I.5 phối hợp tốt với UBND huyện Lạng Giang xử lý kiên quyết ngay các tập thể, cá nhân vi phạm quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Sở GTVT tỉnh Bắc Giang cũng đề nghị Công ty Cổ phần BOT Bắc Giang – Lạng Sơn phải lắp đặt toàn bộ hệ thống an toàn giao thông nói chung và hộ lan lượn sóng nói riêng tại các vị trí cần thiết theo quy định, đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong quá trình quản lý, khai thác và thu phí hoàn vốn.
Trước đó, trả lời PV về việc này, ông Hoàng Văn Thanh – Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bắc Giang cho rằng, việc phá hộ lan bảo vệ hành lang đường Quốc lộ thì Sở Giao thông vận tải không liên quan vì không phải đơn vị quản lý tuyến đường QL1A.
"Tuyến đường QL1A đoạn chạy qua huyện Lạng Giang do Chi cục Quản lý Đường bộ I.5 quản lý. Vì vậy, trách nhiệm khi để hộ lan bị tháo dỡ, mở lối đi trái phép thuộc về đơn vị này’’, ông Thanh cho biết.
Trả lời câu hỏi của PV về việc các hộ dân và doanh nghiệp dọc tuyến đường QL 1A tự ý tháo dỡ, phá hộ lan có dấu hiệu phá hoại tài sản quốc gia và có thể bị khởi tố hình sự hay không?, ông Thanh nói: “Chưa có gì là to tát nên cũng chưa đến mức phải đề nghị công an vào cuộc điều tra’’.
“Hiện nay chúng tôi đã đề nghị lãnh đạo huyện Lạng Giang báo cáo cụ thể các trường hợp phá dỡ nhưng đến nay vẫn chưa thấy huyện gửi báo cáo về Sở’’, ông Thanh cho biết thêm.
Như vậy có thể thấy rằng, quả bóng trách nhiệm liên tục được UBND huyện Lạng Giang và Chi cục Quản lý Đường bộ I.5, Sở GTVT Bắc Giang đá bóng cho nhau, không cơ quan nào đứng ra nhận trách nhiệm. Trong khi đó, tình trạng phá dỡ hộ lan, tôn lượn sóng thì vẫn chưa được khắc phục và tính mạng của người dân khi tham gia giao thông vẫn đang bị “tử thần” rình rập mỗi ngày.
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.