Gửi bình luận
(TN&MT) - Theo ý kiến của Luật sư, việc người dân, doanh nghiệp trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang tự tiện tháo dỡ hộ lan đường Quốc lộ 1A khi...
![]() |
Luật sư Nguyễn Văn Kiệm - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội. |
![]() |
Ngang nhiên phá rào chắn bảo vệ hành lang Quốc lộ 1A. |
![]() |
Mặc dù tình trạng tự ý tháo dỡ dải hộ lan tôn lượn sóng hộ trên đường Quốc lộ 1A diễn ra thời gian dài nhưng không bị xử lý |
Điều 303 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia như sau: “1. Người nào phá hủy công trình, cơ sở hoặc phương tiện giao thông vận tải, thông tin – liên lạc, công trình điện, dẫn chất đốt, công trình thủy lợi hoặc công trình quan trọng khác về quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học – kỹ thuật, văn hóa và xã hội, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 114 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân: a) Có tổ chức; b) Làm công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia hư hỏng, ngưng hoạt động; c) Làm chết 03 người trở lên; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 200% trở lên; e) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên; g) Gây ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh tế – xã hội; h) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế từ 01 năm đến 05 năm.” Đối với trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà Nước trong trường hợp này, do để xảy ra tình trạng hộ lan đường bị tháo dỡ phải xác định cơ quan quản lý chưa làm trong trách nhiệm của mình. Việc tháo dỡ xảy ra tồn tại trong thời gian dài không được khắc phục bởi cơ quan chức năng. Có hay không việc làm ngơ để những vi phạm tồn tại là câu hỏi người dân đặt ra ở đây. Các Doanh nghiệp hai bên đường quốc lộ không tuân theo quy hoạch tự ý tháo dỡ hộ lan cần phải xử lý triệt để, đóng lại để đảm bảo an toàn giao thông. Những doanh nghiệp có vị trí phù hợp quy hoạch thì cơ quan có thẩm quyền quản lý hộ lan cần có giải pháp bố trí hộ lan hợp lý để hài hòa mục đích đảm bảo an toàn giao thông với nhu cầu đi lại, vận chuyển của doanh nghiệp. Với người dân nếu việc bố trí hầm chui chưa phù hợp với nhu cầu dân sinh, gây trở ngại cho sinh hoạt sản xuất thì cần thiết phải xây dựng thêm hầm dân sinh ở vị trí tối ưu hơn cho nhu cầu đi lại của nhân dân. Căn cứ quy định tại Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quy định Điều 40. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 1. Tổ chức, chỉ đạo việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong phạm vi địa phương. 2. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong phạm vi địa phương. 3. Chỉ đạo và kiểm tra đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Giao thông vận tải thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý vi phạm, giải tỏa vi phạm hành lang an toàn đường bộ trong phạm vi địa phương. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện 1. Quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ được giao trên địa bàn huyện quản lý. 2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và giáo dục nhân dân các quy định về phạm vi đất dành cho đường bộ, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Ngoài quy định tại Nghị định này, nếu trường hợp để xẩy ra tai nạn, gây những hậu quả đáng tiếc xẩy ra thì còn phải xem xét trách nhiệm của chính quyền địa phương do buông lỏng quản lý, giám sát về hành vi của người có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước đã không thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý tài sản thuộc trách nhiệm của mình theo quy định tại Điều 179 Bộ luật Hình sự năm 2015 Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp như sau: "1. Người nào có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, vì thiếu trách nhiệm mà để mất mát, hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trị giá 2.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. 4. Người phạm tội còn có thể cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm". |