Vụ nổ 3 người chết ở mỏ than Phấn Mễ 1 năm trước đã xử lý ra sao?

12/01/2017 00:00

(TN&MT) - Khoảng 1 năm trước, vụ tai nạn lao động 3 người chết ở Mỏ than Phấn Mễ (Công ty CP Gang thép Thái Nguyên) đã được cơ quan chức năng tỉnh Thái Nguyên...

(TN&MT) - Khoảng 1 năm trước, vụ tai nạn lao động 3 người chết ở Mỏ than Phấn Mễ (Công ty CP Gang thép Thái Nguyên) đã được cơ quan chức năng tỉnh Thái Nguyên xử lý thế nào?
 
Mỏ than Phấn Mễ được đánh giá là nơi có trữ lượng “vàng đen” hàng triệu tấn, cùng với Mỏ than Khánh Hòa cũng gọi là “ông to” nhất nhì của tỉnh Thái Nguyên. Lượng nhân công đổ xô đến mỏ than làm việc xếp hàng dài thay phiên nhau tới thiên đường với lời đường ngọt.
 
Tuy nhiên, điều không thể ngờ đằng sau những miếng “vàng đen” đôi khi là máu và sinh mạng của nhiều người. Những người dân ở địa phương quanh các mỏ than không còn nghề nào khác ngoài đào than nhưng vấn cứ mãi nghèo. Chỉ có cái chết thỉnh thoảng lại đổ ập xuống những gia đình lao động bần cùng.
 
Theo tìm hiểu của PV, Phục Linh là một xã vùng bán sơn địa nằm ngay trong địa giới mỏ than Phấn Mễ. Người dân ở Phục Linh chỉ biết sống dựa vào khai thác khoáng sản, nên những vụ tai nạn lao động gây chết người xảy ra như cơm bữa. Nhiều hay ít xã không thể nào thống kê nổi, bởi vì rất nhiều người đi làm không trình báo với cơ quan chức năng. Nếu chết người thì chủ sử dụng lao động thỏa thuận bồi thường cho gia đình là hết chuyện.
Vụ tai nạn lao động 3 người chết ở Mỏ than Phấn Mễ đã được cơ quan chức năng tỉnh Thái Nguyên xử lý thế nào?
Mỏ than Phấn Mễ, nơi Công ty An Phát Thái khai thác
Gần đây nhất, vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra vào tháng 1/2016, ở Mỏ than Phấn Mễ. Được biết, những người trong vụ tai nạn đó xảy ra tại tổ 1, số 4A, có 6 người đi làm, bao gồm: Hứa Văn Lực, Vũ Văn Giang, Tạ Quốc Khánh, Dương Văn Lĩnh, Nguyễn Đức Cường và Lạc Văn Thanh. Đầu ca, sau khi nhận bàn giao công việc của ca 1 và được ông Phạm Văn Chiến là cán bộ trực kỹ thuật thông báo khí mỏ và đường l kỹ thuật đảm bảo an toàn. Nhiệm vụ của ca là gia cố đường l và xúc bốc vận chuyển than từ gương l lên mặt bằng. Độ sâu giếng khoảng 115 mét.
 
Sau đó, các nạn nhân được đưa lên miệng giếng và chuyển cấp cứu tại Viện bỏng Lê Hữu Trác (Hà Nội) nhưng 3 người tử vong sau đó. Hứa Văn Lực chết ngày 4/2/2016 (43 tuổi), Tạ Quốc Khánh chết ngày 6/2/2016 (32 tuổi), Vũ Văn Giang chết ngày 8/2/2016 (35 tuổi). Các nạn nhân chết trong tình trạng bỏng nặng, nhiễm trùng, nhiễm độc nặng …
 
Căn cứ báo cáo kết quả khám nghiệm hiện trường của pḥòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Thái Nguyên, nguyên nhân vụ tai nạn là do trong quá trình khai thác, số 4A gặp túi khí Mê tan (CH4), công nhân đào xúc bục túi khí gây cháy nổ.
 
Trước những cái chết đau đớn ấy đã bỏ lại đằng sau những mành đời khốn khó khiến ai nhìn cũng phải “nước mắt tuôn”. Trụ cọt ra đi để lại gánh nặng con nhỏ và tương lai bộn bề cho người ở lại.
 
Mặc dù được cấp phép trong thời gian dài, nhưng Mỏ than Phấn Mễ không đủ nhân lực khai thác mà phải thực hiện bản hợp đồng kinh tế về việc thuê khai thác than mỡ bằng phương pháp hầm l tại các khu vực giếng IX, vành đai M3 và Núi Tán với Công ty TNHH An Phát Thái.
 
Theo bản hợp đồng này, Công ty An Phát Thái được toàn quyền tuyển dụng lao động vào khai thác tại các hầm l Mỏ than Phấn mễ gần như khoán trắng tất cả các qui trình kỹ thuật khai thác, nhân công khai thác, an toàn lao động, bảo vệ môi trường… Điều khoản ràng buộc rõ nét nhất là toàn bộ sản lượng than khai thác được An Phát Thái phải bán lại cho Mỏ than Phấn Mễ. Khối lượng ước tính khoảng 30.000 tấn mỗi năm.
Vụ nổ 3 người chết ở mỏ than Phấn Mễ 1 năm trước đã xử lý ra sao?
Vụ nổ 3 người chết ở mỏ than Phấn Mễ 1 năm trước đã xử lý ra sao?
Đối với vụ nổ khí mê tan làm 3 người chết ngày 30/1/2016, mức giá bồi thường của Công ty TNHH An Phát Thái cụ thể như sau. Gia đ́ình nạn nhân Hứa Văn Lực được nhận 220 triệu đồng. Gia đình Tạ Quốc Khánh được nhận 226 triệu đồng. Gia đình nạn nhân Vũ Văn Giang được nhận 228 triệu đồng.
 
Điều đáng nói, trong bản hợp đồng qui định Công ty An Phát Thái phải đăng ký lực lượng lao động với Sở LĐTBXH tỉnh Thái Nguyên và được huấn luyện an toàn lao động cho người lao động trước khi làm việc theo qui định của Luật lao động. Tuy nhiên, sau khi xảy ra các vụ tai nạn lao động, cơ quan thanh kiểm tra phát hiện, tất cả các nạn nhân đều chưa được huấn luyện an toàn lao động – Vệ sinh lao động đúng nhóm qui định.
 
Sau khi xảy ra vụ nổ khí Mê tan khiến 3 lao động của Công ty TNHH An Phát Thái thiệt mạng, Đoàn điều tra tai nạn lao động tỉnh Thái Nguyên do ông Nguyễn Mạnh Bạo – Chánh Thanh tra Sở LĐTBXH tỉnh Thái Nguyên làm trưởng đoàn đã vào cuộc điều tra. Tuy nhiên, theo tìm hiểu, chưa thấy cơ quan này công bố và báo cáo kết quả điều tra lên UBND tỉnh Thái Nguyên.
 
Về vấn đề sử dụng lao động của Công ty TNHH An Phát Thái, trong bản Hợp đồng kinh tế giữa Mỏ than Phấn Mễ và doanh nghiệp này qui định khá rõ ràng là Công ty An Phát Thái phải đăng ký lực lượng lao động với Sở LĐTBXH tỉnh Thái Nguyên và được huấn luyện an toàn lao động cho người lao động trước khi làm việc theo qui định của Luật lao động.
 
Tuy nhiên, sau khi xảy ra các vụ tai nạn lao động, cơ quan thanh kiểm tra phát hiện, tất cả các nạn nhân đều chưa được huấn luyện an toàn lao động – Vệ sinh lao động đúng nhóm qui định. An Phát Thái không đăng ký lao động với Sở mà chỉ báo cáo theo định kỳ. Tình hình lao động, tai nạn lao động chỉ việc báo cáo. Việc huấn luyện cũng do DN chịu trách nhiệm.
 
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc không báo cáo sự việc lên UBND tỉnh Thái Nguyên sau khi điều tra xong, ông Bùi Tuấn Thịnh (GĐ Sở LĐTBXH Thái Nguyên) khẳng định đã báo cáo lãnh đạo UBND tỉnh Thái Nguyên đầy đủ. Nhưng lãnh đạo sở không nói rõ đã báo cáo khi nào.
 
Căn cứ vào biên bản điều tra tai nạn lao động của đoàn kiểm tra, thông tin về vụ tai nạn lao động được xác định diễn ra vào khoảng 20h ngày 30/1/2016. Nơi xảy ra tai nạn lao động là phân xưởng khai thác giếng IX, Công ty TNHH An Phát Thái, thuộc địa phận xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
 
Đoàn điều tra cũng nhận thấy, cán bộ kỹ thuật chưa kịp thời phát hiện nguyên cơ gia tăng các loại khí cháy, tại vị trí gương lò thời điểm bục túi khí Mê tan chưa thể đảm bảo đủ lưu lượng gió cần thiết để kịp thời giảm giảm lượng khí Mê tan xuống mức an toàn.
 
Những người có lỗi được xác định bao gồm: Ông Nguyễn Ngọc Phương – Cán bộ trực kỹ thuật ca 2; ông Nguyễn Thái Long – Quản đốc Phân xưởng khai thác giếng IX; ông Vũ Minh Sơn – Cán bộ an toàn công ty; ông Lê Ngọc Hải – Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật an toàn; ông Nguyễn Ngọc Nam – Phó Giám đốc phụ trách sản xuất; ông Nguyễn Mạnh Quân – Phó Giám đốc Công ty- Giám đốc điều hành mỏ; ông Nguyễn Đình Thái – Giám đốc Công ty An Phát Thái…
 
Đoàn điều tra thống nhất giao Thanh tra Sở LĐ-TB-XH tỉnh Thái Nguyên xử lí vi phạm đối với hành vi vi phạm của các cá nhân trên. Yêu cầu An Phát Thái thực hiện tham gia bảo hiểm xã hội cho tất cả người lao động có thời gian lao động ổn định theo hợp đồng lao động tại công ty theo qui định của pháp luật. Trong số tất cả các nạn nhân tử vong đều không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nên không được hưởng chế độ bảo hiểm. Các nạn nhân chưa được huấn luyện An toàn lao động - Vệ sinh lao động đúng nhóm qui định. Tuy nhiên, kết quả xử lí vi phạm ra sao phóng viên đã không được Sở LĐTBXH tỉnh Thái Nguyên cung cấp.
 
Tuy nhiên, Sở LĐTBXH tỉnh Thái Nguyên đã xử lý ra sao, quyết định xử phạt thế nào hiện vẫn chưa được công bố. 
 
Nhóm PV
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Vụ nổ 3 người chết ở mỏ than Phấn Mễ 1 năm trước đã xử lý ra sao?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO