(TN&MT) - Nhiều ý kiến cho rằng việc gia đình liệt sỹ bị thu đất giao cho người khác ở Hải Dương là trái quy định pháp luật và có cơ sở để người con đòi lại mảnh đất hương hỏa.
Báo Tài nguyên & Môi trường xin đăng tải ý kiến của GS.TS. Đặng Hùng Võ (nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường). GS Võ khẳng định, theo pháp luật hiện hành, chính quyền địa phương phải giải quyết trả lại nhà đất cho gia đình ông Lương Công Phượng (con của liệt sỹ Lương Mạnh Toàn).
Trước đó, Báo Tài nguyên & Môi trường nhận được đơn phản ánh của ông Lương Công Phượng (ở xã Hồng Hưng, Gia Lộc, Hải Dương) khiếu nại về việc đất ở nhiều đời của gia đình ông bị cán bộ thôn xã tự ý biến thành đất nông nghiệp chia cho người khác. Bố ông là liệt sỹ trong kháng chiến chống Mỹ nhưng nay ông Phượng muốn về mảnh đất hương hỏa làm nơi thờ cúng cho bố thì chính quyền địa phương không giải quyết.
GS Đặng Hùng Võ phân tích: Việc giải quyết trả lại đất cũ đã được đưa ra như một nguyên tắc quan trọng trong chính sách đất đai của nước ta kể từ ngày ngày Luật Đất đai 2003 có hiệu lực thi hành vào 1/7/2004. Luật Đất đai 2013 đưa ra 1 nguyên tắc cơ bản thể hiện tại Khoản 5 Điều 26:
"Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam."
Như vậy có nghĩa là Nhà nước thừa nhận việc đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 26 nói trên.
"Nếu có đủ căn cứ chứng minh việc hợp tác xã giao đất của gia đình liệt sỹ Lương Mạnh Toàn không thuộc trường hợp Nhà nước thực hiện các chính sách đất đai qua các thời kỳ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xem xét việc trả lại nhà đất cũ cho gia đình liệt sỹ." - TS. Đặng Hùng Võ nêu quan điểm.
GS Đặng Hùng Võ cũng cho biết, năm 2005, UBTV Quốc hội đã thông qua Nghị quyết quy định giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/7/1991 (ngày Pháp lệnh về nhà ở có hiệu lực thi hành). Nghị quyết có quy định:
"Các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: Các văn bản quản lý được áp dụng khi giải quyết các trường hợp quy định tại Nghị quyết này bao gồm quyết định, thông báo, công văn, văn bản kê biên, kiểm kê, danh sách kiểm kê và các giấy tờ khác liên quan đến việc quản lý, bố trí sử dụng nhà đất của Uỷ ban hành chính, Uỷ ban quân quản, Uỷ ban nhân dân cách mạng, Uỷ ban nhân dân, cơ quan quản lý nhà nước các cấp, tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế nhà nước, tổ chức xã hội. 2. Nhà đất quy định tại Nghị quyết này bao gồm nhà ở kể cả khuôn viên (nếu có) và các loại nhà khác."
Theo GS Đặng Hùng Võ, như vậy, vì hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, không phải là tổ chức kinh tế nhà nước nên quyết định giao nhà đất của hợp tác xã không thuộc trường hợp thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/7/1991. Trường hợp này được giải quyết như mối quan hệ dân sự về nhà đất.
Đây chính là căn cứ pháp lý để chứng minh việc hợp tác xã giao nhà đất của gia đình liệt sỹ Lương Mạnh Toàn cho người khác sử dụng không thuộc trường hợp thực hiện các chính sách nhà đất của Nhà nước qua các thời kỳ.
Cũng theo ông Đặng Hùng Võ, năm 2003, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/7/1991 (ngày Pháp lệnh về nhà ở có hiệu lực thi hành).
Khoản 4 Điều 2 của Nghị quyết quy định "Quản lý nhà đất vắng chủ" thuộc trường hợp Nhà nước thực hiện chính sách nhà đất trước ngày 1/7/1991. Chính sách này được quy định tại Thông tư số 73/Tg từ năm 1962 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý đất của tư nhân cho thuê, đất vắng chủ, đất bỏ hoang tại nội thành, nội thị. Theo nội dung của Thông tư, phạm vi điều chỉnh của Thông tư này là đất thuộc nội thành, nội thị, không điều chỉnh nhà đất thuộc khu vực nông thôn.
Như vậy, trường hợp nhà đất của liệt sỹ Lương Mạnh Toàn bị giao cho người khác không thuộc diện Nhà nước quản lý nhà đất vắng chủ theo chính sách của Nhà nước trước ngày 1/7/1991.
Ông Đặng Hùng Võ cho rằng, trong những trường hợp sử dụng đất không có giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất trong lịch sử thì căn cứ pháp lý theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.
Có nghĩa là trong trường hợp không có loại giấy tờ gì chứng minh nguồn gốc sử dụng đất thì nguồn gốc sử dụng đất được xác định dựa trên ý kiến của những người sinh sống cùng thời và có xác nhận của UBND cấp xã. Nay con của liệt sỹ Lương Mạnh Toàn là Lương Công Phượng đã có được rất nhiều ý kiến xác nhận về nguồn gốc sử dụng đất của nhà đất do gia đình liệt sỹ sinh sống trước đây được làm tại UBND xã Hồng Hưng có sự tham gia và xác nhận của Chủ tịch UBND xã và Cán bộ địa chính xã Hồng Hưng, trong đó có ý kiến của Trưởng thôn Cát Hậu, Bí thư chi bộ thôn Cát Hậu và nhiều người sinh sống cùng thời 1984-1990 tại thôn Cát Hậu.
Như vậy, việc trả lại nhà đất cho gia đình liệt sỹ Lương Mạnh Toàn là hoàn toàn có đủ căn cứ pháp lý.
Ngoài ra, ông Đặng Hùng Võ cho rằng, việc giải quyết trả lại nhà đất cho gia đình liệt sỹ là thể hiện chính sách ưu việt của Nhà nước ta đối với những người đã hy sinh cho đất nước.
Báo Tài nguyên & Môi trường sẽ tiếp tục đưa tin...
Báo Tài nguyên & Môi trường xin đăng tải ý kiến của GS.TS. Đặng Hùng Võ (nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường). GS Võ khẳng định, theo pháp luật hiện hành, chính quyền địa phương phải giải quyết trả lại nhà đất cho gia đình ông Lương Công Phượng (con của liệt sỹ Lương Mạnh Toàn).
Trước đó, Báo Tài nguyên & Môi trường nhận được đơn phản ánh của ông Lương Công Phượng (ở xã Hồng Hưng, Gia Lộc, Hải Dương) khiếu nại về việc đất ở nhiều đời của gia đình ông bị cán bộ thôn xã tự ý biến thành đất nông nghiệp chia cho người khác. Bố ông là liệt sỹ trong kháng chiến chống Mỹ nhưng nay ông Phượng muốn về mảnh đất hương hỏa làm nơi thờ cúng cho bố thì chính quyền địa phương không giải quyết.
GS Đặng Hùng Võ phân tích: Việc giải quyết trả lại đất cũ đã được đưa ra như một nguyên tắc quan trọng trong chính sách đất đai của nước ta kể từ ngày ngày Luật Đất đai 2003 có hiệu lực thi hành vào 1/7/2004. Luật Đất đai 2013 đưa ra 1 nguyên tắc cơ bản thể hiện tại Khoản 5 Điều 26:
"Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam."
Như vậy có nghĩa là Nhà nước thừa nhận việc đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 26 nói trên.
"Nếu có đủ căn cứ chứng minh việc hợp tác xã giao đất của gia đình liệt sỹ Lương Mạnh Toàn không thuộc trường hợp Nhà nước thực hiện các chính sách đất đai qua các thời kỳ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xem xét việc trả lại nhà đất cũ cho gia đình liệt sỹ." - TS. Đặng Hùng Võ nêu quan điểm.
GS Đặng Hùng Võ cũng cho biết, năm 2005, UBTV Quốc hội đã thông qua Nghị quyết quy định giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/7/1991 (ngày Pháp lệnh về nhà ở có hiệu lực thi hành). Nghị quyết có quy định:
"Các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: Các văn bản quản lý được áp dụng khi giải quyết các trường hợp quy định tại Nghị quyết này bao gồm quyết định, thông báo, công văn, văn bản kê biên, kiểm kê, danh sách kiểm kê và các giấy tờ khác liên quan đến việc quản lý, bố trí sử dụng nhà đất của Uỷ ban hành chính, Uỷ ban quân quản, Uỷ ban nhân dân cách mạng, Uỷ ban nhân dân, cơ quan quản lý nhà nước các cấp, tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế nhà nước, tổ chức xã hội. 2. Nhà đất quy định tại Nghị quyết này bao gồm nhà ở kể cả khuôn viên (nếu có) và các loại nhà khác."
Theo GS Đặng Hùng Võ, như vậy, vì hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, không phải là tổ chức kinh tế nhà nước nên quyết định giao nhà đất của hợp tác xã không thuộc trường hợp thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/7/1991. Trường hợp này được giải quyết như mối quan hệ dân sự về nhà đất.
Đây chính là căn cứ pháp lý để chứng minh việc hợp tác xã giao nhà đất của gia đình liệt sỹ Lương Mạnh Toàn cho người khác sử dụng không thuộc trường hợp thực hiện các chính sách nhà đất của Nhà nước qua các thời kỳ.
Cũng theo ông Đặng Hùng Võ, năm 2003, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/7/1991 (ngày Pháp lệnh về nhà ở có hiệu lực thi hành).
Khoản 4 Điều 2 của Nghị quyết quy định "Quản lý nhà đất vắng chủ" thuộc trường hợp Nhà nước thực hiện chính sách nhà đất trước ngày 1/7/1991. Chính sách này được quy định tại Thông tư số 73/Tg từ năm 1962 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý đất của tư nhân cho thuê, đất vắng chủ, đất bỏ hoang tại nội thành, nội thị. Theo nội dung của Thông tư, phạm vi điều chỉnh của Thông tư này là đất thuộc nội thành, nội thị, không điều chỉnh nhà đất thuộc khu vực nông thôn.
Như vậy, trường hợp nhà đất của liệt sỹ Lương Mạnh Toàn bị giao cho người khác không thuộc diện Nhà nước quản lý nhà đất vắng chủ theo chính sách của Nhà nước trước ngày 1/7/1991.
Ông Đặng Hùng Võ cho rằng, trong những trường hợp sử dụng đất không có giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất trong lịch sử thì căn cứ pháp lý theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.
Có nghĩa là trong trường hợp không có loại giấy tờ gì chứng minh nguồn gốc sử dụng đất thì nguồn gốc sử dụng đất được xác định dựa trên ý kiến của những người sinh sống cùng thời và có xác nhận của UBND cấp xã. Nay con của liệt sỹ Lương Mạnh Toàn là Lương Công Phượng đã có được rất nhiều ý kiến xác nhận về nguồn gốc sử dụng đất của nhà đất do gia đình liệt sỹ sinh sống trước đây được làm tại UBND xã Hồng Hưng có sự tham gia và xác nhận của Chủ tịch UBND xã và Cán bộ địa chính xã Hồng Hưng, trong đó có ý kiến của Trưởng thôn Cát Hậu, Bí thư chi bộ thôn Cát Hậu và nhiều người sinh sống cùng thời 1984-1990 tại thôn Cát Hậu.
Như vậy, việc trả lại nhà đất cho gia đình liệt sỹ Lương Mạnh Toàn là hoàn toàn có đủ căn cứ pháp lý.
Ngoài ra, ông Đặng Hùng Võ cho rằng, việc giải quyết trả lại nhà đất cho gia đình liệt sỹ là thể hiện chính sách ưu việt của Nhà nước ta đối với những người đã hy sinh cho đất nước.
Nội dung vụ việc: Gia đình liệt sỹ Lương Mạnh Toàn dựng nhà cửa sinh sống nhiều đời tại mảnh đất gần 1.000m2 ở xã Hồng Hưng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Năm 1961, liệt sỹ thoát ly, sau đó nhập ngũ và hy sinh tại chiến trường Miền Nam vào năm 1972. Nhiều người thân vẫn sinh sống trên mảnh đất này nhưng lần lượt qua đời. Năm 1977, ông Lương Công Phượng đi học rồi đi công tác thỉnh thoảng về nhà, chỉ có em gái út của liệt sĩ Toàn ở nhà trông nom rồi cũng thoát ly. Từ năm 1983, ông Phượng cũng chỉ một năm 2 lần về nhà vào dịp Tết và dịp hè. Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, từ năm 1983, ông Phượng nhờ cụ Lương Công Xiểm (người trong họ) trông nom nhà cửa. Thời gian này, hợp tác xã nông nghiệp vẫn thường liên hệ với ông Phượng về những việc liên quan tới nhà đất đó. Nhưng sau đó, hợp tác xã đã tự ý giao đất của gia đình liệt sỹ Toàn cho xã viên khác để sản xuất nông nghiệp mà không hề thông báo. Thậm chí, khi ông Phượng thắc mắc, cán bộ thôn xã còn nói là tạm dùng và hứa khi nào cần thì trả lại. Từ nhiều năm nay, ông Phượng nhiều lần đề nghị được phục hồi lại nhà đất cũ để làm nơi thờ tự liệt sỹ nhưng chính quyền địa phương không chấp thuận. |
Báo Tài nguyên & Môi trường sẽ tiếp tục đưa tin...