(TN&MT) – Quá nhiều lần hòa giải, lập biên bản và tổ chức cưỡng chế, nhưng mâu thuẫn giữa các hộ gia đình vẫn không thuyên giảm mà còn thêm phần căng thẳng vì chính quyền không kiên quyết xử lý dứt điểm.
Báo Tài nguyên & Môi trường nhận được đơn phản ánh của người dân về vụ lấn chiếm đất nông trường chè ở TP Tam Điệp (Ninh Bình) và xây dựng không phép nhiều năm nhưng chính quyền địa phương tỏ ra bất lực.
Theo phản ánh của ông Mai Hoàng Duy (trú tại thôn 4B, xã Đông Sơn, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình), gia đình ông Duy nhận hợp đồng giao khoán hơn đất từ năm 1994 của Nông trường chè Tam Điệp, Ninh Bình với thời hạn 50 năm.
Ông Duy cho biết, khi nông trường giao khoán đất cho ông, gia đình ông Phạm Trọng Bằng đã lấn chiếm sử dụng trái phép mảnh đất giáp đường trên mảnh đất được giao khoán. Trước đó, ngày 20/12/1993, Giám đốc Nông trường chè Tam Điệp đã ra thông báo trả lại đất cho nông trường. Tuy nhiên, ông Bằng vẫn cố tình không chịu trả.
Cũng trong đơn thư nêu: Tháng 5/2012, ông Bằng tự ý xây dựng nhà ở kiên cố, tường rào trái phép trên đất lấn chiếm của gia đình ông Duy. Theo đó, chính quyền địa phương đã xử phạt hành chính. Càng căng thẳng hơn khi ông Bằng tiếp tục đổ đất, đá lấp đường dân sinh của nhiều hộ dân. Gần đây nhất, tháng 2/2018, gia đình ông Bằng tiếp tục xây dựng thêm công trình mới nhưng chưa được chính quyền địa phương cho phép. Trải qua thời gian dài, công trình không phép vẫn cứ tồn tại mà không thấy chính quyền địa phương xử lý dứt điểm.
Làm việc với PV, lãnh đạo UBND xã Đông Sơn cung tấp tài liệu cho thấy, ông Phạm Trọng Bằng từng bị xử phạt hành chính tổng số tiền 2.5 triệu đồng do xây dựng trên đất không được phép xây dựng của Nông trường chè Tam Điệp giao cho UBND xã Đông Sơn quản lý. Buộc tự tháo dỡ công trình vi phạm, trả lại hiện trạng ban đầu thời hạn trong 2 ngày. Ông Bằng cũng đã cam kết không tiếp tục xây dựng.
Công trình vẫn không hề bị tháo dỡ, xử lý nên UBND xã Đông Sơn đã tổ chức cưỡng chế công trình xây dựng trái phép. Tuy nhiên đến nay, công trình vẫn tồn tại, tường rào kiên cố bao quanh khu nhà hơn 400m2 vẫn chình ình nằm trên đất tranh chấp.
Ông Phạm Đình Cư (Chủ tịch UBND xã Đông Sơn) cho biết: Từ năm 2009, xã đã liên tục giải quyết việc tranh chấp này, có nhiều lần tổ chức hòa giải nhưng đều không thành. Ông chủ tịch cho rằng, tranh chấp xảy ra từ trước đó nhiều năm và rất phức tạp.
Lãnh đạo và cán bộ xã Đông Sơn đưa ra nhiều lý do để giải thích cho việc chưa thể xử lý được công trình sai phạm. Khi được hỏi liệu có thể giải quyết được hay không, Ông Cư lắc đầu. Ông chủ tịch xã cho hay, hiện đang trình UBND TP Tam Điệp để có phương án xử lý bởi vì gia đình ông Bằng là tái phạm. Riêng về ngôi nhà đang xây dựng vào ban đêm và trời mưa nên không thể kiểm soát được hết, mặc dù cách UBND xã không xa, nên rất khó khăn trong công tác phát hiện kiểm tra của địa phương..
“Sẽ giải quyết sớm nhất công trình xây dựng trái phép trên đất tranh chấp”. - Chủ tịch xã Đông Sơn nói.
Ông Duy cũng cung cấp cho chúng tôi một văn bản và cho rằng, chính văn bản xác nhận của Trưởng thôn 4B và Chủ tịch UBND xã Đông Sơn là phương tiện tiếp tay cho sai phạm của ông Bằng. Hai người này đã ký xác nhận cho ông Phạm Trọng Bằng rằng, mảnh đất đang lấn chiếm là do gia đình ông Bằng tự khai hoang từ đầu năm 1986, từ đó đến nay, gia đình vẫn sử dụng và trồng hoa màu…
Nhưng theo ông Duy và giấy tờ thể hiện, toàn bộ đất ông Bằng đang sử dụng thuộc đất của Nông trường chè Tam Điệp và đã giao cho ông Duy. Năm 1993, Giám đốc Nông trường chè Tam Điệp đã có thông báo thu hồi diện tích đất trên cho nông trường. “Đồng nghĩa với quyền lợi của ông Bằng không còn trên mảnh đất đó nữa, vì vậy chính quyền địa phương xác nhận ông Bằng khai hoang là sai sự thật” – ông Duy khẳng định.
Trao đổi với đại diện Phòng thanh tra và Phòng TN&MT TP Tam Điệp, các vị này đều không biết việc ký văn bản của ông chủ tịch xã. Tuy nhiên, đại diện UBND huyện tiếp nhận thông tin và cho biết sẽ kiểm tra lại điều này để xem xét xử lý theo quy định.
Báo Tài nguyên & Môi trường sẽ tiếp tục thông tin...
Báo Tài nguyên & Môi trường nhận được đơn phản ánh của người dân về vụ lấn chiếm đất nông trường chè ở TP Tam Điệp (Ninh Bình) và xây dựng không phép nhiều năm nhưng chính quyền địa phương tỏ ra bất lực.
Theo phản ánh của ông Mai Hoàng Duy (trú tại thôn 4B, xã Đông Sơn, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình), gia đình ông Duy nhận hợp đồng giao khoán hơn đất từ năm 1994 của Nông trường chè Tam Điệp, Ninh Bình với thời hạn 50 năm.
Ông Duy cho biết, khi nông trường giao khoán đất cho ông, gia đình ông Phạm Trọng Bằng đã lấn chiếm sử dụng trái phép mảnh đất giáp đường trên mảnh đất được giao khoán. Trước đó, ngày 20/12/1993, Giám đốc Nông trường chè Tam Điệp đã ra thông báo trả lại đất cho nông trường. Tuy nhiên, ông Bằng vẫn cố tình không chịu trả.
Cũng trong đơn thư nêu: Tháng 5/2012, ông Bằng tự ý xây dựng nhà ở kiên cố, tường rào trái phép trên đất lấn chiếm của gia đình ông Duy. Theo đó, chính quyền địa phương đã xử phạt hành chính. Càng căng thẳng hơn khi ông Bằng tiếp tục đổ đất, đá lấp đường dân sinh của nhiều hộ dân. Gần đây nhất, tháng 2/2018, gia đình ông Bằng tiếp tục xây dựng thêm công trình mới nhưng chưa được chính quyền địa phương cho phép. Trải qua thời gian dài, công trình không phép vẫn cứ tồn tại mà không thấy chính quyền địa phương xử lý dứt điểm.
Làm việc với PV, lãnh đạo UBND xã Đông Sơn cung tấp tài liệu cho thấy, ông Phạm Trọng Bằng từng bị xử phạt hành chính tổng số tiền 2.5 triệu đồng do xây dựng trên đất không được phép xây dựng của Nông trường chè Tam Điệp giao cho UBND xã Đông Sơn quản lý. Buộc tự tháo dỡ công trình vi phạm, trả lại hiện trạng ban đầu thời hạn trong 2 ngày. Ông Bằng cũng đã cam kết không tiếp tục xây dựng.
Công trình vẫn không hề bị tháo dỡ, xử lý nên UBND xã Đông Sơn đã tổ chức cưỡng chế công trình xây dựng trái phép. Tuy nhiên đến nay, công trình vẫn tồn tại, tường rào kiên cố bao quanh khu nhà hơn 400m2 vẫn chình ình nằm trên đất tranh chấp.
Ông Phạm Đình Cư (Chủ tịch UBND xã Đông Sơn) cho biết: Từ năm 2009, xã đã liên tục giải quyết việc tranh chấp này, có nhiều lần tổ chức hòa giải nhưng đều không thành. Ông chủ tịch cho rằng, tranh chấp xảy ra từ trước đó nhiều năm và rất phức tạp.
Lãnh đạo và cán bộ xã Đông Sơn đưa ra nhiều lý do để giải thích cho việc chưa thể xử lý được công trình sai phạm. Khi được hỏi liệu có thể giải quyết được hay không, Ông Cư lắc đầu. Ông chủ tịch xã cho hay, hiện đang trình UBND TP Tam Điệp để có phương án xử lý bởi vì gia đình ông Bằng là tái phạm. Riêng về ngôi nhà đang xây dựng vào ban đêm và trời mưa nên không thể kiểm soát được hết, mặc dù cách UBND xã không xa, nên rất khó khăn trong công tác phát hiện kiểm tra của địa phương..
“Sẽ giải quyết sớm nhất công trình xây dựng trái phép trên đất tranh chấp”. - Chủ tịch xã Đông Sơn nói.
Ông Duy cũng cung cấp cho chúng tôi một văn bản và cho rằng, chính văn bản xác nhận của Trưởng thôn 4B và Chủ tịch UBND xã Đông Sơn là phương tiện tiếp tay cho sai phạm của ông Bằng. Hai người này đã ký xác nhận cho ông Phạm Trọng Bằng rằng, mảnh đất đang lấn chiếm là do gia đình ông Bằng tự khai hoang từ đầu năm 1986, từ đó đến nay, gia đình vẫn sử dụng và trồng hoa màu…
Nhưng theo ông Duy và giấy tờ thể hiện, toàn bộ đất ông Bằng đang sử dụng thuộc đất của Nông trường chè Tam Điệp và đã giao cho ông Duy. Năm 1993, Giám đốc Nông trường chè Tam Điệp đã có thông báo thu hồi diện tích đất trên cho nông trường. “Đồng nghĩa với quyền lợi của ông Bằng không còn trên mảnh đất đó nữa, vì vậy chính quyền địa phương xác nhận ông Bằng khai hoang là sai sự thật” – ông Duy khẳng định.
Trao đổi với đại diện Phòng thanh tra và Phòng TN&MT TP Tam Điệp, các vị này đều không biết việc ký văn bản của ông chủ tịch xã. Tuy nhiên, đại diện UBND huyện tiếp nhận thông tin và cho biết sẽ kiểm tra lại điều này để xem xét xử lý theo quy định.
Báo Tài nguyên & Môi trường sẽ tiếp tục thông tin...