(TN&MT) - Mặc dù phát hiện Công ty Kim Long sử dụng đất dự án sai mục đích từ nhiều năm trước nhưng nhà chức trách tại Vĩnh Phúc không xử lý dứt điểm. Đến nay, biệt thự công trình không phép mọc tràn lan mà không biết trách nhiệm của ai.
Hơn 140ha đất được tỉnh Vĩnh Phúc giao cho Công ty TNHH Kim Long (một doanh nghiệp nhiều "tai" tiếng ở Vĩnh Phúc) từ những năm 1995-1997 để trồng mía đến năm 2015 hết hạn. Nhưng nhiều khu đất đã bị chia năm xẻ bảy xây dựng công trình, biệt thự tràn lan. Chính quyền và cơ quan chức năng tại tỉnh Vĩnh Phúc đã kiểm tra phát hiện từ nhiều năm nay nhưng không hề có biện pháp xử lý dứt điểm, thậm chí thu hồi sớm đất dự án của Kim Long. Đến nay, dù dự án đã hết hạn (theo quyết định ban đầu), tỉnh Vĩnh Phúc vẫn chỉ mới có thông báo thu hồi chứ chưa có quyết định chính thức nào.
Theo 2 quyết định của UBND tỉnh Vĩnh Phúc (trước là tỉnh Vĩnh Phú) từ năm 1997, công ty TNHH Kim Long được giao hơn 140ha đất tại các xã, phường Định Trung, Liên Bảo và Khai Quang (TP Vĩnh Yên) để trồng mía trong 20 năm. Trong đó hơn 26ha thuộc phường Liên Bảo.
Tháng 2/2017, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ra thông báo thu hồi đất dự án của Công ty Kim Long vì đã hết thời hạn theo quy định. Nhưng hiện nay, chính quyền sở tại đang loay hoay chưa thể thu hồi được vì đất dự án trong 20 năm qua của Kim Long đã được biến thành các ngôi nhà và biệt thự của các hộ cá nhân.
Theo quan sát của PV báo Tài nguyên & Môi trường, hàng loạt biệt thự hoành tráng đang hiện hữu trên khu đất này. Cùng đó là nhiều ngôi nhà, công trình mọc lên tạo thành cả khu dân cư sinh sống nơi đây. Một số người dân địa phương cho hay, đất này trước đây là của Công ty Kim Long được giao trồng cây. Nhưng từ rất lâu không thấy trồng cây gì mà chỉ thấy người ta xây nhà.
Trên khu đất này đã mọc lên 7 ngôi biệt thự 2 tầng với tổng diện tích khoảng 2.200m2, trong đó có 4 ngôi nhà đã hoàn thiện, các nhà khác đang hoàn thiện và tiếp tục xây dựng.
Việc Công ty Kim Long sử dụng đất sai mục đích và người dân tự ý xây dựng biệt thự trên khu đất rừng trồng cây ăn quả nhiều năm nay, nhưng các cơ quan chức năng tỉnh vẫn chưa tìm ra được phương án để xử lý dứt điểm.
Trong quyết định từ năm 1997 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã nêu rõ: Công ty Kim Long có trách nhiệm sử dụng đất đúng mục đích, không làm thay đổi mặt bằng hiện trạng trong quá trình sử dụng đến khi hết thời hạn và trả đất cho nhà nước.
Vậy nhưng không hiểu lý do gì mà khu đất này đã bị chia năm xẻ bảy dẫn đến việc xây dựng tràn lan. Theo báo cáo tháng 3/2017 của TP Vĩnh Yên, qua kiểm tra phần đất công ty Kim Long được nhà nước giao, tại các xã phường Định Trung, Liên Bảo và Khai Quang, đã phát hiện việc san gạt, hạ cốt, xây dựng công trình trái phép. Đặc biệt khu vực Núi Bầu phát hiện nhiều ngôi nhà kiên cố.
Trong một báo cáo nói rõ, nhiều phần đã bị Kim Long tự ý chuyển nhượng cho 7 gia đình không được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Hiện nay khu đất đã được các hộ gia đình xây biệt thự.
Báo cáo tỉnh vào tháng 5/2018, UBND TP Vĩnh Yên cho biết từ nhiều năm qua, các ban ngành tỉnh thành phố đều đã kiểm tra, kết luận về việc công ty Kim Long sử dụng đất không đúng mục đích nên đã yêu cầu doanh nghiệp khắc phục. Tuy nhiên công ty Kim Long không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra, không hợp tác, không giải trình các nội dung thanh tra, không làm việc và không cung cấp tài liệu theo yêu cầu của Đoàn thanh tra theo quy định pháp luật..
Mặc dù các biệt thự mọc lên trên đất đang thuộc quyền quản lý sử dụng của Công ty Kim Long nhưng UBND TP Vĩnh Yên lại nói rằng việc thiết lập hồ sơ xử lý các trường hợp vi phạm ở đây gặp nhiều khó khăn do không xác định được chủ xây dựng công trình vi phạm. Trong quá trình kiểm tra, cán bộ bị các đối tượng lạ khong phải người địa phương chửi bới hăm dọa.
Cũng theo báo cáo của Vĩnh Yên, từ năm 2002, các cơ quan nhà nước đã thanh kiểm tra 4 cuộc việc sử dụng đất của Công ty Kim Long và phát hiện nhiều sai phạm. Vậy nhưng việc xử lý sau thanh tra đã không được chính quyền và cơ quan chức năng tại Vĩnh Phúc xử lý dứt điểm.
Từ nhiều năm nhà chức trách ở Vĩnh Phúc đã xác định được rằng Công ty Kim Long được nhà nước giao sử dụng 140ha đất không thu tiền tại 3 xã phường. Quá trình sử dụng, Công ty Kim Long không thực hiện dự án theo đúng quyết định, sử dụng đất kém hiệu quả, sai mục đích, cố ý hủy hoại đất, tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất, giao cho người khác sử dụng. Đến nay, nhà cửa công trình kiên cố đã mọc tràn lan trên khu đất này.
Trong báo cáo của UBND phường Liên Bảo cũng nêu rõ, Công ty Kim Long đã tự ý bán lại đất dự án của mình cho nhiều cá nhân và được những người này xây dựng công trình kiên cố. Thậm chí, những người mua đất từ Công ty Kim Long lại phân lô bán cho nhiều người khác để xây nhà ở. Đến nay, hầu như một khu vực rộng lớn nằm trong đất 26ha mà Kim Long nhận sử dụng đã trở thành như một khu dân cư.
Trao đổi với PV báo Tài nguyên & Môi trường, Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước cho hay, tỉnh đã có cuộc cuộc họp về việc sử dụng đất không phép không chỉ tại phường Liên Bảo, mà còn nhiều nơi khác. Theo đó, UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành văn bản giao cho Thanh tra tỉnh thanh tra toàn diện việc sử dụng đất đại tại 3 xã phường: Định Trung, Khai Quang, Liên Bảo.
Báo Tài nguyên & Môi trường sẽ tiếp tục thông tin...
Hơn 140ha đất được tỉnh Vĩnh Phúc giao cho Công ty TNHH Kim Long (một doanh nghiệp nhiều "tai" tiếng ở Vĩnh Phúc) từ những năm 1995-1997 để trồng mía đến năm 2015 hết hạn. Nhưng nhiều khu đất đã bị chia năm xẻ bảy xây dựng công trình, biệt thự tràn lan. Chính quyền và cơ quan chức năng tại tỉnh Vĩnh Phúc đã kiểm tra phát hiện từ nhiều năm nay nhưng không hề có biện pháp xử lý dứt điểm, thậm chí thu hồi sớm đất dự án của Kim Long. Đến nay, dù dự án đã hết hạn (theo quyết định ban đầu), tỉnh Vĩnh Phúc vẫn chỉ mới có thông báo thu hồi chứ chưa có quyết định chính thức nào.
Theo 2 quyết định của UBND tỉnh Vĩnh Phúc (trước là tỉnh Vĩnh Phú) từ năm 1997, công ty TNHH Kim Long được giao hơn 140ha đất tại các xã, phường Định Trung, Liên Bảo và Khai Quang (TP Vĩnh Yên) để trồng mía trong 20 năm. Trong đó hơn 26ha thuộc phường Liên Bảo.
Tháng 2/2017, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ra thông báo thu hồi đất dự án của Công ty Kim Long vì đã hết thời hạn theo quy định. Nhưng hiện nay, chính quyền sở tại đang loay hoay chưa thể thu hồi được vì đất dự án trong 20 năm qua của Kim Long đã được biến thành các ngôi nhà và biệt thự của các hộ cá nhân.
Theo quan sát của PV báo Tài nguyên & Môi trường, hàng loạt biệt thự hoành tráng đang hiện hữu trên khu đất này. Cùng đó là nhiều ngôi nhà, công trình mọc lên tạo thành cả khu dân cư sinh sống nơi đây. Một số người dân địa phương cho hay, đất này trước đây là của Công ty Kim Long được giao trồng cây. Nhưng từ rất lâu không thấy trồng cây gì mà chỉ thấy người ta xây nhà.
Trên khu đất này đã mọc lên 7 ngôi biệt thự 2 tầng với tổng diện tích khoảng 2.200m2, trong đó có 4 ngôi nhà đã hoàn thiện, các nhà khác đang hoàn thiện và tiếp tục xây dựng.
Việc Công ty Kim Long sử dụng đất sai mục đích và người dân tự ý xây dựng biệt thự trên khu đất rừng trồng cây ăn quả nhiều năm nay, nhưng các cơ quan chức năng tỉnh vẫn chưa tìm ra được phương án để xử lý dứt điểm.
Trong quyết định từ năm 1997 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã nêu rõ: Công ty Kim Long có trách nhiệm sử dụng đất đúng mục đích, không làm thay đổi mặt bằng hiện trạng trong quá trình sử dụng đến khi hết thời hạn và trả đất cho nhà nước.
Vậy nhưng không hiểu lý do gì mà khu đất này đã bị chia năm xẻ bảy dẫn đến việc xây dựng tràn lan. Theo báo cáo tháng 3/2017 của TP Vĩnh Yên, qua kiểm tra phần đất công ty Kim Long được nhà nước giao, tại các xã phường Định Trung, Liên Bảo và Khai Quang, đã phát hiện việc san gạt, hạ cốt, xây dựng công trình trái phép. Đặc biệt khu vực Núi Bầu phát hiện nhiều ngôi nhà kiên cố.
Trong một báo cáo nói rõ, nhiều phần đã bị Kim Long tự ý chuyển nhượng cho 7 gia đình không được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Hiện nay khu đất đã được các hộ gia đình xây biệt thự.
Báo cáo tỉnh vào tháng 5/2018, UBND TP Vĩnh Yên cho biết từ nhiều năm qua, các ban ngành tỉnh thành phố đều đã kiểm tra, kết luận về việc công ty Kim Long sử dụng đất không đúng mục đích nên đã yêu cầu doanh nghiệp khắc phục. Tuy nhiên công ty Kim Long không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra, không hợp tác, không giải trình các nội dung thanh tra, không làm việc và không cung cấp tài liệu theo yêu cầu của Đoàn thanh tra theo quy định pháp luật..
Mặc dù các biệt thự mọc lên trên đất đang thuộc quyền quản lý sử dụng của Công ty Kim Long nhưng UBND TP Vĩnh Yên lại nói rằng việc thiết lập hồ sơ xử lý các trường hợp vi phạm ở đây gặp nhiều khó khăn do không xác định được chủ xây dựng công trình vi phạm. Trong quá trình kiểm tra, cán bộ bị các đối tượng lạ khong phải người địa phương chửi bới hăm dọa.
Cũng theo báo cáo của Vĩnh Yên, từ năm 2002, các cơ quan nhà nước đã thanh kiểm tra 4 cuộc việc sử dụng đất của Công ty Kim Long và phát hiện nhiều sai phạm. Vậy nhưng việc xử lý sau thanh tra đã không được chính quyền và cơ quan chức năng tại Vĩnh Phúc xử lý dứt điểm.
Từ nhiều năm nhà chức trách ở Vĩnh Phúc đã xác định được rằng Công ty Kim Long được nhà nước giao sử dụng 140ha đất không thu tiền tại 3 xã phường. Quá trình sử dụng, Công ty Kim Long không thực hiện dự án theo đúng quyết định, sử dụng đất kém hiệu quả, sai mục đích, cố ý hủy hoại đất, tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất, giao cho người khác sử dụng. Đến nay, nhà cửa công trình kiên cố đã mọc tràn lan trên khu đất này.
Trong báo cáo của UBND phường Liên Bảo cũng nêu rõ, Công ty Kim Long đã tự ý bán lại đất dự án của mình cho nhiều cá nhân và được những người này xây dựng công trình kiên cố. Thậm chí, những người mua đất từ Công ty Kim Long lại phân lô bán cho nhiều người khác để xây nhà ở. Đến nay, hầu như một khu vực rộng lớn nằm trong đất 26ha mà Kim Long nhận sử dụng đã trở thành như một khu dân cư.
Trao đổi với PV báo Tài nguyên & Môi trường, Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước cho hay, tỉnh đã có cuộc cuộc họp về việc sử dụng đất không phép không chỉ tại phường Liên Bảo, mà còn nhiều nơi khác. Theo đó, UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành văn bản giao cho Thanh tra tỉnh thanh tra toàn diện việc sử dụng đất đại tại 3 xã phường: Định Trung, Khai Quang, Liên Bảo.
Báo Tài nguyên & Môi trường sẽ tiếp tục thông tin...