Vĩnh Lộc (Thanh Hóa): Ô nhiễm từ làng nghề đá mỹ nghệ

10/10/2018 22:47

(TN&MT) - Việc số lượng các cơ sở chế tác đá mỹ nghệ ở xã Vĩnh Minh và xã Vĩnh Thịnh (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) mọc lên như “nấm sau mưa”, có thể xem là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến nơi đây trở thành điểm “nóng” về vấn ô nhiễm môi trường. Câu chuyện ô nhiễm tại làng nghề đá mỹ nghệ ở Vĩnh Minh và nhiều cơ sở chế tác đá ở Vĩnh Thịnh không là mới. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có biện pháp khắc phục hiệu quả và triệt để.

PV Báo Tài nguyên và Môi trường điện tử đã có mục sở thị tại làng nghề đá mỹ nghệ ở xã Vĩnh Minh và một số cơ sở chế tác đá ở xã Vĩnh Thịnh, dưới đây là một số hình ảnh ghi nhận thực tế:
 

Dọc QL 217 đi qua địa bàn xã Vĩnh Minh và Vĩnh Thịnh là những cơ sở chế tác đá mỹ nghệ vừa và nhỏ nằm san sát nhau. Riêng cụm làng nghề chế tác đá mỹ nghệ ở Vinh Minh, được UBND huyện Vĩnh Lộc phê duyệt sử dụng 13,38ha, đến nay đã sử dụng hết 7ha.
Dọc QL 217 đi qua địa bàn xã Vĩnh Minh và Vĩnh Thịnh là những cơ sở chế tác đá mỹ nghệ vừa và nhỏ nằm san sát nhau. Riêng cụm làng nghề chế tác đá mỹ nghệ ở Vinh Minh, được UBND huyện Vĩnh Lộc phê duyệt sử dụng 13,38ha, đến nay đã sử dụng hết 7ha.
Xã Vĩnh Minh có 1 làng nghề 1 cụm công nghiệp vừa và nhỏ; trong đó có 19 doanh nghiệp, 2 Hợp tác xã và 47 cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ, có trữ lượng 2.5 triệu m3. Các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu là sản xuất đá ốp lát xuất khẩu và chế tác đá mỹ nghệ.
Xã Vĩnh Minh có 1 làng nghề 1 cụm công nghiệp vừa và nhỏ; trong đó có 19 doanh nghiệp, 2 Hợp tác xã và 47 cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ, có trữ lượng 2.5 triệu m3. Các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu là sản xuất đá ốp lát xuất khẩu và chế tác đá mỹ nghệ.
Qua khảo sát, phần lớn các xưởng sản xuất đều ô nhiễm như tiếng ồn, bụi đá, nước thảỉ, công nhân thiếu đồ bảo hộ lao động. Trong những năm qua công tác bảo vệ môi trường của các hộ chế tác chưa thực sự được chú trọng và đầu tư.
Qua khảo sát, phần lớn các xưởng sản xuất đều ô nhiễm như tiếng ồn, bụi đá, nước thảỉ, công nhân thiếu đồ bảo hộ lao động. Trong những năm qua công tác bảo vệ môi trường của các hộ chế tác chưa thực sự được chú trọng và đầu tư.
Hồ chứa nước thải của các xưởng theo kiểu “góp gạo thổi cơm chung” gây ô nhiễm. Sau một thời gian bụi đá lắng xuống, các hộ sẽ thuê máy để múc bột đá lên tại chỗ.
Hồ chứa nước thải của các xưởng theo kiểu “góp gạo thổi cơm chung” gây ô nhiễm. Sau một thời gian bụi đá lắng xuống, các hộ sẽ thuê máy để múc bột đá lên tại chỗ.
Việc vô tư xả thải ra ngoài môi trường như thế này là hoạt động hàng ngày của nhiều cơ sở chế tác đá.
Việc vô tư xả thải ra ngoài môi trường như thế này là hoạt động hàng ngày của nhiều cơ sở chế tác đá.
Nhiều cơ sở sản xuất được xây dựng tạm bợ, không có vách ngăn, thiếu chú trọng và đầu tư hệ thống xử lý nước thải, hệ thống cây xanh và thỏa sức “nhả” bụi ra mặt đường QL 217.
Nhiều cơ sở sản xuất được xây dựng tạm bợ, không có vách ngăn, thiếu chú trọng và đầu tư hệ thống xử lý nước thải, hệ thống cây xanh và thỏa sức “nhả” bụi ra mặt đường QL 217.
Một nhà xưởng xuống cấp tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người lao động.
Một nhà xưởng xuống cấp tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người lao động.
Nhiều cở sở sản xuất đá đang được xây dựng, song song việc yêu cầu các hộ ký cam kết bảo vệ môi trường, xây dựng hệ thống bể lắng lọc…thì việc tăng cường công tác tuyên truyền và áp dụng các chế tài, xử phạt đang là biện pháp được áp dụng phổ biến, tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa cao.
Nhiều cở sở sản xuất đá đang được xây dựng, song song việc yêu cầu các hộ ký cam kết bảo vệ môi trường, xây dựng hệ thống bể lắng lọc…thì việc tăng cường công tác tuyên truyền và áp dụng các chế tài, xử phạt đang là biện pháp được áp dụng phổ biến, tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa cao.
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Vĩnh Lộc (Thanh Hóa): Ô nhiễm từ làng nghề đá mỹ nghệ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO