Chiến lược đòi hỏi cần có nhiều chính sách, hành động cụ thể để đạt được mục tiêu đề ra. Trong đó, cần nhấn mạnh vào công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về hướng tăng trưởng xanh trong mọi cấp, trong nhân dân. Đổi mới, hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách theo hướng đồng bộ với chủ trương tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng; cải cách thể chế để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện tái cấu trúc và đổi mới công nghệ.
Cần nhấn mạnh vào công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về hướng tăng trưởng xanh trong mọi cấp, trong nhân dân
Phó Thủ tướng cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, đề xuất giải pháp đột phá trình Chính phủ để thu hút tốt hơn các nguồn lực, thực hiện áp dụng hình thức hợp tác công-tư trong lĩnh vực đầu tư xanh, cũng như xây dựng các cơ chế, giải pháp tranh thủ nguồn lực trong nước và quốc tế cho tăng trưởng xanh.
Căn cứ trên Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Việt Nam xác định 3 nhiệm vụ chiến lược: Giảm phát thải nhà kính và thúc đẩy năng lượng sạch, tái tạo; xanh hóa sản xuất, xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững.
Theo TS.Lương Quang Huy, Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho rằng, Tăng trưởng xanh chỉ có thể đạt được khi có một sự đột phá trong xây dựng các chính sách, hình thành cơ cấu tổ chức đồng bộ, tăng cường năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ mới về giảm nhẹ phát thải, đáp ứng các ưu tiên về kinh tế - xã hội từ trung hạn tới dài hạn cho dù sẽ có nhiều khó khăn trong giai đoạn ngắn hạn.
T.H