(TN&MT) - Chiều 03/04 tại trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã có buổi tiếp và làm việc với bà Doris Leuthard, Ủy viên Hội đồng Liên bang, Bộ trưởng Môi trường, Năng lượng, Giao thông và Truyền thông Thụy Sĩ về các vấn đề tăng cường hợp tác phát triển bền vững trong lĩnh vực TN&MT giữa Việt Nam và Thụy Sĩ.
Tại buổi làm việc, cảm ơn Bộ trưởng Trần Hồng Hà và đoàn Bộ Tài nguyên và Môi trường đã dành thời gian tiếp đoàn, Bà Doris Leuthard, Ủy viên Hội đồng Liên bang, Bộ trưởng Môi trường, Năng lượng, Giao thông và Truyền thông Thụy Sĩ cho biết, bà được biết Bộ trưởng Trần Hồng Hà chuẩn bị tham dự Hội nghị Bộ trưởng chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao lần thứ ba Ủy hội sông Mê Công quốc tế. Vấn đề tài nguyên nước cũng như hiện trạng hiện nay của Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam cũng là vấn đề mà Bà Doris Leuthard cùng đoàn công tác của Thụy Sĩ quan tâm.Bà Doris Leuthard chia sẻ, nước là nguồn tài nguyên quan trọng, vì thế, cả Thụy Sĩ và Việt Nam đều ý thức được tầm quan trọng của nước trong sinh hoạt cũng như các hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế. Vấn đề tài nguyên nước cũng như thực trạng hiện nay ở lưu vực sông Mê Công tại Việt Nam được Bà Doris Leuthard cùng đoàn công tác của Thụy Sĩ đang rất quan tâm đặc biệt là vấn đề ô nhiễm cũng như các tác động của biến đổi khí hậu tại lưu vực sông. Phía Thụy Sĩ sẽ luôn luôn ủng hộ và hỗ trợ để Việt Nam hoàn thành các mục tiêu.
Đối với vấn đề đa dạng sinh học, Thụy Sĩ hiện đang tài trợ chính cho dự án Biofin và là thành viên của Ban chỉ đạo toàn cầu. Dự án Biofin do UNDP toàn cầu đề xuất, và UNDP Việt Nam đã tích cực phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai hiệu quả dự án này tại Việt Nam, bà Doris Leuthard đề nghị Việt Nam có thể đóng góp thêm ý tưởng để phát triển và hoàn thành sớm dự án này.
Bên cạnh đó, bà Doris Leuthard cho biết, song song với việc phát triển kinh tế, Chính phủ Việt Nam hiện đã nhận ra vấn đề quan trọng hơn đó là phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Đối với các hoạt động cộng nghiệp, các dự án cần phải hướng tới các hoạt động sản xuất gắn với vấn đề bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hơn, sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý để tránh làm tổn thương đến tự nhiên.Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, vấn đề tài nguyên nước nói chung và sông Mê Công nói riêng của Việt Nam hiện đang gặp những bất lợi do việc khai thác thuỷ điện ở các nước thượng nguồn không theo quy hoạch và gây ảnh hưởng lớn tới những nước hạ nguồn. Bên cạnh đó là vấn đề biến đổi khí hậu mà trong đó tác động lớn nhất và trọng tâm lớn nhất là tác động vào nguồn tài nguyên nước tại Việt Nam.
Do vậy, trong vùng chịu ảnh hưởng của sông Mê Công, Bộ trưởng mong muốn có sự tham gia nhiều tổ chức quốc tế tạo ra nhiều mối quan hệ cả song phương lẫn đa phương cùng với Ủy hội sông Mê Công quốc tế (MRC) để có sự hợp tác toàn diện để đánh giá lại và đưa ra những giáp để khai thác được bền vững tài nguyên nước đồng thời bảo vệ được những giá trị sinh thái của sông Mê Công.
Ngoài ra, Bộ trưởng cũng chia sẻ, sông Mê Công bắt nguồn từ Tây Tạng, chảy qua Trung Quốc, Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia và đổ ra Biển Đông ở Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động của MRC hiện nay thiếu vắng sự tham gia của Trung Quốc và Myanma nên vẫn chưa có được sự thống nhất đồng bộ giữa các bên có chung quyền lợi để cùng nhau phát triển bền vững.Bộ trưởng Trần Hồng Hà cảm ơn sự đóng góp và hỗ trợ của Thụy Sĩ đối với công cuộc phát triển đất nước của Việt Nam, Bộ trưởng của hoan nghênh những ý kiến của bà Doris Leuthard đối với những sự hợp tác của các đối tác Thụy Sĩ với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong lĩnh vực quản lý rác thải và chất hóa học, quản lý và các sáng kiến minh bạch trong ngành công nghiệp khai thác tài nguyên khoáng sản, đa dạng sinh học, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và Hiệp định Paris và đặc biệt là sự hỗ trợ trong lĩnh vực tài nguyên nước.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà chia sẻ, Việt Nam hiện có nhiều khu bảo tồn, bảo vệ thiên nhiên, động vật tự nhiên nhưng vẫn không đủ để giải quyết được những vấn đề thực tế các loài sinh thái đang dần thu hẹp và mất đi, các cảnh quan tự nhiên ngày bị tàn phá và ô nhiễm trước sức ép tăng trưởng về dân số, kinh tế... Vấn đề ngày sẽ trở nên nguy cơ cấp bách nếu không có những chính sách phát triển bền vững, những nhận thức, suy nghĩ, hành động gắn liền với việc bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
Với mục tiêu vừa có thể khai thác được lợi ích kinh tế, chăm lo được cho đời sống người dân, vừa bảo tồn, bảo vệ được những vấn đề cấp bách về tài nguyên thiên nhiên môi trường Bộ trưởng hy vọng dự án Biofin do UNDP toàn cầu đề xuất sẽ giúp Việt Nam tháo gỡ được những khó khăn hiện nay.
Bộ trưởng cũng mong muốn nhiều các doanh nghiệp Thụy Sĩ với tiềm lực kinh tế, kinh nghiệm quản lý, công nghệ tiên tiến cũng như ý thức cao trong việc phát triển bền vững, phát triển kinh tế gắn liền với trách nhiệm bảo vệ môi trường sẽ đầu tư vào Việt Nam nhằm củng cố, duy trì, phát huy mối quan hệ hợp tác giữa hai nước. Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng mong muốn, thông qua cuộc họp này, Thụy Sĩ sẽ quan tâm và đầu tư các dự án nhằm hỗ trợ Việt Nam xây dựng kế hoạch thích ứng quốc gia, thực hiện Chương trình mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh. Đặc biệt, Thụy Sĩ sẽ giúp Việt Nam tăng cường năng lực tham gia quản lý hiệu quả rác thải biển, ô nhiễm biển. Hợp tác về đào tạo, giáo dục, chỉa sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Hỗ trợ Việt Nam thực hiện hiệu quả các Công ước quốc tế, ủng hộ và hỗ trợ Việt Nam tham gia vào các cơ chế hợp tác đa phương trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường./.
Tại buổi làm việc, cảm ơn Bộ trưởng Trần Hồng Hà và đoàn Bộ Tài nguyên và Môi trường đã dành thời gian tiếp đoàn, Bà Doris Leuthard, Ủy viên Hội đồng Liên bang, Bộ trưởng Môi trường, Năng lượng, Giao thông và Truyền thông Thụy Sĩ cho biết, bà được biết Bộ trưởng Trần Hồng Hà chuẩn bị tham dự Hội nghị Bộ trưởng chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao lần thứ ba Ủy hội sông Mê Công quốc tế. Vấn đề tài nguyên nước cũng như hiện trạng hiện nay của Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam cũng là vấn đề mà Bà Doris Leuthard cùng đoàn công tác của Thụy Sĩ quan tâm.Bà Doris Leuthard chia sẻ, nước là nguồn tài nguyên quan trọng, vì thế, cả Thụy Sĩ và Việt Nam đều ý thức được tầm quan trọng của nước trong sinh hoạt cũng như các hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế. Vấn đề tài nguyên nước cũng như thực trạng hiện nay ở lưu vực sông Mê Công tại Việt Nam được Bà Doris Leuthard cùng đoàn công tác của Thụy Sĩ đang rất quan tâm đặc biệt là vấn đề ô nhiễm cũng như các tác động của biến đổi khí hậu tại lưu vực sông. Phía Thụy Sĩ sẽ luôn luôn ủng hộ và hỗ trợ để Việt Nam hoàn thành các mục tiêu.
Đối với vấn đề đa dạng sinh học, Thụy Sĩ hiện đang tài trợ chính cho dự án Biofin và là thành viên của Ban chỉ đạo toàn cầu. Dự án Biofin do UNDP toàn cầu đề xuất, và UNDP Việt Nam đã tích cực phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai hiệu quả dự án này tại Việt Nam, bà Doris Leuthard đề nghị Việt Nam có thể đóng góp thêm ý tưởng để phát triển và hoàn thành sớm dự án này.
Bên cạnh đó, bà Doris Leuthard cho biết, song song với việc phát triển kinh tế, Chính phủ Việt Nam hiện đã nhận ra vấn đề quan trọng hơn đó là phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Đối với các hoạt động cộng nghiệp, các dự án cần phải hướng tới các hoạt động sản xuất gắn với vấn đề bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hơn, sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý để tránh làm tổn thương đến tự nhiên.Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, vấn đề tài nguyên nước nói chung và sông Mê Công nói riêng của Việt Nam hiện đang gặp những bất lợi do việc khai thác thuỷ điện ở các nước thượng nguồn không theo quy hoạch và gây ảnh hưởng lớn tới những nước hạ nguồn. Bên cạnh đó là vấn đề biến đổi khí hậu mà trong đó tác động lớn nhất và trọng tâm lớn nhất là tác động vào nguồn tài nguyên nước tại Việt Nam.
Do vậy, trong vùng chịu ảnh hưởng của sông Mê Công, Bộ trưởng mong muốn có sự tham gia nhiều tổ chức quốc tế tạo ra nhiều mối quan hệ cả song phương lẫn đa phương cùng với Ủy hội sông Mê Công quốc tế (MRC) để có sự hợp tác toàn diện để đánh giá lại và đưa ra những giáp để khai thác được bền vững tài nguyên nước đồng thời bảo vệ được những giá trị sinh thái của sông Mê Công.
Ngoài ra, Bộ trưởng cũng chia sẻ, sông Mê Công bắt nguồn từ Tây Tạng, chảy qua Trung Quốc, Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia và đổ ra Biển Đông ở Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động của MRC hiện nay thiếu vắng sự tham gia của Trung Quốc và Myanma nên vẫn chưa có được sự thống nhất đồng bộ giữa các bên có chung quyền lợi để cùng nhau phát triển bền vững.Bộ trưởng Trần Hồng Hà cảm ơn sự đóng góp và hỗ trợ của Thụy Sĩ đối với công cuộc phát triển đất nước của Việt Nam, Bộ trưởng của hoan nghênh những ý kiến của bà Doris Leuthard đối với những sự hợp tác của các đối tác Thụy Sĩ với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong lĩnh vực quản lý rác thải và chất hóa học, quản lý và các sáng kiến minh bạch trong ngành công nghiệp khai thác tài nguyên khoáng sản, đa dạng sinh học, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và Hiệp định Paris và đặc biệt là sự hỗ trợ trong lĩnh vực tài nguyên nước.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà chia sẻ, Việt Nam hiện có nhiều khu bảo tồn, bảo vệ thiên nhiên, động vật tự nhiên nhưng vẫn không đủ để giải quyết được những vấn đề thực tế các loài sinh thái đang dần thu hẹp và mất đi, các cảnh quan tự nhiên ngày bị tàn phá và ô nhiễm trước sức ép tăng trưởng về dân số, kinh tế... Vấn đề ngày sẽ trở nên nguy cơ cấp bách nếu không có những chính sách phát triển bền vững, những nhận thức, suy nghĩ, hành động gắn liền với việc bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
Với mục tiêu vừa có thể khai thác được lợi ích kinh tế, chăm lo được cho đời sống người dân, vừa bảo tồn, bảo vệ được những vấn đề cấp bách về tài nguyên thiên nhiên môi trường Bộ trưởng hy vọng dự án Biofin do UNDP toàn cầu đề xuất sẽ giúp Việt Nam tháo gỡ được những khó khăn hiện nay.
Bộ trưởng cũng mong muốn nhiều các doanh nghiệp Thụy Sĩ với tiềm lực kinh tế, kinh nghiệm quản lý, công nghệ tiên tiến cũng như ý thức cao trong việc phát triển bền vững, phát triển kinh tế gắn liền với trách nhiệm bảo vệ môi trường sẽ đầu tư vào Việt Nam nhằm củng cố, duy trì, phát huy mối quan hệ hợp tác giữa hai nước. Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng mong muốn, thông qua cuộc họp này, Thụy Sĩ sẽ quan tâm và đầu tư các dự án nhằm hỗ trợ Việt Nam xây dựng kế hoạch thích ứng quốc gia, thực hiện Chương trình mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh. Đặc biệt, Thụy Sĩ sẽ giúp Việt Nam tăng cường năng lực tham gia quản lý hiệu quả rác thải biển, ô nhiễm biển. Hợp tác về đào tạo, giáo dục, chỉa sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Hỗ trợ Việt Nam thực hiện hiệu quả các Công ước quốc tế, ủng hộ và hỗ trợ Việt Nam tham gia vào các cơ chế hợp tác đa phương trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường./.