Kinh tế

Vạn Lợi – Từng bước vững mạnh hướng tới nền công nghiệp xanh

Phạm Oanh 25/01/2024 - 17:24

(TN&MT) - Trải qua mấy chục năm phát triển, Vạn Lợi luôn lấy uy tín, chất lượng và trách nhiệm môi trường để tạo nên “điểm khác biệt”. Với trang thiết bị tiêu chuẩn quốc tế và định hướng phát triển bền vững, Vạn Lợi đã từng bước vững mạnh hướng tới nền công nghiệp xanh.

img_1245.jpg
720299cbe0ce02905bdf(1).jpg

Công nghệ xanh, sản phẩm chất lượng tạo sự khác biệt

Công ty Vạn Lợi - TNHH được thành lập vào năm 2002 tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh trên nền tảng hộ kinh doanh cá thể trong lĩnh vực tái chế nhôm ra đời từ năm 1995. Hiện nay, lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty là sản xuất kinh doanh kim loại màu (chủ yếu là nhôm thỏi ingot); thu gom, xử lý, tái chế và đúc nhôm theo dây chuyền công nghệ cao. Nhôm thỏi ingot là sản phẩm nhôm được tái chế từ phế liệu nhôm sau khi sơ chế (tách dầu và chất thải nguy hại) và phân loại. Việc tái chế nhôm thỏi giúp tiết kiệm trên 80% nhu cầu năng lượng so với quá trình tinh chế nhôm mới từ nguyên liệu thô.

z5034562266702_7a9bcc76f38fff16a1e16f253b424c37.jpg
Ông Mẫn Văn Khắc - Giám đốc Công ty Vạn Lợi (TNHH)

Theo ông Mẫn Văn Khắc - Giám đốc Công ty Vạn Lợi: Trải qua mấy chục năm phát triển, Vạn Lợi luôn lấy uy tín, chất lượng và trách nhiệm môi trường để tạo nên “điểm khác biệt”. Chính vì vậy, Vạn Lợi đã đầu tư sâu rộng, nhập khẩu các thiết bị máy móc hiện đại để mang tới những sản phẩm chất lượng và trở thành một trong những thương hiệu mạnh về tái chế, sản xuất nhôm và xử lý chất thải nguy hại tới môi trường.

Với chiến lược xây dựng thương hiệu đúng đắn từ Ban Lãnh đạo và sức mạnh trí tuệ, năng lực chuyên môn của đội ngũ nhân sự, Vạn Lợi đã trở thành đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp lớn trên thị trường như: Honda, Showa, V.A.P, Hyundai, Samsung…

dsc01074.jpg
Dây chuyền sản xuất được đầu tư trang thiết bị đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Không chỉ được đánh giá là doanh nghiệp có thương hiệu hàng đầu trên thị trường trong nước, Vạn Lợi còn là một trong những Công ty “xanh” đi đầu tại Việt Nam trong việc xử lý chất thải nguy hại trong quá trình sản xuất. Công ty đã xây dựng được hệ thống xử lý khí thải, nước thải và chất thải rắn lẫn dầu, tuần hoàn tái sử dụng được. Bên cạnh đó, Công ty còn thành lập riêng Phòng An toàn & Môi trường có nhiệm vụ: Kiểm tra an toàn nhà máy, hệ thống phòng cháy, chữa cháy và vệ sinh, an toàn môi trường.

Việc áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế không chỉ giúp Công ty gia tăng năng suất mà còn tạo ra những sản phẩm chất lượng, uy tín và thân thiện với môi trường. “Chúng tôi luôn nỗ lực để trở thành doanh nghiệp có kỹ thuật tiên tiến, cung cấp những sản phẩm chất lượng với giá thành rẻ và đặc biệt là hướng tới một nền công nghiệp xanh tại Việt Nam” - Giám đốc Mẫn Văn Khắc chia sẻ.

picture2.jpg
Công ty đã xây dựng được hệ thống xử lý khí thải, nước thải và chất thải rắn lẫn dầu, tuần hoàn tái sử dụng.
z5105075981177_bc78c29f22f7ff2c914accae38466944.jpg

Sẵn sàng tham gia “đường đua” tái chế xanh

Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ xanh tạo nên những sản phẩm có giá trị cạnh tranh cao tại thị trường trong nước và quốc tế đang là giá trị cót lõi mà Vạn Lợi theo đuổi. Chính vì vậy, Công ty rất ủng hộ những những chính sách mới trong Luật Bảo vệ môi trường 2020, nhất là quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR).

img_1554.jpg
Vạn Lợi là đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp lớn trong nước và quốc tế

Ông Mẫn Văn Khắc cho rằng, chính sách EPR chính là chìa khóa mở tương lai cho tái chế xanh và là “sân chơi” sòng phẳng cho các nhà tái chế. Bởi, từ 1/1/2024, khi các nhà sản xuất, nhập khẩu phải thực hiện trách nhiệm tái chế thì những hoạt động tái chế manh mún, không đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường sẽ mất dần thị trường. Các doanh nghiệp tự tái chế hoặc được thuê tái chế đều phải đáp ứng các nhu cầu rất khắt khe về bảo vệ môi trường. Đây chính là cơ hội lớn cho những Công ty đầu tư tái chế bài bản và có nhiều kinh nghiệm như Vạn Lợi.

dsc00808.jpg
Phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường là quyết tâm của Ban lãnh đạo và toàn thể Công ty.

Cũng theo ông Khắc, một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay của các đơn vị làm tái chế chính là nguồn nguyên liệu đầu vào, nhất là đối với tái chế nhôm, khi nguồn nguyên liệu đầu vào chính là phế liệu có giá trị tương đối cao so với các phế liệu khác. Nguồn nguyên liệu đầu vào bấp bênh, phải qua nhiều đầu mối, giá thành không ổn định… đang là những khó khăn của hầu hết các đơn vị tái chế hiện nay. Chính vì vậy, ông Khắc cho rằng, khi áp dụng chính sách EPR, các đơn vị tái chế sẽ có cơ hội tiếp cận trực tiếp nguồn phế liệu, các nguyên liệu sẽ được đảm bảo đi đúng “luồng”, đến đúng chỗ các đơn vị làm tái chế đạt chuẩn theo quy định của Nhà nước.

img_1477.jpg

Với tiềm lực sẵn cộng với tầm nhìn dài hạn hướng tới phát triển bền vững, Vạn Lợi hiện nay đang từng bước nắm bắt cơ hội vươn tầm, khẳng định vị thế trên “đường đua” tái chế xanh, hiện đại. Hiện Công ty đã nộp và được Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố danh sách tổ chức, đơn vị tái chế sản phẩm, bao bì để nhà sản xuất, nhập khẩu biết, lựa chọn.

Theo quy định, nếu nhà sản xuất, nhập khẩu muốn tự mình thực hiện tái chế hoặc thuê đơn vị tái chế để thực hiện tái chế thì nhà sản xuất, nhập khẩu hoặc đơn vị tái chế được thuê phải có công nghệ, thiết bị tái chế phù hợp để đáp ứng quy cách tái chế bắt buộc; tuân thủ các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường như: có công trình, biện pháp bảo vệ môi trường; có giấy phép môi trường; tuân thủ các quy định về quan trắc, xử lý chất thải.v.v… Trường hợp doanh nghiệp tự thực hiện tái chế mà không đáp ứng quy cách tái chế bắt buộc; không tuân thủ quy định của pháp luật bảo vệ môi trường thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Vạn Lợi – Từng bước vững mạnh hướng tới nền công nghiệp xanh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO