Truyền cảm hứng bảo tồn đa dạng sinh học

26/03/2018 18:05

(TN&MT) - Ngày 26/3, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Anh hùng dạng sinh học ASEAN. Tham dự có ông Roberto V. Oliva, Giám đốc Trung tâm Đa dạng sinh học ASEAN,...

(TN&MT) - Ngày 26/3, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Anh hùng dạng sinh học ASEAN. Tham dự có ông Roberto V. Oliva, Giám đốc Trung tâm Đa dạng sinh học ASEAN, ông Phạm Anh Cường, Cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học, Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) cùng nhiều tổ chức, đoàn thể và học sinh trường Đại học TN&MT.

Diễn đàn lần này là khởi đầu của một chuỗi ba Diễn đàn cấp vùng về Anh hùng ĐDSH nhằm thu hút những tổ chức,cá nhân chủ chốt từ các ngành khác nhau - báo chí truyền thông, trường đại học, cơ sở nghiên cứu học thuật, cơ quan chính phủ, các tổ chức tư nhân, và giới trẻ chung tay bảo vệ đa dạng sinh học.
 
Lãnh đạo TCMT và Trung tâm ĐDSH Asean tặng hoa cho các anh hùng
 
Tại diễn đàn, các anh hùng đa dạng sinh học đến từ 4 nước Lào, Myanma, Thái Lan và Việt Nam đã kể những câu chuyện về con đường đến với đa dạng sinh học cũng như những sáng kiến, kinh nghiệm trong việc bảo tồn. Theo TS. Nonn Panitvong, Anh hùng đa dạng sinh học Thái Lan, điều ông muốn gửi đến diễn đàn là bảo vệ đa dạng sinh học nằm trong tay thế hệ trẻ. Chúng ta cần phải chuyển tải thật nhiều thông tin về động thực vật tới cộng đồng. Việc này sẽ dễ dàng hơn khi chúng ta thành lập nên các câu lạc bộ, các nhóm hoạt động liên quan. 
 
Trước đây rất ít người dân Thái Lan phân biệt được các loài cá, loài rắn. Tuy nhiên, điều này đã được cải thiện khi ông cùng những người bạn thành lập ra trang web Siamensis.org. Trang web này đã giúp những người truy cập phân biệt được các loài động thực vật có ở Thái Lan, hiểu sâu hơn về nguồn gốc sinh học của loài này. Trang web này đã nối người dân xích lại gần hơn với các loài sinh vật học, từ đó nâng cao nhận thức về bảo vệ đa dạng sinh học. Đồng thời, phá vỡ rào cản giữa các bên nghiên cứu khoa học , các tổ chức chính phủ giúp cho việc bảo vệ đa dạng sinh học được dễ dàng hơn. Đến nay, ông cùng với các đồng nghiệp đã phát hiện được hơn 50 loài mới. Gần đây nhất là phát hiện ra loài giun dẹt là loài  xâm hại  có hại cho cộng đồng. Chỉ sau 1 đêm thông tin được đăng tải đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân cũng như chính phủ.
 
Mang đến diễn đàn kinh nghiệm về việc bảo tồn, phát triển rừng ngập mặn, ông TS. Maung Maung Kyi , Anh hùng đa dạng sinh học nước Myanma nhấn mạnh, ông đã trồng 5 triệu cây ngập mặn, tạo hệ sinh thái để các loài chim quay trở lại. Và kết quả rất khả quan. Vì vậy thông điệp ông muốn gửi đến các bạn trẻ là: Cho dù hệ sinh thái bị phá hủy thì chúng ta cũng đừng sợ, chúng ta có thể tái tạo lại nếu chúng ta nỗ lực. Cùng quan điểm này, anh hùng đa dạng sinh học Lào, ông Nitsavanh Loungkhot Pravongviengkham cho biết, ông bắt đầu đến với đa dạng sinh học bằng việc trông cây nông nghiệp, trồng rừng song song với đó là mua lại hơn 2114 ha đất của người dân để làm trang trại sinh thái, bảo vệ sông Nam Suang. Ngay từ những năm 2000 ông đã tổ chức các hoạt động trồng cây, thả cá giống vào con sông này. Sau một thời gian rừng được phục hồi, chuỗi thức ăn được làm giàu. Kết quả hơn 10 nghìn loài chim di cư đã trở về vùng này, vịt trời, thủy sinh đã xuất hiện ở con sông này. Với những nỗ lực của mình năm 2012 ông đã được thị trưởng ủy quyền cho việc bảo tồn hệ thống sông Nam suang với chiều dài 2km rộng là 200m…   
 
Diễn đàn anh hùng đa dạng sinh học Asean

Đại diện cho Việt Nam, anh hùng đa dạng sinh học GS.TS Đặng Huy Huỳnh cho biết, ông đóng góp cho đa dạng sinh học bằng những nghiên cứu thiết thực. Ông đã nghiên cứu đánh giá hiện trạng tài nguyên đa dạng sinh học các hệ sinh thái khác nhau củabện pháp bảo vệ đa dạng sinh học không chỉ với Việt Nam mà còn đối với các nước Đông Dương, ASEAN. Ngoài ra, ông còn tổ chức xác lập cây di sản và đào tạo các cán bộ, nhà khoa học thanh niên… tham gia bảo tồn đa dạng sinh học.

Kết thúc ngày làm việc thứ nhất ông Roberto V. Oliva, Giám đốc Trung tâm Đa dạng sinh học ASEAN hy vọng, những chia sẻ trên sẽ được truyền cảm hứng để các bạn học sinh, các tổ chức, đoàn thể… có những hành động tích cực và chủ động nhằm bảo tồn đa dạng sinh học trong phạm vi ảnh hưởng của cá nhân mình. Và  chúng ta hãy trang bị hiểu biết để đóng vai trò như những sứ giả của sự thay đổi vì mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học. Chúng ta cần phải cùng nhau nỗ lực, làm sao để vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học được hiểu rõ, và được chú trọng, hơn nhiều lần so với hiện nay.

Ngày mai, 27/3, đoàn sẽ đi thực địa tại Vườn quốc gia Cúc Phương.
 

   Khu vực ASEAN được trời ban cho những hệ sinh thái và mức độ đa dạng sinh học vô cùng phong phú. Mặc dù chỉ chiếm 3% diện tích lục địa của trái đất, nhưng khu vực của chúng ta chứa đựng đến 4 điểm nóng về đa dạng sinh học, và có đến 3 trong số 17 quốc gia Siêu đa dạng (Mega Diverse Nations) là các nước thuộc khu vực ASEAN, đó là Indonesia, Malaysia và Phillipines…Mặc dù vậy, khu vực của chúng ta cũng đang phải đối mặt với những mối đe dọa vô cùng to lớn. Những con số thống kê đã phỏng đoán rằng một số vùng trong khu vực của chúng ta có thể sẽ bị mất từ 70-90% các hệ sinh thái và từ 13 - 42% số loài vào năm 2100.
    
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Truyền cảm hứng bảo tồn đa dạng sinh học
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO