(TN&MT) - Do cần đợi kết quả thu thập chứng cứ từ các sở ngành liên quan, Hội đồng xét xử TAND TP. HCM đã quyết định tạm đình chỉ vụ Vinasun kiện Grab.
Ngày 07/03, TAND TP. HCM đã ban hành Quyết định số 132/2018/QĐST-KDTM tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự về việc tranh chấp bồi thường hại ngoài hợp đồng giữa Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) với Công ty TNHH Grab Taxi Việt Nam.
Lý do tạm đình án được TAND TP. HCM chỉ đưa ra là vì phải đợi kết quả thu thập chứng cứ từ Sở Giao thông Vận tải TP. HCM, Sở Kế hoạch Đầu tư TP. HCM và Bộ Giao thông vận tải mới giải quyết được vụ án.
Vụ án được đình chỉ bắt đầu từ ngày 07/03/2018 và được tiếp tục giải quyết khi lý do tạm đình chỉ không còn và có quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự của tòa án.Cách đây một tháng, sau 02 ngày xét xử, HĐXX đã tạm dừng phiên tòa, yêu cầu các đương sự cung cấp thêm chứng cứ về giấy phép đăng ký kinh doanh, hình thức hoạt động, số liệu liên quan.
Trước đó, vào tháng 06/2017, Vinasun chính thức đệ đơn kiện Grab ra tòa vì cho rằng ''đối thủ'' đã có những phương thức cạnh tranh không lành mạnh, khuyến mãi tràn lan, phá giá… gây ảnh hưởng và thiệt hại cho taxi truyền thống như Vinasun.
Kèm theo đơn, Vinasun cung cấp cho tòa nhiều chứng cứ để chứng minh Grab kinh doanh vi phạm pháp luật tại Việt Nam gồm văn bản, hình ảnh và hàng chục video...
Trên cơ sở đó, Vinasun yêu cầu tòa buộc Grab phải kinh doanh dựa trên pháp luật về cạnh tranh công bằng. Đồng thời, Vinasun yêu cầu bồi thường gần 42 tỷ đồng.
Trong khi đó, phía Grab đề nghị tòa bác yêu cầu không có cơ sở của phía Vinasun vì chưa cung cấp được bằng chứng chứng minh hoạt động của Grab gây thiệt hại. Cũng như Vinasun phải khiếu nại quyết định cho phép đề án thí điểm lên Bộ Giao thông vận tải hoặc khiếu kiện hành chính chứ không phải vụ kiện này.Trao đổi với PV Báo Tài nguyên và Môi trường liên quan đến quyết định tạm đình chỉ vụ án, ông Jerry Lim - Giám đốc Grab Việt Nam cho biết, tòa án ghi nhận Grab đã cung cấp tất cả tài liệu và chứng cứ cần thiết theo yêu cầu của tòa án vào lúc 7h40 sáng ngày 07/03.
Vị này cũng cho biết, trong phiên xử ngày 07/02/2018, tòa cũng yêu cầu phía Vinasun cung cấp chứng cứ cần thiết và hợp lệ để chứng minh cho các cáo buộc của đơn vị này nhưng đến nay phía Vinasun chưa nộp bổ sung bất cứ tài liệu nào theo yêu cầu của tòa.
''Trong một thời gian dài, Vinasun đã nhiều lần kiến nghị các cơ quan Chính phủ chấm dứt đề án thí điểm. Tuy nhiên, Chính phủ đã khuyến khích Vinasun nắm bắt, tận dụng công nghệ và đổi mới, đồng thời, hợp tác cùng các đơn vị cung cấp ứng dụng kết nối như Grab Việt Nam để thực hiện chương trình mà quốc gia hướng tới - nền công nghiệp 4.0'', ông Jerry Lim cho biết.
''Xây dựng các khuôn khổ pháp lý và quản lý đối với dịch vụ xe hợp đồng điện tử là một công việc phức tạp và đòi hỏi sự suy xét cẩn trọng trên nhiều phương diện. Chúng tôi sẽ kiên quyết bảo vệ uy tín và quyền lợi hợp pháp của mình trước những cáo buộc từ phía Vinasun'', đại diện phía Grab Việt Nam khẳng định.
Ngày 07/03, TAND TP. HCM đã ban hành Quyết định số 132/2018/QĐST-KDTM tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự về việc tranh chấp bồi thường hại ngoài hợp đồng giữa Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) với Công ty TNHH Grab Taxi Việt Nam.
Lý do tạm đình án được TAND TP. HCM chỉ đưa ra là vì phải đợi kết quả thu thập chứng cứ từ Sở Giao thông Vận tải TP. HCM, Sở Kế hoạch Đầu tư TP. HCM và Bộ Giao thông vận tải mới giải quyết được vụ án.
Vụ án được đình chỉ bắt đầu từ ngày 07/03/2018 và được tiếp tục giải quyết khi lý do tạm đình chỉ không còn và có quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự của tòa án.Cách đây một tháng, sau 02 ngày xét xử, HĐXX đã tạm dừng phiên tòa, yêu cầu các đương sự cung cấp thêm chứng cứ về giấy phép đăng ký kinh doanh, hình thức hoạt động, số liệu liên quan.
Trước đó, vào tháng 06/2017, Vinasun chính thức đệ đơn kiện Grab ra tòa vì cho rằng ''đối thủ'' đã có những phương thức cạnh tranh không lành mạnh, khuyến mãi tràn lan, phá giá… gây ảnh hưởng và thiệt hại cho taxi truyền thống như Vinasun.
Kèm theo đơn, Vinasun cung cấp cho tòa nhiều chứng cứ để chứng minh Grab kinh doanh vi phạm pháp luật tại Việt Nam gồm văn bản, hình ảnh và hàng chục video...
Trên cơ sở đó, Vinasun yêu cầu tòa buộc Grab phải kinh doanh dựa trên pháp luật về cạnh tranh công bằng. Đồng thời, Vinasun yêu cầu bồi thường gần 42 tỷ đồng.
Trong khi đó, phía Grab đề nghị tòa bác yêu cầu không có cơ sở của phía Vinasun vì chưa cung cấp được bằng chứng chứng minh hoạt động của Grab gây thiệt hại. Cũng như Vinasun phải khiếu nại quyết định cho phép đề án thí điểm lên Bộ Giao thông vận tải hoặc khiếu kiện hành chính chứ không phải vụ kiện này.Trao đổi với PV Báo Tài nguyên và Môi trường liên quan đến quyết định tạm đình chỉ vụ án, ông Jerry Lim - Giám đốc Grab Việt Nam cho biết, tòa án ghi nhận Grab đã cung cấp tất cả tài liệu và chứng cứ cần thiết theo yêu cầu của tòa án vào lúc 7h40 sáng ngày 07/03.
Vị này cũng cho biết, trong phiên xử ngày 07/02/2018, tòa cũng yêu cầu phía Vinasun cung cấp chứng cứ cần thiết và hợp lệ để chứng minh cho các cáo buộc của đơn vị này nhưng đến nay phía Vinasun chưa nộp bổ sung bất cứ tài liệu nào theo yêu cầu của tòa.
''Trong một thời gian dài, Vinasun đã nhiều lần kiến nghị các cơ quan Chính phủ chấm dứt đề án thí điểm. Tuy nhiên, Chính phủ đã khuyến khích Vinasun nắm bắt, tận dụng công nghệ và đổi mới, đồng thời, hợp tác cùng các đơn vị cung cấp ứng dụng kết nối như Grab Việt Nam để thực hiện chương trình mà quốc gia hướng tới - nền công nghiệp 4.0'', ông Jerry Lim cho biết.
''Xây dựng các khuôn khổ pháp lý và quản lý đối với dịch vụ xe hợp đồng điện tử là một công việc phức tạp và đòi hỏi sự suy xét cẩn trọng trên nhiều phương diện. Chúng tôi sẽ kiên quyết bảo vệ uy tín và quyền lợi hợp pháp của mình trước những cáo buộc từ phía Vinasun'', đại diện phía Grab Việt Nam khẳng định.