Tìm giải pháp tối đa, ưu tiên cao nhất không để người dân Quảng Nam, Đà Nẵng thiếu nước

15/11/2018 13:04

(TN&MT) - Sáng 15/11, Cục Quản lý Tài nguyên nước (Bộ TN&MT) đã có buổi làm việc với với các công ty khai thác công trình thủy lợi, các nhà máy nước và đại diện các nhà máy thủy điện tại hai tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng, để nắm bắt được thực trạng cấp nước, nhiễm mặn sông Cầu Đỏ, việc vận hành các hồ chứa nước thủy điện, hệ thống đập dâng An Trạch.

Cục Quản lý Tài nguyên nước (Bộ TN&MT) đã có buổi làm việc với với các công ty khai thác công trình thủy lợi, các nhà máy nước và đại diện các nhà máy thủy điện tại hai tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng
Cục Quản lý Tài nguyên nước (Bộ TN&MT) đã có buổi làm việc với với các công ty khai thác công trình thủy lợi, các nhà máy nước và đại diện các nhà máy thủy điện tại hai tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng


Tại buổi làm việc, ông Hồ Hương- Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cấp nước Đà Nẵng (Dawaco) cho biết, sở dĩ xảy ra tình trạng thiếu nước vì độ mặn trên sông Cầu Đỏ tăng đột biến. Đồng thời, các hồ thủy điện phía đầu nguồn đã ngang mực nước chết nên không thể cung cấp nước để nhà máy hoạt động đầy đủ.

Cũng theo ông Hương, Trạm bơm An Trạch có 6 máy bơm, trong đó, có 4 máy chạy và 2 máy dự phòng. Trường hợp vận hành đủ 4 máy bơm theo công suất thiết kế thì tổng công suất dao động từ 196.000m3/ngày đêm đến 217.000m3/ngày đêm. Bên cạnh đó, tuyến ống truyền tải nước thô từ trạm bơm An Trạch về nhà máy nước Cầu Đỏ được thiết kế công suất 210.000m3/ngày đêm. Trong trường hợp vận hành quá tải trong khoảng thời gian dài có thể ảnh hưởng đến an toàn của tuyến ống này.

Từ đây cho thấy, nước thô từ Trạm bơm An Trạch dù đạt 217.000m3/ngày đêm nhưng với tuyến ống như vậy, lượng nước đến Nhà máy nước Cầu Đỏ cao nhất chỉ suất 210.000m3/ngày đêm. Lượng nước thiếu hụt so với nhu cầu phải lấy tại Nhà máy nước Cầu Đỏ trong các thời điểm độ mặn dao động 200 - 1.000mg/l, Dawaco phải tiến hành pha trộn với nguồn nước bơm về từ Trạm bơm An Trạch.

Ông Châu Trần Vĩnh- Phó Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước (Bộ TN&MT) cũng nhận định mùa lũ năm nay rất đặc biệt và đề nghị tìm giải pháp tối đa, ưu tiên cao nhất không để người dân thiếu nước
Ông Châu Trần Vĩnh- Phó Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước (Bộ TN&MT) cũng nhận định mùa lũ năm nay rất đặc biệt và đề nghị tìm giải pháp tối đa, ưu tiên cao nhất không để người dân thiếu nước


Theo báo cáo của Dawaco, nhu cầu dùng nước trên địa bàn TP. Đà Nẵng mỗi ngày đêm khoảng 270.000m3. Khi nguồn nước tại sông Cầu Đỏ bị nhiễm mặn, nhiều cơ sở kinh doanh, người dân tích trữ nước tối đa để sử dụng. Đồng thời, Dawaco tiến hành cắt nước luân phiên có thể là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng thiếu nước diễn ra trên diện rộng thời gian qua.

Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng cho biết thêm, thời gian thiếu nước tại TP. Đà Nẵng từ ngày 4 đến 7/11. Trong khoảng thời gian này, độ mặn trên sông Cầu Đỏ thường xuyên duy trì ở mức cao (>1.000mg/l), đỉnh độ mặn đạt 4.374mg/l vào lúc 20h ngày 5/11. Do sự xâm nhập mặn, ngày 31/10 đến 9/11, Công ty Cổ phần Thủy điện Đak Mi đã xả nước qua cổng xả sau thân đập để đáp ứng nhu cầu nguồn nước thô cấp cho TP. Đà Nẵng trong suốt thời kỳ nguồn nước tại sông Cầu Đỏ bị nhiễm mặn. Nhờ sự phối hợp này đã góp phần nâng mực nước tại đập dâng An Trạch lên trên mực nước chết.

Cũng tại buổi làm việc, đại diện thủy điện Đăk Mi 4 cho biết, theo văn bản của Cục Tài nguyên nước thì Đăk Mi 4 đã thực hiện xả nước về hạ du. Số liệu ngày 15/11 vẫn xả 3,2m3/s, hồ hiện đang dưới mực nước chết 0,6m. Phía đại diện thủy điện Đăk Mi 4 cũng kiến nghị điều chỉnh sản lượng phát điện tháng 11, 12 do thiếu nước.

Ông Hồ Hương- Tổng Giám đốc công ty Cổ phần Cấp nước Đà Nẵng (Dawaco) cho biết, sở dĩ xảy ra tình trạng thiếu nước vì độ mặn trên sông Cầu Đỏ tăng đột biến
Ông Hồ Hương- Tổng Giám đốc công ty Cổ phần Cấp nước Đà Nẵng (Dawaco) cho biết, sở dĩ xảy ra tình trạng thiếu nước vì độ mặn trên sông Cầu Đỏ tăng đột biến


Trong khi đó, đại diện thủy điện A Vương thì cho rằng, từ đầu mùa mưa năm nay, mưa trên lưu vực sông Vu Gia thấp nhất từ năm 1977 đến giờ, dòng chảy giảm dần. Thủy điện A Vương cũng nhận định, trong thời gian sắp tới hiện tượng thiếu nước còn khó khan hơn. Hiện tại hồ chứa cao hơn mực nước chết 1,1m. Vào khoảng thời gian nhiễm mặn của Đà Nẵng vừa qua, thì có tăng phát để xả cho hạ du vì liên tiếp ở quanh mực nước chết nhưng không đáng kể.

Phía Thủy điện A Vương cũng đã có trao đổi với Dawaco thì đã vận hành xả nước dù dưới mực nước chết. Trong mùa mưa năm 2018 này rất ít nhưng có lượng mưa ít dưới lưu vực hồ. Nếu trên lưu vực A Vương tiếp tục không có mưa thì nguy cơ là mùa cạn năm 2019 hạn nặng. Thủy điện A Vương cũng kiến nghị, cần có phương án tích nước, bởi viễn cảnh mùa khô tới sẽ rất gay gắt, sẽ khó cả việc cấp nước cho hạ du và đảm bảo an ninh năng lượng.

Đại diện thủy điện A Vương thì cho rằng, từ đầu mùa mưa năm nay, mưa trên lưu vực sông Vu Gia thấp nhấp từ năm 1977 đến giờ, dòng chảy giảm dần
Đại diện thủy điện A Vương thì cho rằng, từ đầu mùa mưa năm nay, mưa trên lưu vực sông Vu Gia thấp nhấp từ năm 1977 đến giờ, dòng chảy giảm dần


Đại diện Thủy điện Sông Bung 4 cho biết thêm, được vận hành 9/2014, năm này bằng 26% lượng nước những năm trước đây, lượng nước về rất thấp. Từ ngày 16/10/2018 đến 14/11/2018, đã tách khỏi thị trường không phát điện, không phát tích nước được 64 triệu m3 còn thiếu 170m3. Sau khi biết tình hình thiếu nước của Đà Nẵng thì đã phát trở lại từ 14/11. Phía Thủy điện Sông Bung 4 cũng nhận định, năm 2019 sẽ thiếu nước nghiêm trọng hơn, nếu giờ tiếp tục xả nước thì năm sau sẽ càng khó.

Đại diện Thủy điện sông Tranh thì cho rằng, lưu lượng về hồ tháng 10 là 70m3/s bằng 27% trung bình nhiều năm, rất là kiệt. Tháng 11, lũ chính vụ còn 43,5m3/s, bằng 10% trung bình nhiều năm. So với chuỗi thủy văn 45 năm thì đây là thấp kỷ lục. Nếu lưu lượng về hồ bằng 50% trung bình nhiều năm thì nước ở cao trình 170m. Với tình hình như vậy đã có văn bản gửi cho điều độ và tỉnh Quảng Nam là phải giảm phát điện, tích nước hồ chứa đảm bảo hồ chứa năm 2019. Hiện tại, tình hình nhiễm mặn Hội An, Duy Xuyên rất nặng nề. Chính vì vậy, cần phải tiết kiệm nước tối đa trước mắt là vụ Đông Xuân, nếu không sẽ mất trắng.

Ông Vĩnh khẳng định, sẽ phải là ưu tiên cao nhất cao nhất nước sinh hoạt cho người dân
Ông Vĩnh khẳng định, sẽ phải là ưu tiên cao nhất cao nhất nước sinh hoạt cho người dân


Tại buổi làm việc, ông Châu Trần Vĩnh- Phó Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước (Bộ TN&MT) cũng nhận định mùa lũ năm nay rất đặc biệt. Cơ bản chỉ có sông Bung 4 trên mực nước chết nếu không có biện pháp. Phía Bộ TN&MT lo là đến 1/9/2019, tức vụ hè thu năm sau. Còn vụ Đông Xuân năm nay hy vọng còn lũ tiểu mãn, còn có mưa. “Tất cả lưu lượng, dung tích cả hồ thủy lợi thấp hơn 70-80%. Nguy cơ rất cao xảy ra hạn hán trên lưu vực Vu Gia - Thu Bồn. Vì vậy 4 hồ chứa lớn phải hết sức lưu ý, phối hợp chặt chẽ với Quảng Nam - Đà Nẵng. Phải chủ động có phương án tích nước dài hơi”- ông Vĩnh nhấn mạnh. 

Liên quan đến việc quản lý vận hành hệ thống nhà máy nước của Dawaco, ông Vĩnh cho hay, chúng tôi đã có một buổi đi khảo sát thực tế liên quan đến việc đảm bảo nguồn nước cho nhà máy nước Cầu Đỏ nói riêng cũng như đảm bảo nguồn nước hạ lưu sông Vu Gia. Trong thời gian từ đầu mùa lũ tới giờ, nhận thấy rằng, việc đảm bảo nguồn nước trong thời gian vừa qua cho hạ du của sông Vu Gia, nhất là TP. Đà Nẵng, đặc biệt là đảm bảo nguồn nước cho nhà máy nước Cầu Đỏ là đảm bảo. Còn việc có hai đợt nhà máy nước liên quan đến thiếu nước do nhiễm mặn cao có liên quan đến giải pháp vận hành của nhà máy. Ông Vĩnh đề nghị sớm có giải pháp để nâng cao hiệu quả vận hành, đảm bảo được nguồn nước đươc cấp liên tục và ổn định cho người dân.

Ông Vĩnh khẳng định, sẽ phải là ưu tiên cao nhất cao nhất nước sinh hoạt cho người dân. Trên cơ sở kết quả số liệu đã báo cáo, đề nghị giải pháp cao nhất vẫn là lấy nước ở An Trạch, xong sử dụng nước có tiết kiệm và những biện pháp tuyên truyền hiệu quả, bởi nhiều nơi đang lãng phí nguồn nước.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tìm giải pháp tối đa, ưu tiên cao nhất không để người dân Quảng Nam, Đà Nẵng thiếu nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO